Tòa nhà Lữ Gia, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, TP HCM
Mô tả công việc
- Tìm kiếm và tiếp nhận DATA thực hiện các cuộc gọi để tư vấn giải pháp quản lý của Sapo (POS/FNB/OMNI)
- Đối tượng khách hàng: các cửa hàng bán lẻ, thời trang, mỹ phẩm, kinh doanh online, thương mại điện tử và kinh doanh về dịch vụ ăn uống
- Tư vấn, hướng dẫn, demo giải pháp, chốt/triển khai hợp đồng với khách hàng qua điện thoại, email hoặc gặp trực tiếp khách hàng (trong trường hợp KH yêu cầu).
- Chăm sóc khách hàng trước và sau khi ký kết hợp đồng, chủ động thăm hỏi lại các khách hàng cũ.
- Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của Quản lý trực tiếp...
Yêu cầu công việc
- Nam/Nữ, tuổi từ 2003 - 1996. Tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên, chấp nhận sinh viên đang chờ bằng, đảm bảo làm full time
- Có kinh nghiệm bán hàng, sale, telesale, chăm sóc KH từ tối thiểu 3 tháng.
- Ứng viên có laptop và phương tiện đi lại
- Giao tiếp tốt, tư duy logic, có khả năng teamwork, biết lập kế hoạch làm việc và có kĩ năng thuyết trình.
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm trong công việc, định hướng rõ ràng không ngại học hỏi đào tạo.
Quyền lợi được hưởng
Quyền lợi đặc biệt khi là Sapoer
- Lương cơ bản 6-13M ( xét tăng lương 3 tháng/ lần) + Hoa hồng lũy tiến từ 5% - 30% + Thưởng triển khai ( dựa trên đầu số khách ký được) + hoa hồng thiết bị phần cứng + Phụ cấp đi lại.
- Thu nhập theo cơ chế chạy hiệu suất theo năng lực, không chặn trần.
- Lộ trình thăng tiến rõ ràng
- Được tham gia các khóa đào tạo từ các chuyên gia hàng đầu về Sale, Thương mại điện tử, Marketing online, Phần mềm
- Được bán sản phẩm uy tín, có thương hiệu cao và là sản phẩm dẫn đầu thị trường.
- Được hưởng Bảo hiểm Sapo Care của công ty.
Quyền lợi khác:
- BHXH đầy đủ theo luật lao động, nghỉ phép 12 ngày/năm và các ngày lễ
- Du lịch hàng năm với địa điểm hấp dẫn, thường xuyên tổ chức các hoạt động team building gắn kết cộng đồng, các hoạt động vui chơi giải trí cho nhân viên.
- Môi trường GenZ làm việc trẻ trung, năng động với chính sách đãi ngộ tốt, có nhiều cơ hội nâng cao năng lực bản thân và tăng thêm thu nhập.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực, đóng vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. EVN được thành lập theo Quyết định số 562/Q-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sắp xếp lại các nhiệm vụ thuộc Bộ Năng lượng. Năm 2006, EVN chuyển đổi mô hình hoạt động trở thành công ty mẹ - công ty con.
EVN có trách nhiệm xây dựng và sở hữu các nhà máy phát điện, hệ thống truyền tải điện, hệ thống phân phối, và quản lý vận hành lưới điện quốc gia, xuất nhập khẩu điện năng với các nước lân cận như Trung Quốc, Lào và Campuchia. EVN đảm bảo cung cấp điện để thực hiện kế hoạch vận hành theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật lao động hiện hành
Các hoạt động ngoại khóa
- Các hoạt động teambuilding
- Cắm trại
- Thể thao ngoài trời
Lịch sử thành lập
- Ngày 1/1/1995, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức ra mắt, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng trên toàn quốc.
- Hoàn thành việc nghiên cứu và thiết kế thành công máy biến áp 110 kV – 25.000 kVA.
- Năm 2003, Chế tạo thành công MBA 220 kV – 125 MVA.
- Năm 2005, Ngành Cơ khí điện lực đã tự sửa chữa MBA 500 kV và sản xuất thành công MBA 220 kV công suất 250 MVA.
- Trung tâm Điện lực Phú Mỹ được khánh thành với 6 nhà máy điện có tổng công suất 3.859 MW
- Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 258/2005/QĐ-TTg thành lập Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương)
- Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với 3 lĩnh vực kinh doanh chính là điện năng, cơ khí và viễn thông.
- Ngày 8/10/2007, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương có Quyết định số 299 QĐ/ĐUK về việc thành lập Đảng bộ Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, lấy tên là Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Ngày 4/7/2008, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) được thành lập với mô hình công ty TNHH MTV, do EVN sở hữu 100% vốn, gồm 4 công ty truyền tải 1, 2, 3, 4 và 3 Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam.
- Ngày 12/10/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1594/QĐ-TTg chính thức công nhận ngày 21/12 hàng năm là “Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam”.
- Tháng 4/2010, 5 Tổng công ty Điện lực đã ra mắt và chính thức đi vào hoạt động.
- Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Tên gọi sau khi chuyển đổi là: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
- Ngày 1/7/2012, Thị trường phát điện cạnh tranh chính thức được vận hành.
- Ngày 10/10/2013, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 7609/QĐ-BCT phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm”.
- Năm 2018, EVN bán đấu giá cổ phần Tổng Công ty phát điện 3 (GENCO 3)
- Năm 2019, vận hành thị trường điện bán buôn cạnh tranh
- Năm 2021, EVN bán đấu giá cổ phần Tổng Công ty phát điện 2 (GENCO 2)
Mission
Cung cấp điện với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn, đảm bảo trách nhiệm với môi trường và cộng đồng.