Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Ngoại thương

Ngành Quản trị kinh doanh luôn đứng TOP những ngành học thuộc khối ngành Kinh tế được nhiều thí sinh yêu thích và đăng ký lựa chọn trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Lý do đa số là vì ngành học này có cơ hội việc làm rất đa dạng, vừa ra trường đã có thể lên làm sếp người khác. Nếu bạn đang mong muốn theo học ngành Quản trị kinh doanh thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về ngành học này tại FTU nhé!

1. Đại học Ngoại thương tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh qua 6 phương thức

1.1. Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho những thí sinh thuộc các đối tượng đặc biệt

Thí sinh thuộc 1 trong 3 đối tượng sau:

Đối tượng 1: Thí sinh tham gia hoặc đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia/kỳ thi KHKT cấp quốc gia môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường (bao gồm Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật).

Đối tượng 2: Thí sinh đạt từ giải ba trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố (lớp 11 hoặc lớp 12) môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường  (bao gồm Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật).

Đối tượng 3: Thí sinh học hệ chuyên các môn chuyên Toán – Tin, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật (trúng tuyển vào hệ chuyên, lớp chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/chuyên)

Thời gian tuyển sinh: Dự kiến 22/5 – 31/5/2023. Kết quả được công bố trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đăng ký trực tuyến thông qua hệ thống website của trường và nộp hồ sơ theo thông báo tuyển sinh theo quy định.

1.2. Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên

Thí sinh thuộc 1 trong 3 đối tượng sau:

Đối tượng 1: Thí sinh thuộc hệ chuyên, lớp chuyên Toán – Tin, Lý, Hóa, Văn và Ngoại ngữ của các trường THPT trọng điểm quốc gia/chuyên

Đối tượng 2: Thí sinh hệ không chuyên; hoặc hệ chuyên lớp chuyên (khác với các tổ hợp môn xét tuyển của Nhà trường)

Đối tượng 3: Thí sinh (hệ chuyên và không chuyên) có các chứng chỉ năng lực quốc tế SAT, ACT hoặc A-level

Lưu ý áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và các chương trình Chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại.

Thời gian tuyển sinh: Dự kiến 22/5 – 31/5/2023. Kết quả được công bố trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đăng ký trực tuyến thông qua hệ thống website của trường và nộp hồ sơ theo thông báo tuyển sinh của Nhà trường.


1.3. Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại

Thời gian tuyển sinh: Dự kiến cuối tháng 7/2023 ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Thí sinh đăng ký trực tuyến thông qua hệ thống website của trường và nộp hồ sơ theo thông báo tuyển sinh của Nhà trường.

1.4. Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế

Thời gian tuyển sinh: Dự kiến tháng 8/2023

Thí sinh đăng đăng ký trực tuyến trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT

1.5. Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TPHCM tổ chức trong năm 2023 (áp dụng cho 5 chương trình tiêu chuẩn)

Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đạt 100/150 điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội và 850/1200 điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM

Thời gian tuyển sinh:

  • Đợt 1: Từ 22/5 – 31/5/2023
  • Đợt 2: Tháng 7/2023

1.6. Phương thức 6: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT

Thời gian nộp hồ sơ: Dự kiến từ ngày 22/5 – 30/6/2023

2. Các chuyên ngành 

2.1. Tổng quan ngành QTKD tại Đại học Ngoại thương

Sinh viên được trang bị những kiến thức về quản trị, kinh doanh trong môi trường kinh doanh quốc tế, kỹ năng giải quyết, xử lý những vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hoạch định chiến lược kinh doanh, quản lý tác nghiệp, tổ chức kinh doanh,…

Thời gian đào tạo chương trình cử nhân ngành QTKD là 4 năm. 

2.2. Chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế trong lĩnh vực QTKD tại Đại học Ngoại thương

Ngành QTKD tại FTU có 1 chuyên ngành duy nhất là Quản trị kinh doanh quốc tế bao gồm 3 chương trình đào tạo là chương trình tiêu chuẩn, chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao.

Học chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, sinh viên được trang bị khối kiến thức đa dạng về ngành kinh tế và chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế như:

Hiểu biết, phân biệt được những vấn đề cơ bản của kinh doanh và quản trị kinh doanh trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Các kiến thức cơ bản của ngành kinh tế như kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, toán cao cấp, kinh tế lượng… từ đó ứng dụng vào thu thập, xử lý thông tin, xây dựng các mô hình kinh tế, phân tích các hiện tượng kinh tế, cách thức vận hành của nền kinh tế thị trường…

Kiến thức nền tảng của ngành kinh doanh và quản trị trị kinh doanh theo các chức năng cụ thể như quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị marketing, quản trị chiến lược, kế toán, thương mại điện tử…

Kiến thức chuyên sâu trong hoạch định chiến lược kinh doanh, tài chính; xây dựng hệ thống lương thưởng, đãi ngộ của nhân viên; quản trị chất lượng, quản trị hoạt động sản xuất; kế toán; tổ chức và quản lý; xây dựng, phát triển thương hiệu, kênh thương mại điện tử…

Bên cạnh đó, ngành QTKD tại FTU còn bao gồm 7 bộ môn: Bộ môn Phát triển kỹ năng, Bộ môn Thống kê, Bộ môn Thương mại điện tử, Bộ môn Quản trị chiến lược và khởi nghiệp, Bộ môn Quản trị Tài chính, Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực và Bộ môn Quản trị sản xuất và tác nghiệp.

Đọc thêm: Các chuyên ngành trong ngành Quản trị kinh doanh

"Sức hút" ngành học Quản trị kinh doanh với thế hệ trẻ hiện nay

3. Điểm chuẩn qua các năm 

Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh 2021 Đại học Ngoại thương được dự báo sẽ giao động nhẹ quanh mức điểm năm 2020 dưới đây .

Khối A00 :

Năm 2017: 28 điểm

Năm 2018: 24.1 điểm

Năm 2019: 26.25 điểm

Năm 2020: 27.95 điểm

Năm 2021: 28.45 điểm

Năm 2022: 28.2 điểm

Khối A01, D01, D03, D04, D06, D07 :

Năm 2017: 27 điểm

Năm 2018: 23.6 điểm

Năm 2019: 25.75 điểm

Năm 2020: 27.45 điểm

Năm 2021: 27.95 điểm

Năm 2022: 27.7 điểm

4. Học phí 

Năm học 2023 - 2024, Trường đại học Ngoại thương dự kiến tăng học phí hầu hết chương trình đào tạo, cụ thể:

  • Học phí dự kiến năm học 2023 - 2024 với chương trình đại trà là 25 triệu đồng/năm.
  • Học phí chương trình chất lượng cao dự kiến là 45 triệu đồng/năm, tăng 5 triệu đồng.
  • Học phí chương trình tiên tiến dự kiến là 70 triệu đồng/năm, tăng 10 triệu.

Nhà trường cho biết dự kiến học phí của các chương trình được điều chỉnh hằng năm không quá 10%/năm.

5. Cơ hội việc làm ra trường 

Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí nhân viên, cán bộ quản lý tại các phòng ban (phòng kế hoạch, phòng nhân sự, phòng quản lý sản xuất, tài chính, phòng quản lý chất lượng, phòng marketing,…) tại các tổ chức, doanh nghiệp, dự án; trở thành chuyên gia về quản trị kinh doanh và kinh doanh quốc tế; khởi sự và trở thành người lãnh đạo doanh nghiệp; hay tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục về lĩnh vực Quản trị kinh doanh quốc tế,…

Bên cạnh đào tạo các kiến thức chuyên môn của ngành, Đại học Ngoại thương xây dựng khung chương trình đào tạo theo hướng đa dạng các lĩnh vực của ngành Kinh tế, giúp mở rộng kiến thức, từ đó có khả năng đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau bên cạnh chuyên ngành đào tạo chính.

Việc làm cho sinh viên:

Việc làm Nhân viên nhân sự mới nhất

Việc làm Nhân viên kế hoạch mới nhất

Việc làm Quản lý sản xuất mới nhất

Việc làm Chuyên viên tư vấn tài chính mới nhất

6. Tại sao nên chọn ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Ngoại thương

6.1. Môi trường học tập lý tưởng

Được mệnh danh là Khoa có những giáo viên tâm lý nhất, “Luôn luôn lắng nghe- luôn luôn thấu hiểu” sinh viên – các giảng viên khoa QTKD đều cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy liên tục cập nhật thông tin, đảm bảo bài giảng hấp dẫn, gắn lý thuyết với thực tiễn. Đội ngũ giảng viên đã áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, khuyến khích tinh thần tự học, tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.

6.2. Hoạt động ngoại khóa sôi nổi

“Work Hard – Play Harder” – “Nỗ lực hết sức, vui chơi hết mình” đã trở thành khẩu hiệu của những sinh viên khoa QTKD năng động đầy nhiệt huyết tuổi trẻ. Có thể điểm qua một số chương trình, hoạt động ngoại khóa hết sức hấp dẫn của Khoa QTKD như: FBA’s Got Talent, Prom Night – Đêm Vũ hội thường niên của CTTT và CLC,… là những chương trình mang tính giải trí cao, giúp các bạn sinh viên được “bùng cháy” sau những giờ học tập căng thẳng.

Ngoài ra, khoa QTKD còn phối hợp với những Tập đoàn lớn trong và ngoài nước, tổ chức những chương trình trí tuệ, đem lại cho sinh viên những cơ hội được tiếp xúc, làm việc trong môi trường thử thách thực sự như FBA Innovation Challenge, Wilmar CLV Awards,… Đặc biệt, trong cuộc thi Wilmar CLV Awards 2015 vừa qua, khoa QTKD vinh dự khi có đến 2 sinh viên xuất sắc đạt giải Nhất toàn quốc và nhận được những cơ hội thực tập vô cùng giá trị tại tập đoàn Wilmar International – tập đoàn khổng lồ hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực nông nghiệp – xuất khẩu.

6.3. Cơ hội chuyển tiếp và học bổng du học vô cùng giá trị

Là một trường Đại học đi đầu trong việc giảng dạy và đào tạo, sinh viên của trường, đặc biệt là sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh luôn được Khoa và các thầy cô chú ý đầu tư chăm chút về mọi mặt, đặc biệt trong việc tìm kiếm các cơ hội chuyển tiếp hay học bổng du học. Sinh viên Quản trị Kinh doanh đã và đang có các cơ hội chuyển tiếp tại rất nhiều trường Đại học lớn ở Anh, Úc, Mỹ,… như trường Đại học  bang California, Fullerton (Hoa Kỳ), Đại học Minot State University (Hoa Kỳ), Charleston College (Hoa Kỳ), Đại học Griffith (Australia), Đại học Macquarie (Australia), Đại học FHNW – University of Applied Sciences Northwestern Switzerland (Thụy Sỹ), BI Norwegian Business School (Nauy), Đại học Northampton (Anh), Đại học Huddersfield (Anh),…Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng hết sức chủ động và tích cực để tìm kiếm học bổng thạc sỹ ngay khi chưa tốt nghiệp, dưới sự giúp đỡ của các thầy cô Khoa Quản trị Kinh doanh.

7. Mức lương ngành QTKD

Kinh nghiệm làm việc luôn được coi là yếu tố tiên quyết cho mức lương cơ bản của ngành quản trị kinh doanh. Lương quản trị kinh doanh mới ra trường trung bình ở mức từ khoảng từ 8.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ.

Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh dành cho những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm, kiến thức chuyên sâu hơn sẽ trung bình ở mức 20.000.000 VNĐ đến 30.000.000 VNĐ. Mức lương cao nhất theo thống kê lên tới 80 triệu đồng/tháng với các vị trí quản lý, giám đốc trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh. 

Đại học Ngoại thương hiện là một trong những nơi học tập đáng mơ ước dành cho các bạn sinh viên có đam mê với ngành Quản trị kinh doanh.

Hi vọng với bài viết trên 1900 - tin tức việc làm  đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong cuộc sống.

>> Khám phá thêm các chuyên mục khác: 

Review các công ty hàng đầu

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!