Data Analyst là gì? Khám phá cơ hội nghề nghiệp, thu nhập của một Data Analyst

Trên thị trường hiện nay, các công việc liên quan đến phân tích số liệu như Data Analyst, Data Science,… luôn là những vị trí “khát” nhân lực nhất với cơ hội làm việc rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn. Trong bài viết này, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chai sẻ thông đến bạn những thông tin hữu ích về ngành Data Analyst nhé!

Data Analyst là gì?

Khái niệm Data Analyst

Data Analyst hay còn gọi là Chuyên viên phân tích dữ liệu - người thu thập, phân tích và xử lý, chọn lọc thông tin để đưa ra báo cáo hoặc đánh giá về một vấn đề nào đó cho doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay, vị trí Data Analyst ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với mọi công ty thuộc hầu hết các lĩnh vực. Bởi với sự phát triển của Internet đã đem lại cho doanh nghiệp cơ hội tìm hiểu rõ hơn về khách hàng, thị trường tiêu thụ, và cả đối thủ cạnh tranh với mình. Song nó cũng đặt ra một thách thức trong việc chắt lọc thông tin có giá trị và phù hợp với đường hướng phát triển của doanh nghiệp. 

Công việc chính của một Data Analyst

Mỗi doanh nghiệp sẽ có các yêu cầu công việc khác nhau dành cho nhân sự tại vị trí Data Analyst tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, một Data Analyst thường có đảm nhiệm một vài công việc chung như sau: 

  • Sử dụng các công cụ trực quan, vẽ biểu đồ,… để phân tích dữ liệu, hoàn thành báo cáo trình bày với cấp trên.
  • Thu thập thông tin qua mạng xã hội, ý kiến khách hàng, các mẫu khảo sát,… dưới dạng số hoặc chữ. 
  • Chắt lọc kỹ càng để tìm bộ dữ liệu chuẩn rồi mang phân tích, xử lý thông qua các công cụ thống kê như SPSS, SQL & STATA để đảm bảo độ chính xác. 
  • Sửa chính tả, xóa dữ liệu thừa và sắp xếp thành format tiêu chuẩn ngay trong quá trình chắt lọc ở trên. 
  • Sau khi hoàn thành phân tích, Data Analyst tiến hành lập báo cáo gửi ban lãnh đạo của doanh nghiệp để nắm bắt thực trạng và đưa ra hướng đi hiệu quả. 

Cơ hội nghề nghiệp của một Data Analyst

Phân tíc nghiệp vụ (Business Analyst)

Công việc chính của các Business Analyst là xác định được những dữ liệu có giá trị trong số những dữ liệu đã thu thập được và đưa ra những dự đoán về định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Các chuyên viên phân tích sẽ làm việc trực tiếp với các lãnh đạo phụ trách lĩnh vực kinh doanh cũng như ban lãnh đạo cấp cao. Thông qua những dữ liệu thu thập được, họ sẽ có trách nhiệm dự đoán, tối ưu hóa lợi nhuận cũng như quản lý rủi ro cho các định hướng mà họ đề xuất.

Phân tích định lượng (Quantitative Analyst)

Những nhân viên phân tích định lượng thật sự là những chuyên gia trong lĩnh vực phân tích, cụ thể hơn chuyên môn của họ thường chuyên về tài chính. Các mô hình quản trị rủi ro, dự đoán sự biến động về giá của trái phiếu và cổ phiếu sẽ được các chuyên gia phân tích định lượng sử dụng triệt để để làm cơ sở khi đưa ra bất kì một quyết định đầu tư nào.

Kỹ sư về dữ liệu (Data Engineer DE)

Data Engineer có công việc chính là xây dựng hệ thống lưu trữ, xử lý và xuất dữ liệu. Một số kỹ năng chính là phải biết thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, có kỹ thuật xử lý chuyển đổi ra dữ liệu tại kho dữ liệu trung tâm, và có thể sử dụng ngay được. Vị trí này thường được trả mức lương cao hơn Data Analyst, tuy nhiên cũng yêu cầu nhiều hơn về kỹ thuật ứng dụng công nghệ. 

Chuyên gia về khoa học dữ liệu (Data Scientist - DS)

Nhiệm vụ chính của một Data Scientist đó là thu thập dữ liệu cần thiết để thiết kế thuật toán nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Ví dụ mục tiêu nghiên cứu như dự đoán xu hướng thị trường, dự đoán giá,… Vị trí này có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp, đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn khác nhau và thường yêu cầu bằng Thạc sĩ trở lên. Vì vậy rất ít người có khả năng đứng vào vị trí này.

Chief Data Officer (CDO)

Vị trí này có tầm quản lý bao quát nhất về tất cả vấn đề liên quan đến dữ liệu của công ty. Vì vậy, Chief Data Officer cũng nắm giữ trách nhiệm khá lớn với trọng trách quan trọng. Để đứng ở vị trí này cũng không hề dễ dàng, bạn phải trải qua một quá trình rất dài gắn bó với công ty cùng khả năng quản lý tuyệt vời để mọi công việc về data được diễn ra suôn sẻ.

Đọc thêm: 8 tố chất cần có nghề Telesale

Mức thu nhập của một Data Analyst

Mặc dù là một công việc khá mới ở Việt Nam nhưng Data Analyst lại thuộc top việc làm được “săn đón” nhiều nhất bởi mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó có thể xác định được mức lương Data Analyst chính xác là bao nhiêu. Bởi trên thực tế, mức lương của vị trí này sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Bạn có thể tham khảo lương Data Analyst theo khảo sát như sau:

Mức lương Data Analyst theo khảo sát chung

  • Mức lương trung bình: 17.7 triệu đồng/tháng.
  • Dải lương phổ biến: 13.9 – 20.9 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương thấp nhất: 5 triệu đồng/tháng.
  • Lương trung bình thấp: 13 triệu đồng/tháng.
  • Lương trung bình cao: 19.5 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương cao nhất: 46 triệu đồng/tháng.

Mức lương theo khu vực

  • Tại Hà Nội: Trung bình khoảng 18.8 triệu đồng/tháng.
  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Trung bình khoảng 16.7 triệu đồng/tháng.

Mức lương theo số năm kinh nghiệm

  • Dưới 1 năm: Khoảng 11.9 triệu đồng/tháng.
  • 1 – 4 năm: Khoảng 16.5 triệu đồng/tháng.
  • 5 – 9 năm: Khoảng 19.4 triệu đồng/tháng.

Mức lương theo vị trí

  • Sinh viên/thực tập sinh: Khoảng 2 triệu đồng/tháng.
  • Mới tốt nghiệp: Khoảng 12 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên: Trung bình khoảng 22 triệu đồng/tháng.
  • Trưởng phòng trở lên: Từ 35 triệu đồng/tháng.

Những yếu tố để trở thành Data Analyst chuyên nghiệp

Nắm vững kiến thức chuyên ngành

Vậy kiến thức chuyên ngành của các nhà phân tích dữ liệu là gì? Câu trả lời là không có kiến thức cụ thể nào. Điều này có nghĩa là bạn hiểu rõ các yếu tố bên trong và bên ngoài lĩnh vực hoạt động của công ty mà bạn đang làm việc. 

VD: nếu bạn làm việc cho một công ty có cửa hàng trực tuyến, bạn cần hiểu chi tiết về thương mại điện tử. Ngược lại, khi phân tích dữ liệu cho một công ty cơ khí, bạn sẽ cần phải hiểu về hệ thống cơ khí và cách thức hoạt động của chúng.

Kỹ năng xử lý dữ liệu (Data Cleaning và Data Preparation)

Nghiên cứu cho thấy công việc thường ngày của nhà phân tích dữ liệu có đến khoảng 80% là data cleaning và data preparation. Nếu bạn nghiêm túc tìm kiếm việc làm Data Analyst thì kỹ năng liệt kê và chắt lọc dữ liệu là rất quan trọng.

Thông thường, một nhà phân tích dữ liệu cần trích xuất dữ liệu (hay còn gọi là data preparation) từ một hoặc nhiều nguồn và chuẩn bị cho việc phân tích. Data cleaning cũng có nghĩa là kiểm tra, xử lý dữ liệu bị thiếu và không nhất quán tránh thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích.

Kỹ năng phân tích dữ liệu (Data Analysis và Data Exploration)

Để trở thành một nhà phân tích dữ liệu giỏi, tất nhiên, trước tiên bạn phải nắm vững các kỹ năng Data Analysis. Về cơ bản, các kỹ năng phân tích dữ liệu là chuyển đổi một vấn đề hoặc nhu cầu kinh doanh thành dữ liệu. Sau đó bạn phân tích, biến đổi để đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề đó.

Data Exploration có thể được xem như một hình thức phân tích dữ liệu. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải biết cách nắm bắt các xu hướng hoặc mối quan hệ trong dữ liệu mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Bằng cách quan sát và phân tích đặc điểm dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và chi phí.

Kỹ năng tư duy phân tích logic

Kỹ năng tư duy phân tích logic chính là nền tảng vững chắc đối với các nhà phân tích dữ liệu. Khả năng này đặc biệt hữu ích cho việc phân tích và khai thác, đồng thời giúp bạn có thể dễ dàng xử lý dữ liệu.

Ngoài ra, khả năng phân tích và tư duy logic sẽ đảm bảo bản báo cáo của bạn tránh được các lỗi ngụy biện và lỗi logic phổ biến.

Kỹ năng tạo Dashboard và báo cáo

Nhà phân tích dữ liệu cần hợp tác cùng các bộ phận khác trong tổ chức khi sử dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định quan trọng. Việc tạo dashboard sẽ cho phép mọi người tiếp cận dữ liệu quan trọng mà không cần các kiến thức chuyên môn về kỹ thuật.

Dashboard và báo cáo bao gồm các biểu đồ và bảng đơn giản với bộ lọc theo ngày cho đến các bảng biểu tổng quan lớn phức tạp với hàng trăm thông tin dữ liệu được cập nhật tự động. Tuy yêu cầu công việc vị trí này giữa các doanh nghiệp có thể khác nhau, nhưng hầu hết công việc của nhân viên phân tích dữ liệu đều liên quan đến việc tạo dashboard, báo cáo.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là chìa khóa để bạn có thể làm việc với đồng nghiệp. Bạn sẽ phải làm việc với nhiều bộ phận để thu thập dữ liệu và trình bày kết quả báo cáo. Bạn cũng cần sự hỗ trợ của nhiều đơn vị khác nhau để công việc được hoàn thành một cách tốt nhất.

Đây có thể là một kỹ năng “mềm”, nhưng bạn đừng đánh giá thấp việc giao tiếp. Cho dù bạn có kỹ năng phân tích tốt đến đâu cũng là vô giá trị nếu bạn không thể phân tích cho đồng nghiệp hiểu và thuyết phục họ làm theo ý tưởng của bạn.

Khả năng tập trung cao độ, cẩn trọng, chú ý đến chi tiết

Ngành nghề nào cũng cần chú ý đến chi tiết, đương nhiên điều này càng đặc biệt quan trọng hơn đối với các ngành liên quan đến số liệu. Bất cứ lỗi nhỏ nào trong quá trình làm việc cũng có thể ảnh hưởng đến tính chất lượng và tính chính xác của kết quả báo cáo.

Ngoài ra, những tiểu tiết nhỏ nhặt nhất cũng có thể là thứ quan trọng nhất. Vì vậy, các ứng viên hãy rèn luyện khả năng này trước khi ứng tuyển nhé!

Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc

Data Analyst đòi hỏi bạn phải làm việc với khối lượng công việc rất lớn. Để hoàn thành công việc bắt buộc phải trải qua nhiều bước và nhiều giai đoạn khác nhau. Vì thế, việc quản lý thời gian và sắp xếp công việc của bản thân là rất quan trọng để đảm bảo tiến độ chung.

Yêu thích việc làm với máy tính và những con số

Vì tính chất công việc, một Data Analyst bắt buộc phải làm việc trước máy tính và những con số với tần suất cao. Do đó, bạn hãy tạo cho mình một sự yêu thích nhất định đối với công việc để không cảm thấy chán nản và mệt mỏi nhé!

Ham học hỏi

Siêng năng và ham học hỏi là điều không thể thiếu dù ở bất kỳ ngành nghề nào và Data Analyst cũng không ngoại lệ. Kỹ năng này sẽ giúp bạn cập nhật kiến thức mới để cải thiện khả năng phân tích, đưa ra những dữ liệu có ích nhất và mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc.

Biết quan sát trước khi hành động

Việc sử dụng kỹ năng quan sát là điều rất quan trọng đối với nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Bạn cần tập trung quan sát đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu về hành vi và thói quen thực tế của họ, từ đó dễ dàng thực hiện các phân tích và đưa ra những kết luận chính xác trong báo cáo của mình.

Luôn đảm bảo tính bảo mật dữ liệu

Mọi doanh nghiệp đều đề cao tính bảo mật của công ty. Do đó, bạn phải có trách nhiệm bảo mật thông tin, dữ liệu của công ty. Tuyệt đối không tự phép chia sẻ tài liệu cho bất kỳ đối tượng nào khác ngoài công ty.

Hiểu được tầm quan trọng của những số liệu

Nhìn vào những con số, một người thông thường sẽ không hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó và những giá trị mà nó đem lại. Nhưng đối với một Data Analyst, nhiệm vụ của bạn là phân tích kỹ và thấu hiểu những số liệu để có thể trình bày những phát hiện, những khám phá có ích cho việc đưa ra quyết định đúng đắn trong tương lai.

Data Analyst - " Nghề của thời đại công nghệ số", không chỉ là một ngành nghề tiềm năng mà sớm muộn gì cũng trở thành một kỹ năng thiết yếu mà nhà tuyển dụng yêu cầu với các ứng viên của mình. Qua bài viết, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích vể Data Analyst. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Data Analyst và áp dụng hiệu quả!

Đọc thêm:

TOP 8 lý do nên học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Content Marketing là gì? 7 dạng Content Marketing hấp dẫn

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh Content Marketing

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh Marketing

Mức lương của thực tập sinh Marketing là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!