Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ Sư Điện Tử Viễn Thông?

Kỹ sư điện tử viễn thông trong Tiếng Anh được gọi là Electrical Telecommunications Engineer. Họ là những người làm công việc quản lý, sử dụng và điều khiển những thiết bị điện tử phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm và truyền thông tin của con người như hệ thống vệ tinh, ăng ten truyền tín hiệu, hệ thống cáp ngầm dưới đáy biển, TV, máy tính, điện thoại…

Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư điện tử viễn thông

Kỹ sư điện tử viễn thông mới

Bước đầu tiên trong sự nghiệp của một Kỹ sư điện tử viễn thông là bắt đầu với vị trí mới ra trường. Trong giai đoạn này, họ học cách áp dụng kiến thức từ trường học vào thực tế và làm quen với công việc hàng ngày.

Kỹ sư điện tử viễn thông có kinh nghiệm cơ bản

Sau một vài năm làm việc, Kỹ sư điện tử viễn thông có thể đạt được mức kinh nghiệm cơ bản trong lĩnh vực của họ. Họ thường tham gia vào các dự án nhỏ và học cách làm việc độc lập.

Kỹ sư chuyên gia

Các Kỹ sư có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể của điện tử viễn thông có thể trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Điều này đòi hỏi họ cần phải làm việc trên các dự án phức tạp và thể hiện sự xuất sắc trong công việc.

Trưởng nhóm hoặc quản lý dự án

Một bước thăng tiến tiềm năng cho Kỹ sư điện tử viễn thông là trở thành trưởng nhóm hoặc quản lý dự án. Trong vai trò này, họ phải quản lý các dự án, đảm bảo tiến độ và nguồn lực, và hướng dẫn các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả.

Giám đốc kỹ thuật hoặc quản lý cao cấp

Một số Kỹ sư điện tử viễn thông sau đó có thể trở thành giám đốc kỹ thuật hoặc các vị trí quản lý cấp cao khác. Trong vai trò này, họ có quyền quyết định và ảnh hưởng đến chiến lược và phát triển công ty trong lĩnh vực công nghệ.

Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư điện tử viễn thông

  • Yêu cầu tối thiểu là tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến điện tử, viễn thông hoặc các lĩnh vực kỹ thuật tương đương. Một số công ty có thể yêu cầu trình độ cao hơn như thạc sĩ hoặc tiến sĩ.
  • Kiến thức sâu về lý thuyết điện tử, mạch điện, viễn thông, vi xử lý, hệ thống điện tử, và các công nghệ liên quan. Hiểu về các tiêu chuẩn và giao thức viễn thông như Bluetooth, Wi-Fi, GSM, LTE, v.v., và khả năng áp dụng chúng trong thiết kế và phát triển sản phẩm.
  • Thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình như C/C++, Python, MATLAB hoặc Verilog. Có khả năng phát triển và triển khai phần mềm nhúng (embedded software) cho các ứng dụng viễn thông.
  • Có kỹ năng thiết kế mạch điện tử sử dụng các phần mềm thiết kế mạch như Altium Designer, Cadence, hoặc OrCAD. Hiểu về các thành phần điện tử, tín hiệu analog và digital, vi xử lý, FPGA, và các công nghệ liên quan.
  • Có khả năng phân tích và sửa chữa các vấn đề kỹ thuật trong hệ thống viễn thông. 
  • Hiểu về nguyên lý hoạt động và cấu trúc của các hệ thống viễn thông, bao gồm các thiết bị truyền thông, mạng di động, điện thoại di động, mạng máy tính, v.v. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian và quản lý dự án cũng là điểm cộng.

Tố chất mà kỹ sư điện tử viễn thông cần có

Năng động, sáng tạo, nhạy bén

Điện tử viễn thông là một ngành lớn mạnh không ngừng, vì vậy người học ngành này phải có tư duy tốt; có sự năng động, sáng tạo; đam mê nghiên cứu, học hỏi; nhạy bén với mọi biến đổi của thời cuộc, nắm bắt được và áp dụng chúng ở Việt Nam để ngành điện tử viễn thông ngày càng phát triển hơn nữa.

Kiên nhẫn và yêu nghề

Ngành này có độ phủ sóng cao và cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên ngoài, chính vì lẽ đó mà người muốn gắn bó với nghề kỹ sư điện tử viễn thông phải có tính nhẫn nại, kiên trì và luôn vững vàng trước sóng gió để có thể đối phó với mọi tình huống xảy ra.

Điều quan trọng hơn cả là bạn phải thực sự đam mê với nghề, phải yêu công việc của mình đồng thời phải đặt ra mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu ấy. Chỉ có như vậy bạn mới có thể tiến xa hơn trên con đường mình đã chọn.

Khả năng ngoại ngữ

Thành thạo Tiếng Anh sẽ là một ưu thế lớn khi bạn đảm nhiệm công việc kỹ sư. Muốn cập nhật toàn bộ mọi chuyển biến về công nghệ trên thế giới thì bạn cần phải có khả năng đọc – hiểu Tiếng Anh tốt, nếu bạn thành thạo cả tiếng Đức, Pháp hay các ngoại ngữ khác thì càng tuyệt vời hơn. Vì vậy nếu bạn đang là sinh viên ngành Điện tử viễn thông thì hãy đầu tư học ngoại ngữ ngay hôm nay vì đó sẽ là công cụ trợ giúp hoàn hảo cho công việc của bạn sau này.

Cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông

Học ngành điện tử viễn thông là một sự lựa chọn sáng suốt bởi ra trường bạn có thể kiếm được những công việc khiến bao người mơ ước với mức thu nhập cao, nhiều đãi ngộ hấp dẫn và vô vàn cơ hội tốt. Dưới đây danh sách một số công ty và vị trí mà bạn có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp chuyên ngành điện tử viễn thông.

Lĩnh vực viễn thông

  • Công ty: Viettel, Vinaphone, Mobifone, FPT telecom, VNPT,  Samsung, Huawei, Oppo…
  • Vị trí công việc: Quản lý mạng, thiết kế và tối ưu mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông

Lĩnh vực phần mềm

  • Công ty: FPT software, Viettel software, trung tâm nghiên cứu phát triển Samsung, Toshiba, Vinagames…
  • Vị trí công việc: test phần mềm; thiết kế và viết chương trình cho máy tính, điện thoại di động, ô tô, đầu thu truyền hình kỹ thuật số, robot…

Lĩnh vực điện tử

  • Công ty: VNPT technology, Viettel R&D, trung tâm nghiên cứu phát triển Mobifone, Dolphin Vietnam, Intel,  Samsung electronics, LG, Panasonic, Dasan, Humax…
  • Ví trí công việc: thiết kế các thiết bị điện tử và vi mạch, test vi mạch

Lĩnh vực y thiết bị y tế

  • Các công ty: Siemens , Omron và rất nhiều bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước.
  • Vị trí công việc: Thiết kế hệ thống thông tin y tế, vận hành thiết bị y tế.

Lĩnh vực hàng không vũ trụ

  • Công ty: Các hãng hàng không Vietnamairlines, VietJet Air, Jestar Pacific, Bamboo Airways…; các trung tâm quản lý bay; các trường đại học và các viện nghiên cứu về hàng không – vũ trụ…
  • Vị trí công việc: vận hành và quản lý hệ thống dẫn đường và kiểm soát không lưu, sửa chữa và bảo trì – bảo dưỡng các thiệt bị điện tử trên máy bay khi cần thiết…

Lĩnh vực phát thanh truyền hình – đa phương tiện

  • Sinh viên ngành điện tử viễn thông có thể chọn làm việc tại các đài truyền hình quốc gia, các đài truyền hình và đài phát thanh ở các tỉnh, thành phố lớn

Với những chia sẻ trên của 1900 về Kỹ sư điện tử viễn thông là gì hy vọng sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu. Từ đó có được định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân trong tương lai. 

Lộ trình sự nghiệp

Kỹ Sư Điện Tử Viễn Thông

2 - 4 năm kinh nghiệm
117 - 195 triệu /năm
53 việc làm
Tìm hiểu thêm

Kỹ sư Chuyên gia Điện tử VIễn thông

3 - 5 năm kinh nghiệm
260 - 325 triệu /năm
4 việc làm
Tìm hiểu thêm