Trưởng phòng xử lý đơn hàng có khoảng lương bao nhiêu?

Cập nhật: 10/08/2024

325 - 455 triệu /năm
Tổng lương
300 - 420 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
25 - 35 triệu
/năm

Lương bổ sung

325 - 455 triệu

/năm
325 M
455 M
195 M 585 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương

Trưởng phòng xử lý đơn hàng là người chịu trách nhiệm tất cả công việc liên quan đến đơn hàng của đơn vị mà họ đang làm việc. Họ đảm bảo hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng tốt nhất từ khâu nguyên liệu đến khi ra thành phẩm và giao cho khách hàng. Người làm ở vị trí này cũng phải cân bằng lợi ích khách hàng, đối tác liên quan và nhà cung ứng thông qua việc thu nhập, xử lý thông tin về xu hướng và nhu cầu của khách hàng.

Công việc chính của các trưởng phòng xử lý đơn hàng

Trưởng bộ phận quản lý đơn hàng được xem là người “xây chiếc cầu” vững chắc giữa nhà sản xuất, kênh phân phối và tới tận tay khách hàng. Công việc cụ thể của họ như sau:

Làm việc với khách hàng

  • Quản lý mối quan hệ với khách hàng và đo lường hiệu suất của khách hàng để đạt được doanh thu, lợi nhuận nhằm đáp ứng mục tiêu của đơn vị.
  • Tiếp nhận đơn hàng và hỗ trợ khách hàng trong quá trình lên đơn hàng. Theo dõi tình hình hàng hóa từ khi chuẩn bị, thiết kế mẫu đến lúc xuất lô hàng. Đồng thời, hỗ trợ và đưa ra đề xuất với khách hàng trong quá trình đặt hàng.
  • Duy trì, lưu trữ cơ sở dữ liệu về đơn hàng.

Đề xuất ý tưởng 

  • Dự báo doanh số trong tương lai để tối ưu hóa số lượng đơn hàng.
  • Lập kế hoạch, cân đối ngân sách và trình bày dự báo số liệu bán hàng cho ban quản lý.
  • Làm việc với bộ phận vận chuyển, đối tác phụ trách vận chuyển.
  • Thống kê số liệu sản xuất và dự báo hiệu suất bán hàng.
  • Phân tích tất cả khía cạnh của những mặt hàng bán chạy theo thứ tự về mức độ bán chạy, số lượng đơn hàng đã nhận (ví dụ: đặc điểm về giá cả, màu sắc sản phẩm, kiểu dáng bán chạy nhất,...).
  • Theo dõi mặt hàng ít đơn đặt mua, thu hút ít khách hàng và đưa ra phương án thúc đẩy hoạt động bán hàng.

Thu thập thông tin dữ liệu 

  • Quản lý, đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn công việc, giao chỉ tiêu cho nhân viên dưới quyền thực hiện công tác quản lý đơn hàng theo kế hoạch được giao. Hỗ trợ nhân viên khi gặp vấn đề trong việc tiếp xúc, khiếu nại và phản hồi thông tin khách hàng.
  • Báo cáo các chỉ số liên quan đến đơn hàng lên cấp trên. Đề xuất chính sách kinh doanh thích hợp cho từng đối tượng khách hàng.
  • Nghiên cứu phát triển sản phẩm, khách hàng mới.
  • Xây dựng KPI, phát triển mục tiêu và kế hoạch tăng trưởng cho team.

Mức lương của trưởng phòng xử lý đơn hàng hiện nay

Mức lương nhân viên xử lý đơn hàng có cao không? Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. 

Theo đó, ở vị trí này, các bạn có kinh nghiệm từ 0 -1 năm có thể nhận được mức lương trung bình từ 7 – 9 triệu đồng trên tháng.

Mức lương của vị trí xử lý đơn hàng thường được tính theo công thức: Lương cứng + Thưởng KPIs + Một số khoản phụ cấp khác (tùy vào từng công ty).

Mức lương trung bìnhcủa Trưởng phòng xử lý đơn hàng:

Phân loại mức lương theo năm kinh nghiệm

Thông thường, mức lương của nhân sự chịu trách nhiệm xử lý đơn hàng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực 
  • Kỹ năng làm việc
  • Địa điểm làm việc
  • Ngành hàng kinh doanh của đơn vị
  • Yêu cầu công việc cụ thể đối với vị trí
  • Chế độ lương và đãi ngộ của từng doanh nghiệp

Nhân viên xử lý đơn hàng (0 - 1 năm)

  • Mức lương thấp: khoảng 6 - 7 triệu VND/tháng.
  • Mức lương trung bình: khoảng 7 - 9 triệu VND/tháng.
  • Mức lương cao: khoảng 9 - 10 triệu VND/tháng.

Chuyên viên xử lý đơn hàng (1 - 3 năm)

  • Mức lương thấp: khoảng 9 - 10 triệu VND/tháng.
  • Mức lương trung bình: khoảng 10 - 14 triệu VND/tháng.
  • Mức lương cao: khoảng 14 - 15 triệu VND/tháng.

Quản lý xử lý đơn hàng (3 - 5 năm)

  • Mức lương thấp: khoảng 14 - 15 triệu VND/tháng.
  • Mức lương trung bình: khoảng 15 - 18 triệu VND/tháng.
  • Mức lương cao: khoảng 18 - 20 triệu VND/tháng.

Trưởng phòng xử lý đơn hàng (5 - 10 năm)

  • Mức lương thấp: khoảng 18 - 20 triệu VND/tháng.
  • Mức lương trung bình: khoảng 20 - 28 triệu VND/tháng.
  • Mức lương cao: khoảng 28 - 30 triệu VND/tháng.

Các tiêu chí quyết định mức lương của trưởng phòng xử lý đơn hàng

  • Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp càng lớn thì mức lương thưởng của trưởng phòng xử lý đơn hàng càng cao.
  • Kinh nghiệm làm việc: trưởng phòng xử lý đơn hàng có kinh nghiệm làm việc lâu năm sẽ có mức lương cao hơn.
  • Năng lực của ứng viên: trưởng phòng xử lý đơn hàng có năng lực tốt sẽ có mức lương cao hơn.

Một trưởng phòng xử lý đơn hàng chuyên nghiệp cần phải đảm bảo đầy đủ những yêu cầu sau:

Trình độ, kinh nghiệm

Để trở thành trưởng bộ phận quản lý đơn hàng giỏi, bạn cần có nền tảng chuyên môn vững chắc. Cụ thể, bạn phải tốt nghiệp cao đẳng, đại học các ngành liên quan như kinh doanh, thương mại hay nhóm ngành dịch vụ, kế toán,... Được đào tạo bài bản chính là bước đệm giúp bạn tiếp nhận và hoàn thành tốt công việc được giao.

Để lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng, với một trưởng bộ phận quản lý đơn hàng, bạn phải có kinh nghiệm làm việc từ vị trí nhân viên quản lý đơn hàng hay các công việc tương đương khác.

Kỹ năng

Am hiểu lĩnh vực kinh doanh

  • Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng với một trưởng bộ phận quản lý đơn hàng.  Bạn cần am hiểu mọi khâu trong kinh doanh dịch vụ, từ bán hàng, tiếp thị đến chăm sóc khách hàng,... Không cần giỏi nhưng bạn hãy trang bị cho mình lượng kiến thức nhất định để tư vấn cho khách hàng về dịch vụ, chi phí, và quản lý nhân viên lúc cần thiết. 
  • Bạn còn phải am hiểu về lĩnh vực đang hoạt động, cụ thể như đặc điểm ngành nghề, đối thủ cạnh tranh, thấu hiểu thị trường, khách hàng mục tiêu,... Người ta vẫn từng nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, chỉ khi hiểu rõ nội bộ và bên ngoài thì doanh nghiệp mới có cơ may thành công trên thị trường kinh doanh cạnh tranh đầy khốc liệt.

Giao tiếp, đàm phán tốt

  • Có thể nói, làm quản lý đơn hàng không thể thiếu kỹ năng giao tiếp và đàm phán bởi công việc của họ sẽ thường xuyên giao tiếp với khách hàng trực tiếp đến gián tiếp. Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn khi xử lý thông tin khách hàng. 
  • Bạn cũng cần phải lắng nghe các khiếu nại về đơn hàng và tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề đó. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn có thể lắng nghe và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất đến khách hàng.

Xây dựng mối quan hệ

  • Người đảm nhiệm vị trí quản lý đơn hàng sẽ làm việc với nhiều bộ phận trong đơn vị, từ bộ phận kho, kỹ thuật cho đến khách hàng,... Họ phải có mối quan hệ rộng để phục vụ công việc và biết cách tạo dựng mối quan hệ chính là kỹ năng không thể thiếu. 
  • Việc xây dựng mối quan hệ rộng và tích cực trong công việc không chỉ giúp bạn có được hình ảnh tốt đẹp trong mắt đồng nghiệp, mà còn tạo sự tin cậy, tăng thêm động lực và sự hài lòng để làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đâu là bí quyết để giúp bạn xây dựng và cải thiện mối quan hệ tại doanh nghiệp?

Thành thạo máy tính

  • Quản lý đơn hàng sẽ là người thực hiện những công việc trên máy tính với cường độ cao. Do vậy, bạn cần nắm vững các thao tác trên máy tính và đặc biệt phải thành thạo các hoạt động nhập, xuất dữ liệu, xử lý thông tin. 
  • Đây là tiêu chuẩn bắt buộc để hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý đơn hàng ở cửa hàng, nhất là khi công việc kinh doanh đang ngày càng trở nên phức tạp hơn. Trải nghiệm thực tế trong công việc càng nhiều sẽ giúp bạn rèn luyện nhanh chóng kỹ năng này. Ngoài ra, để hoàn thành xuất sắc công việc quản lý đơn hàng, bạn còn cần rèn luyện một số kỹ năng mềm sau đây: 
    • Nhanh nhẹn và tháo vát trong công việc.
    • Nhạy bén với những con số, hóa đơn, chứng từ.
    • Linh hoạt xử lý những tình huống xảy ra với khách hàng, đơn hàng.
    • Tuân thủ quy trình bán hàng, vận đơn và xuất kho cho doanh nghiệp.
    • Khả năng làm việc nhóm hiệu quả với bộ phận khác.
    • Chủ động, cẩn thận trong công việc.
    • Trung thực và luôn có ý chí cầu tiến trong công việc.
    • Không ngại khó khăn, sẵn sàng học hỏi.

Bạn thấy mức lương 325 - 455 triệu/năm chính xác đến mức nào?

Câu trả lời của bạn giúp 1900.com.vn điều chỉnh các ước tính tiền lương theo thời gian.

Lộ trình mức lương

Dành cho Trưởng phòng xử lý đơn hàng

104 - 143 triệu /năm
Nhân viên Quản lý Đơn hàng
130 - 156 triệu /năm
Trợ lý quản lý đơn hàng
325 - 455 triệu /năm
Trưởng phòng xử lý đơn hàng

Top Công Ty Lương Cao Nhất

Dành cho Trưởng phòng xử lý đơn hàng

Dưới đây là Top 5 công ty trả lương cao nhất cho Trưởng phòng xử lý đơn hàng. Các nhà tuyển dụng bao gồm.
1
27.5 triệu /tháng
2
19.5 triệu /tháng
3
17.5 triệu /tháng
4
16.2 triệu /tháng
5
13.6 triệu /tháng

Danh sách công ty trả lương cho Trưởng phòng xử lý đơn hàng

Công ty
Việc làm
Lương trung bình
TACO VIỆT NAM Trưởng phòng xử lý đơn hàng Dựa trên 1 việc làm

6.8 triệu

/ tháng
7 M 7 M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M
DILIGO HOLDINGS
2.0
Trưởng phòng xử lý đơn hàng Dựa trên 1 việc làm

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M
MSC LINE Trưởng phòng xử lý đơn hàng Dựa trên 1 việc làm

Thỏa thuận

M M
Vision International Trưởng phòng xử lý đơn hàng Dựa trên 1 việc làm

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M
Goody Group
5.0
Trưởng phòng xử lý đơn hàng Dựa trên 1 việc làm

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M
Lr-Tek Trưởng phòng xử lý đơn hàng Dựa trên 1 việc làm

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M
MEDLINE Trưởng phòng xử lý đơn hàng Dựa trên 1 việc làm

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M
MAGNA CO.,LTD Trưởng phòng xử lý đơn hàng Dựa trên 1 việc làm

Thỏa thuận

M M

Câu hỏi thường gặp về lương của Trưởng phòng xử lý đơn hàng

Mức lương trung bình của vị trí trưởng phòng xử lý đơn hàng theo thu thập của 1900.com.vn là khoảng 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của trưởng phòng xử lý đơn hàng theo dữ liệu của 1900.com.vn lên tới 35,000,000 đồng/tháng

Mức lương thấp nhất của trưởng phòng xử lý đơn hàng hiện nay ltheo số liệu của 1900.com.vn là khoảng 10,000,000 đồng/tháng

Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành trưởng phòng xử lý đơn hàng hoặc lên kế hoạch cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình, hãy tìm thông tin chi tiết về lộ trình sự nghiệp và quỹ lương của trưởng phòng xử lý đơn hàng.

  • Từ 0 - 2 năm đầu tiên: nhân viên xử lý đơn hàng
  • Từ 2 - 3 năm: chuyên viên xử lý đơn hàng
  • Từ 3 - 5 năm: quản lý xử lý đơn hàng
  • Từ 5 - 7 năm: trưởng phòng xử lý đơn hàng