Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thợ làm bánh?

Lộ trình thăng tiến

Khi có nguyện vọng và đủ điều kiện, thợ làm bánh sẽ được thăng tiến chức vụ trong công việc. Khi đó, các thợ làm bánh có thể đủ tiêu chuẩn để trở thành nhân viên phục vụ làm việc tại các khách sạn có tiếng. Hoặc khi đã có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, hoàn toàn có thể trở thành thợ làm bánh để mở cửa hàng riêng với mức thu nhập cao hơn.

Thực tập sinh – Internship

Muốn nắm rõ một công việc nào đó, hầu như ai cũng cần trải qua quá trình tôi luyện ở vị trí Thực tập sinh và nghề Bếp bánh cũng không ngoại lệ. Ở vị trí này, bạn sẽ học việc và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong bếp do Tổ trưởng phân công. Thực tập sinh sẽ nhận được khoản phụ cấp khoảng 1 triệu đồng/tháng chứ không được hưởng lương như nhân viên chính thức ở các vị trí khác.

Phụ bếp bánh – Kitchen helper

Chỉ với ngọn lửa đam mê thôi thì chưa đủ để bạn trở thành Đầu bếp bánh, vì bạn còn thiếu rất nhiều kỹ năng lẫn kiến thức. Và Phụ bếp bánh là vị trí phù hợp nhất giúp bạn lấp đầy những thiếu sót còn dang dở. Phụ bếp là người phụ tá chính của Đầu bếp bánh, đảm đương các công việc như chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ để làm bánh, thực hiện các công việc hỗ trợ mà Đầu bếp bánh giao phó. Bên cạnh đó, Phụ bếp bánh cũng kiêm luôn việc dọn dẹp khu vực xung quanh sao cho sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh. Hiện nay, mức lương của Phụ bếp bánh thường dao động từ 4 – 4.5 triệu đồng/tháng.

Đầu bếp bánh – Cook

Sau một thời gian làm Phụ bếp bánh, nếu bạn có đầy đủ tố chất và đạt tiêu chuẩn các kỹ năng cần có, bạn sẽ được trở thành Đầu bếp bánh, vì nhu cầu vị trí hiện nay đang tăng mạnh. Không còn quá chú tâm vào những công việc bên lề, Đầu bếp bánh sẽ đảm nhận trọng trách tạo ra các món bánh ngon, đẹp mắt dành cho thực khách. Họ cũng là người phân phối công việc cho Phụ bếp và các nhân viên dưới cấp. Mức lương của Đầu bếp bánh dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.

Tổ phó/ Ca phó bếp – Demi Chef

Nấc thang tiếp theo trong lộ trình nghề Bếp bánh mà hầu như ai cũng mong muốn đạt được chính là Tổ phó/ Ca phó bếp. Ở vị trí này, bạn sẽ có trách nhiệm chế biến các nhóm món bánh được phân theo khu, hỗ trợ công việc cho Tổ trưởng. Lương cơ bản mà Tổ phó/ Ca phó bếp nhận được nằm trong khoảng 7 – 9 triệu đồng/tháng.

Tổ trưởng/ Ca trưởng Bếp bánh – Chef de Partie

Ngoài thâm niên trong nghề làm bánh, có thể nắm bắt được tất cả các loại bánh mà bộ phận mình làm ra, Tổ trưởng/ Ca trưởng Bếp bánh còn có kỹ năng của một nhà quản lý. Họ sắp xếp và quản lý mọi đầu việc trong quyền hạn và tầm kiểm soát của mình, từ nguyên vật liệu đến dụng cụ, chất lượng thành phẩm và nhân sự. Công việc tăng lên nên mức lương của Tổ trưởng bếp bánh cũng cao hơn so với các vị trí mà Chefjob.vn đã giới thiệu ở phía trên. Theo khảo sát, mức lương cơ bản của Tổ trưởng bếp bánh hiện nay dao động trong tầm 9 – 11 triệu đồng/tháng.

Bếp phó – Sous Chef

Bếp phó đảm nhiệm hỗ trợ quản lý các khu vực bếp tại nhà hàng, khách sạn, đảm bảo các tiêu chuẩn: Vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, chất lượng thành phẩm, ổn định nhân sự… Lên kế hoạch và tiến hành đào tạo kỹ năng cho nhân sự. Thống kê đơn hàng, theo dõi chi tiêu thuộc khu vực mình phụ trách. Kiểm tra chất lượng món ăn, hỗ trợ lên thực đơn. Mức lương cơ bản của Bếp phó Bếp bánh từ 12 – 15 triệu đồng/tháng.

Bếp trưởng – Head Chef

Đây là vị trí cực kỳ quan trọng tại khu vực bếp bánh ở bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào. Bếp trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ khu vực bếp, đảm bảo các yếu tố liên quan tới vận hành, kỹ năng nghề, kế hoạch nhân sự, an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm… Lên kế hoạch và thực hiện đào tạo cho nhân sự cấp dưới. Phụ trách lên thực đơn, định ra tiêu chuẩn cho từng món bánh. Lập dự thảo chi tiêu, đặt hàng. Mức lương cho vị trí Bếp trưởng hiện nay dao động khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Bếp phó điều hành – Executive Sous Chef

Bếp phó điều hành (BPĐH) sẽ là trợ thủ đắc lực của Bếp trưởng điều hành (BTĐH), thay mặt xử lý các vấn đề từ công việc đến nhân sự khi BTĐH vắng mặt. Song song đó, BPĐH còn có trách nhiệm quản lý các bếp tại nhà hàng, khách sạn; lên kế hoạch đào tạo cho bộ phận; lên thực đơn và kiểm soát chất lượng món ăn theo tiêu chuẩn đã đặt ra; đảm bảo cân đối kế hoạch chi tiêu của toàn bộ phận. Theo khảo sát, lương của BPĐH nằm trong mức từ 20 – 25 triệu đồng/tháng.

Bếp trưởng điều hành – Executive Chef

Bếp trưởng điều hành sẽ chịu trách nhiệm quản lý tất cả các bếp ở nhà hàng, khách sạn. Tiến hành lên kế hoạch đào tạo và quản lý nhân sự. Kiểm soát thực đơn và chất lượng từng món bánh. Quản lý hàng hóa, thực phẩm, nguyên vật liệu nhằm cân đối chi phí và duy trì chất lượng thành phẩm. Lương cơ bản của Bếp trưởng điều hành sẽ từ 25 triệu đồng trở lên/tháng.

Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực – Director of F&B

Yêu cầu của tuyển dụng đối với thợ làm bánh 

Nghề làm bánh không cần thi đại học, bạn chỉ cần có đam mê, sự kiên trì, tỉ mỉ và tinh thần ham học hỏi là có thể theo đuổi con đường này. Tuy nhiên, để thành công trong nghề bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Có sức khỏe bởi bạn sẽ đối mặt với việc thức khuya, dậy sớm hay làm việc trong môi trường làm việc nhiều áp lực.
  • Đam mê là tiên quyết, đối với bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, sự đam mê, quyết tâm sự kiên nhẫn, sự say mê sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn trong công việc và theo đuổi nghề nghiệp đến cùng.
  • Không ngừng trau dồi tay nghề: luôn học hỏi kiến thức, kỹ năng làm bánh mới bởi thị trường, thị hiếu khách hàng luôn thay đổi.
  • Ý chí cầu tiến: nghề làm bánh có nhiều vị trí công việc cùng lộ trình thăng tiến cụ thể, nếu không có chí cầu tiến, bạn sẽ không vươn lên tới được nấc thang nghề nghiệp cao nhất.

Học gì để ra làm thợ làm bánh

Và cuối cùng, nếu bạn đang muốn trở thành thợ làm bánh và muốn tìm một đơn vị dạy làm bánh chuyên nghiệp thì dưới đây là một số khóa học tại mà bạn có thể tham khảo và đăng ký tham gia:

  • Khóa học Bếp trưởng Bếp bánh: đào tạo thợ làm bánh chuyên nghiệp để bạn ra trường có thể đi làm việc ngay tại nhiều tiệm bánh, nhà hàng trong và ngoài nước
  • Khóa học làm bánh kem: giúp bạn trở thành thợ làm bánh kem giỏi để nâng cao tay nghề hoặc mở tiệm bánh kem kinh doanh.
  • Khóa học làm bánh Nhật Bản: giúp bạn chinh phục các loại bánh Nhật Bản tinh tế từ truyền thống đến hiện đại.
  • Khóa học làm bánh hiện đại: nâng cao kỹ năng, phương pháp làm bánh hiện đại để tạo nên các món bánh đẹp mắt, hấp dẫn theo xu hướng mới nhất trên thế giới.
  • Khóa học làm bánh Việt: làm các món bánh Việt thơm ngon để đãi người thân, bạn bè thưởng thức.
  • Các lớp chuyên đề bánh: Pizza, Trung thu, bánh mì Việt Nam, Tiramisu, Cheesecake, bánh bao,…
  • Học làm bánh theo yêu cầu: hình thức một thầy một trò, học các món bánh theo yêu cầu của học viên.

Cơ hội nghề nghiệp cho thợ làm bánh

Hiện nay, thợ làm bánh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng thợ làm bánh để hỗ trợ quá trình làm việc tại khách sạn, nhà hàng ngày càng tăng cao. Để tìm được địa điểm làm việc với mức lương cao, thợ làm bánh có thể lựa chọn các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số tỉnh lẻ.

Tại thành phố Hà Nội, bạn có thể tham khảo các địa điểm sau:

  • Hướng nghiệp Á Âu
  • Trung tâm dạy nấu ăn Quả Táo Vàng
  • Abby
  • EZCooking
  • Ngọt Studio
  • Trung tâm Dạy Làm Bánh – Học Làm Bánh THÚY NGA
  • Dạy nghề ẩm thực Netspace

Tại thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo các địa điểm sau:

  • Dạy nấu ăn Phương Khanh
  • Cửa hàng cà phê – tiệm bánh Flour No.8
  • Trung tâm đào tạo Bamboo Education
  • Các lớp dạy làm bánh tại nhà cô Thanh Triều
  • Trung tâm dạy nghề làm bánh Nhất Hương
  • Trường dạy nghề ẩm thực NetSpace
  • Trường quản lý khách sạn Việt – Úc VAAC

Hướng dẫn để trở thành thợ làm bánh

Nếu bạn có đam mê về bánh hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây về cách trở thành thợ làm bánh:

  • Học hỏi qua các kiến thức tại nhà trường và nơi làm việc
  • Học thêm các kỹ năng là một lợi thế để hỗ trợ quá trình làm việc
  • Tham gia các khóa học về kỹ năng chuyên môn 
  • Rèn luyện tính kiên nhẫn và tỉ mỉ chăm sóc 

Thợ làm bánh là một nghề cần sự kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực cao. Vì vậy, để theo đuổi đam mê của mình, bạn cần nỗ lực trau dồi kiến thức liên tục để áp dụng vào công việc của mình. Mọi sự nỗ lực đều được ghi nhận bằng những thành tích thực tế của bạn.