8 điều "ghi điểm" trong mắt nhà tuyển dụng khi giới thiệu bản thân

Một ngày nhà tuyển dụng phỏng vấn rất nhiều ứng viên, làm thế nào để nổi bật giữa “rừng” ứng viên ngay từ phần giới thiệu phỏng vấn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những tip ăn điểm với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn nhé !

1. Tầm quan trọng của việc giới thiệu bản thân

Hỗ trợ nhà tuyển dụng biết thêm thông tin về ứng viên

Thông thường, khi bắt đầu buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn muốn ứng viên giới thiệu sơ lược về bản thân trước khi đi vào các câu hỏi chuyên môn. Việc làm này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng nắm được những thông tin cá nhân cũng như những điểm nổi bật trong phần giới thiệu bản thân của ứng viên.

Giúp bản thân tự tin hơn

Các ứng viên thường mang tâm lý lo lắng khi tham gia phỏng vấn. Vì vậy giới thiệu bản thân là bước đầu tiên, nếu làm không tốt các bạn sẽ trở nên căng thẳng và dễ phạm ra những sai lầm tiếp theo.

Ngược lại, nếu bạn giới thiệu bản thân tốt sẽ giúp tâm lý thoải mái và khiến bản thân tự tin hơn. Từ đó buổi phỏng vấn sẽ diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả tốt.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

Tạo được thiện cảm và nhận được điểm số cao

Một ứng viên tự tin và giới thiệu bản thân một cách lưu loát, thì bao giờ cũng nhận được sự yêu thích hơn, và tất nhiên điểm số nhận được cũng sẽ tăng theo độ thiện cảm đó.

Việc giới thiệu bản thân cũng chính là cơ hội cho ứng viên thể hiện với nhà tuyển dụng được những điểm mạnh cũng như sự khác biệt của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Và còn để cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp với vị trí công việc đang tuyển dụng.

Nhà tuyển dụng có thể quan sát được thái độ, cách ứng xử và mức độ tự tin của ứng viên

Thêm nữa, nó còn cho thấy được sự tương tác giữa ứng viên với nhà tuyển dụng, và giúp họ cân nhắc mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí công việc cũng như văn hóa công ty. Từ đó, có thể đưa ra quyết định tuyển dụng thích hợp nhất.

2. 8 điều "ghi điểm" trong mắt nhà tuyển dụng khi giới thiệu bản thân

Lời cảm ơn dành cho nhà tuyển dụng

Trước khi bắt đầu giới thiệu bản thân, bạn nên gửi một lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng đã cho bạn cơ hội tham gia buổi phỏng vấn. Điều này sẽ khiến cho họ thấy được tôn trọng và dành cho bạn nhiều lời đánh giá tích cực. Ngoài ra, việc gửi lời cảm ơn trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn sẽ tạo được cảm giác cho nhà tuyển dụng rằng bạn là một ứng viên lịch sự, chuyên nghiệp và đáng tin cậy.

Giới thiệu đầy đủ họ tên, bí danh, tuổi

Bạn không thể bỏ qua phần giới thiệu tên họ, bí danh, tuổi. Bởi không ai muốn trong cả buổi nói chuyện mà vẫn không biết tên họ của đối phương là gì. Do vậy, hãy giới thiệu thật đầy đủ trước khi giới thiệu chi tiết về các kỹ năng khác.

Khi giới thiệu tên tuổi sẽ giúp cho việc xưng hô giữa nhà tuyển dụng và bạn trở nên dễ dàng, thoải mái hơn. Cũng như giúp cho nhà tuyển dụng biết được những thông tin cơ bản về ứng viên của mình.

Giới thiệu trình độ học vấn, chuyên môn

Mặc dù những thông tin về trình độ học vấn, chuyên môn của bạn đã được đề cập đến trong CV. Tuy nhiên, khi bạn nhắc lại cũng sẽ phần nào giúp cho nhà tuyển dụng lưu ý hơn về thông tin của bạn.

Ngoài ra, có thể trên CV bạn đã không trình bày hết được những điểm nổi bật, thì đây cũng chính là cơ hội cho bạn thể hiện trình độ cũng như chuyên môn của bản thân nhằm gây được ấn tượng và sự ghi nhớ của nhà tuyển dụng.

Đọc thêm: Công việc Lead trong marketing là gì? Lộ trình trở thành Leader

Giới thiệu rõ ràng về kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc chính là một trong những mục mà nhà tuyển dụng rất quan tâm, vì vậy bạn nên chọn lọc những kinh nghiệm có thể đáp ứng cho vị trí công việc ứng tuyển. Hạn chế việc trình bày tất cả, điều đó sẽ làm cho nhà tuyển dụng không thể nắm được nội dung chính mà bạn muốn truyền đạt hoặc sẽ bị nhiễu loạn khi có quá nhiều thông tin được trình bày.

Nếu là sinh viên mới ra trường, bạn hãy tự tin kể về những hoạt động tình nguyện hay hoạt động xã hội mà mình đã từng tham gia. Từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm mà bạn thu được và có thể áp dụng cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Điều này giúp cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người chịu học hỏi và biết lắng nghe, giúp đỡ mọi người.

Dù rằng bạn có kinh nghiệm làm việc hay không, khi trình bày, bạn cần giữ được sự bình tĩnh, tự tin và khéo léo. Để khi nhà tuyển dụng có đặt câu hỏi bất ngờ bạn vẫn có thể trả lời được. Chú ý nhấn mạnh những kinh nghiệm, bài học có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển để tạo nên sự nổi bật trong phần giới thiệu của mình nhé!

Sơ lược về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Việc trình bày điểm mạnh và điểm yếu của bản thân giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá được bạn có thực sự phù hợp với công việc hay không. Do đó, bạn cần hiểu rõ những điểm mạnh – yếu của bản thân và trình bày ngắn gọn, cụ thể cho nhà tuyển dụng nắm được những tiềm năng và hạn chế trong bạn.

Đây được xem là phần khá cần thiết cho những sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng có thể cân nhắc và đánh giá khách quan hơn về mức độ phù hợp của bạn với công việc ứng tuyển cũng như văn hóa tại công ty.

Sơ lược về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Đây là phần giúp nhà tuyển dụng đánh giá được ứng viên có mong muốn gắn bó lâu dài với công ty không, hay chỉ muốn học tập và trau dồi thêm kinh nghiệm làm việc.

Bạn nên xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn cũng như mục tiêu dài hạn của bản thân. Ngoài việc vạch rõ đường hướng phát triển cho bản thân, thì nó còn để nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp và tầm nhìn của bạn khi luôn có những định hướng rõ ràng cho tương lai.

Nguyện vọng với vị trí làm việc

Thông qua những nguyện vọng về vị trí việc làm như môi trường làm việc, các khóa đào tạo, và cơ hội thăng tiến,… nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc chọn lựa được ứng viên phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Vì lẽ đó, bạn cần thể hiện rõ cho nhà tuyển dụng thấy những nguyện vọng với vị trí làm việc cũng như mong muốn được tuyển dụng và làm việc tại công ty lâu dài.

Lời cảm ơn sau khi hoàn thành bài giới thiệu

Để kết thúc phần giới thiệu bản thân một cách ấn tượng và chuyên nghiệp, bạn nên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã lắng nghe. Bằng cách này, bạn vừa có thể kết thúc phần giới thiệu bản thân không quá đơn điệu mà còn có thể ghi điểm lịch sự trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, đừng quên gửi lời cảm ơn trước khi kết thúc phần giới thiệu bản thân của mình nhé!

Không thể trả lời câu hỏi phỏng vấn: 5 mẹo xử lý | Cẩm Nang Việc Làm

Đọc thêm: TOP những KOLs marketing về lĩnh vực ẩm thực

3. Những điều không nên giới thiệu về bản thân khi phỏng vấn

Không biết nói gì

Những ứng viên lần đầu tham gia phỏng vấn hoặc ít có kinh nghiệm đi phỏng vấn thường cảm thấy rất khó khăn và không biết phải nói gì khi giới thiệu bản thân. Sau khi giới thiệu tên tuổi xong họ sẽ cảm thấy bối rối. Đây là điều tối kỵ trong phỏng vấn, bạn không nên để thời gian chết. Hãy tận dụng thời gian từng phút trong buổi phỏng vấn để thể hiện bản thân.

Quá công thức, máy móc

Hãy đặt mình vào nhà tuyển dụng, một ngày họ phải phỏng vấn khá nhiều người nhưng nếu ai cũng nói theo một công thức: “Tên tôi là A, 25 tuổi, điểm mạnh của tôi là, kinh nghiệm của tôi là…” thì nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy nhàm chán và không tập trung vào điều bạn nói. Vì vậy, hãy thoát khỏi công thức và đem dấu ấn cá nhân của mình vào phần giới thiệu. Nếu như bạn không thể tìm thấy điều gì quá mới mẻ để nói thì hãy để giọng nói của mình có nhịp điệu, tránh đều đều và thay đổi các cấu trúc câu liên tục, không nên lặp đi lặp lại cấu trúc” điểm mạnh là, kinh nghiệm là…” sẽ rất dễ gây nhàm chán cho người nghe. Đó cũng là một cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn khá thông minh nhưng không phải ai cũng chú ý tới.

Quá khoa trương

Tự tin là điều cần thể hiện trong buổi phỏng vấn nhưng không đồng nghĩa với tự tin quá đà và trở thành khoa trương, nói quá về bản thân. Bạn cần gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhưng để ấn tượng về sự khoa trương thì không nên chút nào. Một ví dụ về sự khoa trương như sau. Bạn từng có kinh nghiệm quản lý, lên bài đăng cho một shop quần áo online nhỏ của mình nhưng khi đi phỏng vấn bạn lại giới thiệu mình là content leader của một thương hiệu thời trang. Các nhà tuyển dụng có thể hỏi ngay lại bạn tên thương hiệu, có bao nhiêu chi nhánh, quy mô ra sao, bạn là leader vậy nhân viên cấp dưới của bạn có bao nhiêu người. Khi đó, bạn sẽ bị lộ ra sự khoa trương và nhận điểm trừ từ người phỏng vấn.

Đọc thêm: 

Đi phỏng vấn gặp câu hỏi: “Bạn muốn làm việc với sếp thế nào?” - trả lời  sao cho thông minh nhất?

4. Thời lượng lý tưởng cho lời giới thiệu bản thân là bao nhiêu ?

Khi người phỏng vấn nói "Hãy giới thiệu về bản thân bạn", đó là một câu hỏi mở, và không khó để thấy rằng rất nhiều ứng viên - cả có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm đều có "nguy cơ" trả lời dài dòng. Mặc dù một lời giới thiệu hoàn chỉnh sẽ chứa kha khá thông tin nhưng bạn cần phải ngắn gọn.
Một lời giới thiệu tiêu chuẩn thường được giới hạn thời gian nói, thông thường là tối đa 2 phút, nhưng tốt nhất là trong khoảng 45 giây đến 1 phút. Khoảng thời gian này đủ để bạn chia sẻ thông tin và thể hiện khả năng giao tiếp, định hướng lời nói. Nhà tuyển dụng sẽ muốn bạn kể một câu chuyện ngắn hoàn chỉnh mà không bị lan man, lạc đề. Hơn nữa, thời gian phỏng vấn thường là giới hạn, bạn không nên dành quá nhiều thời gian nói về mình và khiến không khí uể oải hoặc khó xử ngay từ đầu.

5. Mẫu giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Mẫu giới thiệu bản thân cho ứng viên chưa có kinh nghiệm

"Em chào anh/ chị ạ. Em xin tự giới thiệu, em là Linh, em vừa tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Thương mại với GPA là 3.25. Em vốn là một người năng nổ, nhiệt tình và có đam mê kinh doanh nên em luôn nỗ lực kết hợp học và thực hành để phát triển toàn diện nhất hướng đến thực hiện được ước mơ phát triển tốt trong ngành kinh doanh cạnh tranh như hiện nay.

Trong quá trình học tại trường, em là thành viên ban quản lý của CLB kinh doanh, tham gia lập kế hoạch và triển khai, giám sát nhiều dự án kinh doanh quy mô nhỏ, gây quỹ để làm thiện nguyện. Qua đó, em đã học được nhiều kỹ năng như lên ý tưởng, kế hoạch, quản lý ngân sách và cả kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo. Em kỳ vọng rằng mình có thể học hỏi và đóng góp sức trẻ, sử dụng năng lực học tập và tiếp thu nhanh của mình để hòa nhập và đóng góp cho công ty. Sau khi tìm hiểu, em tin rằng công ty mình với danh tiếng tốt và môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ là cơ hội cho em xây dựng sự nghiệp".

"Trước hết, em rất cảm ơn vì các anh chị đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay với em. Em xin tự giới thiệu em là Minh, vừa tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa năm ngoái. Vì lý do dịch bệnh nên sau khi ra trường em chưa đi tìm việc làm ngay mà nhận các dự án thiết kế như một freelancer.

Em đã nhận khá nhiều hợp đồng thiết kế, dĩ nhiên là vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên đa phần các dự án không lớn lắm, một số sản phẩm nổi bật em đã đính kèm trong portfolio rồi ạ. Em là người có tư duy sáng tạo và khiếu thẩm mĩ tốt về bố cục, màu sắc và bắt kịp xu hướng nhanh. Em cũng được các giảng viên trong trường đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển. Vì thế, khi biết và tìm hiểu về công ty mình, em cảm thấy công ty chắc chắn là một môi trường tuyệt vời cho những nhà thiết kế đồ họa trẻ như em học hỏi và định hình phong cách, gắn bó và mang đến những nét đổi mới, sáng tạo và khác biệt".

Sau khi phỏng vấn cần làm gì: Đây là 5 điều bạn nên và không nên làm

 Mẫu giới thiệu bản thân cho ứng viên có kinh nghiệm

"Tôi là chuyên viên marketing có 4 năm kinh nghiệm làm việc tại các agency có tiếng tại Hà Nội, tôi là Nguyễn Văn A.

Tôi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Marketing và bắt đầu các công việc ngay từ khi mới tốt nghiệp. Từ vai trò nhân viên SEO, tôi chuyển sang làm chuyên viên marketing mảng digital marketing, thành thạo các kiến thức và kỹ năng về SEO, content, lập campaign và chạy chiến dịch, quản lý ngân sách và một chút về xây dựng thương hiệu. Dự án lớn nhất tôi từng hoàn thành độc lập là campaign cho công ty khách hàng với ngân sách 2 tỷ đồng, tôi đã hoàn thành tốt và giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thêm 15%.
Tôi tin rằng với năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, tôi sẽ tham gia nhiều dự án, chiến dịch tiếp thị lớn, hiệu quả hơn cho công ty mình. Tôi đặt mục tiêu trở thành trưởng phòng marketing sau khoảng 3 - 5 năm làm việc".

Đọc thêm: Top 10 khóa học SEO miễn phí bạn không thể bỏ qua

Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường

"I'm Nam Anh, 22 years old and I recently graduated from University ABC with a B.A. in tourism. While there, I learned a lot of theory in subjects like corporate communication, tourism and hotel management, and more. I was also a monitor, and maintained a GPA of 3.7.
I've worked hard in my education and now I'm ready to apply my knowledge into practice. While I don't have any real-life work experience, I've had a lot of exposure to the tourism industry. A lot of my courses involved working with real companies to solve real problems. I hope I can be a great member of the Sales Department".

Để gây được ấn tượng mạnh nhà tuyển dụng, không chỉ trả lời đúng các câu hỏi được đặt ra, bạn cần chuẩn bị phần giới thiệu bản thân hay, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp đến bạn những cách giới thiệu bản thân ấn tượng. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng thành công !

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!