Mô tả công việc
- Thu thập, nghiên cứu và phân tích dữ liệu thị trường, đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vé máy bay, xu hướng kinh doanh trên thị trường
- Xác định thách thức và cơ hội kinh doanh của sản phẩm/công ty trong môi trường kinh doanh dịch vụ vé máy bay hiện tại
- Tìm kiếm, phân tích và xác định các đối tác cung cấp tiềm năng có nhu cầu tích hợp, hợp tác với công ty
- Xây dựng kế hoạch và tạo dựng, duy trì mối quan hệ lâu dài với các đối tác, doanh nghiệp hiện tại và tiềm năng
- Hiểu rõ nhu cầu của đối tác, tư vấn phương án hợp tác hoặc giải pháp sản phẩm, dịch vụ phù hợp của công ty tới đối tác
- Đàm phán chính sách, giá cả, điều khoản và điều kiện của hợp đồng hợp tác với đối tác để đạt được các thỏa thuận có lợi cho cả hai bên.
Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp Đại học trở lên các ngành quản trị kinh doanh, quản trị du lịch, kỹ thuật công nghệ có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Công ty hoặc các ngành liên quan.
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vé máy bay hoặc ngành du lịch.
- Có kiến thức về các hệ thống đặt vé là một lợi thế
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh/bán hàng B2B hoặc tương tự
- Có kiến thức liên quan đến mảng công nghệ hoặc thương mại điện tử
- Có kinh nghiệm trong mảng di động, nguồn/thiết bị viễn thông
- Hình thức ưa nhìn, sức khỏe tốt
- Có thể đi công tác trong và ngoài nước
Quyền lợi được hưởng
Quyền lợi:
- Lương tháng 13, thưởng cuối năm + thưởng dự án + thưởng lễ tết, sinh nhật và các khoản thưởng khác
- Được tặng quà, thăm hỏi nhân các dịp cưới hỏi, hiếu hỉ, ốm đau...
- Được hưởng các chế độ BHYT, BHXH, BHTN theo quy định nhà nước
- Được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm
- Được tham gia vào các hoạt động giải trí giữa giờ và sau giờ làm: như đọc sách, thi đấu bi lắc, chơi game trên PS4, thi đấu chơi game online như đế chế, liên minh huyền thoại, pubg, ...Xét tăng lương 2 lần/năm dựa trên hiệu quả công việc
- Du lịch hằng năm: Trong nước hoặc ngoài nước, teambuilding,..
Đào tạo:
- Cơ hội tiếp cận và học hỏi công nghệ tiên tiến
- Được trau dồi kiến thức khi được tìm hiểu và tham gia các dự án lớn
- Được hỗ trợ kinh phí học tập và đào tạo. Đồng thời nâng cao chuyên môn và kỹ năng mềm với các buổi seminar kỹ thuật, hội thảo kỹ năng tổ chức thường xuyên tại công ty
- Làm việc trong môi trường hiện đại, trẻ trung, văn hóa mở với nhiều hoạt động văn hóa tinh thần: du lịch, nghỉ dưỡng, party sự kiện...
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực, đóng vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. EVN được thành lập theo Quyết định số 562/Q-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sắp xếp lại các nhiệm vụ thuộc Bộ Năng lượng. Năm 2006, EVN chuyển đổi mô hình hoạt động trở thành công ty mẹ - công ty con.
EVN có trách nhiệm xây dựng và sở hữu các nhà máy phát điện, hệ thống truyền tải điện, hệ thống phân phối, và quản lý vận hành lưới điện quốc gia, xuất nhập khẩu điện năng với các nước lân cận như Trung Quốc, Lào và Campuchia. EVN đảm bảo cung cấp điện để thực hiện kế hoạch vận hành theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật lao động hiện hành
Các hoạt động ngoại khóa
- Các hoạt động teambuilding
- Cắm trại
- Thể thao ngoài trời
Lịch sử thành lập
- Ngày 1/1/1995, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức ra mắt, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng trên toàn quốc.
- Hoàn thành việc nghiên cứu và thiết kế thành công máy biến áp 110 kV – 25.000 kVA.
- Năm 2003, Chế tạo thành công MBA 220 kV – 125 MVA.
- Năm 2005, Ngành Cơ khí điện lực đã tự sửa chữa MBA 500 kV và sản xuất thành công MBA 220 kV công suất 250 MVA.
- Trung tâm Điện lực Phú Mỹ được khánh thành với 6 nhà máy điện có tổng công suất 3.859 MW
- Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 258/2005/QĐ-TTg thành lập Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương)
- Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với 3 lĩnh vực kinh doanh chính là điện năng, cơ khí và viễn thông.
- Ngày 8/10/2007, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương có Quyết định số 299 QĐ/ĐUK về việc thành lập Đảng bộ Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, lấy tên là Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Ngày 4/7/2008, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) được thành lập với mô hình công ty TNHH MTV, do EVN sở hữu 100% vốn, gồm 4 công ty truyền tải 1, 2, 3, 4 và 3 Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam.
- Ngày 12/10/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1594/QĐ-TTg chính thức công nhận ngày 21/12 hàng năm là “Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam”.
- Tháng 4/2010, 5 Tổng công ty Điện lực đã ra mắt và chính thức đi vào hoạt động.
- Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Tên gọi sau khi chuyển đổi là: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
- Ngày 1/7/2012, Thị trường phát điện cạnh tranh chính thức được vận hành.
- Ngày 10/10/2013, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 7609/QĐ-BCT phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm”.
- Năm 2018, EVN bán đấu giá cổ phần Tổng Công ty phát điện 3 (GENCO 3)
- Năm 2019, vận hành thị trường điện bán buôn cạnh tranh
- Năm 2021, EVN bán đấu giá cổ phần Tổng Công ty phát điện 2 (GENCO 2)
Mission
Cung cấp điện với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn, đảm bảo trách nhiệm với môi trường và cộng đồng.