Công việc của Chuyên viên Thẩm định là gì?
Chuyên viên thẩm định là những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm, tích lũy nhiều kiến thức chuyên môn sâu, nắm rõ nhu cầu thị trường, tình hình biến động giá trị của một loại tài sản. Tài sản đó có thể là hàng hóa, dịch vụ ở dạng vô hình (như thương hiệu, sức ảnh hưởng…) và hữu hình (bất động sản, cổ vật…). Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Chuyên viên giám định, Chuyên viên thẩm định tín dụng cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Chuyên viên thẩm định
Tìm kiếm dữ liệu, thông tin khối tài sản thẩm định
Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình thẩm định mà chuyên viên định giá không được bỏ qua để tránh những rủi ro khi đánh giá tài sản sau này. Quá trình thẩm định sẽ dựa vào thông tin trên hợp đồng cũng như thông tin thực tế được tổng hợp chính xác.
Thực hiện các báo cáo, lập kế hoạch về định giá và đề xuất giải pháp
Công việc của chuyên viên định giá sẽ bao gồm việc lên kế hoạch cụ thể cho quá trình thẩm định giá về nội dung, phạm vi hoạt động, mục đích công tác, tiến độ thực hiện. Đồng thời tiến hành viết báo cáo để làm cơ sở cho quá trình thẩm định. Từ đó, đề xuất giải pháp và phân chia nguồn lực thực hiện công việc thẩm định.
Khảo sát thực tế
Trong những chuyến công tác thực tế, chuyên viên định giá phải trực tiếp tham gia vào việc khảo sát. Sau đó tiến hành so sánh những dữ liệu đã thu thập được với tài sản thực tế. Công việc này cần được thực hiện cẩn trọng và tuân thủ đúng quy định bởi thẩm định viên là người trực tiếp ký kết các biên bản số liệu liên quan đến giá trị tài sản mang tính pháp lý.
Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định
Thẩm định viên là người đưa ra giá trị cuối cùng của tài sản sau khi đã phân tích dữ liệu thực tế và so sánh các loại tài sản. Quá trình thiết lập và đưa ra báo cáo cuối cùng cần đảm bảo về kết quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật và thẩm định viên phải trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.
Chuyên viên Thẩm định có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 234 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Chuyên viên Thẩm định
Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên Thẩm định, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên Thẩm định?
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Chuyên viên thẩm định cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu tuyển dụng của Chuyên viên thẩm định
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp và chuyên ngành: Để trở thành một Chuyên viên thẩm định, bạn cần tốt nghiệp trình độ Đại học hoặc sau Đại học các chuyên ngành về vật giá, thẩm định như: Kinh tế, Ngân hàng, Tài chính, Kỹ thuật, Luật Kinh tế và các quy phạm pháp luật liên quan. Được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan/tổ chức có chuyên môn trong ngành thẩm định giá đào tạo.
-
Kiến thức về thẩm định: Để có thể hoàn thành tốt công việc thẩm định, các chuyên viên định giá cần có kiến thức cũng như sự hiểu biết về các quy trình theo quy định. Với mỗi loại tài sản sẽ có quy trình khác nhau, tuy nhiên công việc đầu tiên của thẩm định viên đó là phải tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin tài sản thẩm định, giá cả trên thị trường, những đặc điểm về cơ sở pháp lý.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu: Dù là người giàu kinh nghiệm nhưng chuyên viên thẩm định không thể chỉ dựa vào trực giác và quan điểm cá nhân để xác định giá trị tài sản được. Tất cả đều phải thông qua số liệu tổng hợp và các kết quả phân tích từ những công cụ chuyên dụng. Có như vậy, thông tin mới có giá trị thực tế cao, các kết quả thẩm định đưa ra của Chuyên viên thẩm định cũng tăng sức thuyết phục.
-
Kỹ năng đánh giá thẩm định hiệu quả: Những con số từ kết quả phân tích ai cũng có thể làm được khi có đủ số liệu, có đủ công cụ thực hiện, nhưng nhìn vào những kết quả đó để đưa ra nhận định, đánh giá phù hợp cho giá trị tài sản thì cần kết hợp cả yếu tố tâm lý khách hàng/ đối tác, mức độ mong muốn giao dịch của các bên… để thẩm định mức giá tốt nhất cho tổ chức. Đây chính là kỹ năng đánh giá thẩm định mà chuyên viên cần có.
-
Kỹ năng thiết lập kế hoạch thẩm định: Muốn thẩm định một tài sản cần liên hệ nhiều nguồn dữ liệu, cần tuân thủ quy trình thẩm định nghiêm ngặt, cần theo kịp tiến độ mong muốn… Trong khi đó, cùng một lúc, mỗi chuyên viên thẩm định phải thực hiện nhiều dự án công việc khác nhau, do đó, năng lực thiết lập kế hoạch thẩm định phải tốt nếu không sẽ dễ bị rối, dẫn đến kết quả thẩm định sai lệch.
Yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm: Chuyên viên thẩm định phải có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương ít nhất 2 năm, hoặc một số vị trí liên quan tối thiểu 1 năm, có thời gian công tác thực tế từ 1 năm trở lên. Có Thẻ Thẩm định viên về giá được cấp bởi Bộ Tài chính. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan.
Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên thẩm định
Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên thẩm định có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Chuyên viên thẩm định
Mức lương: 10 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Chuyên viên thẩm định là những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm, tích lũy nhiều kiến thức chuyên môn sâu, nắm rõ nhu cầu thị trường, tình hình biến động giá trị của một loại tài sản. Tài sản đó có thể là hàng hóa, dịch vụ ở dạng vô hình (như thương hiệu, sức ảnh hưởng…) và hữu hình (bất động sản, cổ vật…)
>> Đánh giá: Hiện nay, nhu cầu về nhân lực trong ngành thẩm định có triển vọng nghề nghiệp rất lớn bởi nhân lực đang rất thiếu. Cứ theo đà phát triển của xã hội thì nhu cầu của ngành nghề này lại càng gia tăng lên. Khi các doanh nghiệp cần thuê đất của nhà nước để làm dự án cũng cần thẩm định giá. Đây chính là cơ hội cho bạn.
>> Đọc thêm: Việc làm Chuyên viên thẩm định tuyển dụng
2. Chuyên viên thẩm định tín dụng
Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Chuyên viên thẩm định tín dụng là vị trí trong bộ phận backoffice ngân hàng. Vị trí này sẽ đảm nhiệm các công việc liên quan đến thẩm định hồ sơ, yêu cầu vay vốn tín dụng từ khách hàng. Quá trình thẩm định này sẽ bao gồm quá trình kiểm tra và đánh giá một dự án có độ rủi ro và độ tin cậy như thế nào, có đủ khả năng trả nợ hay chưa, từ đó đưa ra được quyết định sẽ cho dự án được vay hay là không.
>> Đánh giá: Chuyên viên thẩm định tín dụng dù làm việc ở môi trường ngân hàng hay doanh nghiệp, công ty thì họ cũng vẫn đang được làm việc ở những môi trường rất chuyên nghiệp và tiếp xúc với nhiều người giỏi giang thành đạt, chính bởi thế mà họ có nhiều cơ hội phát triển bản thân, tạo nên sự nghiệp tốt đẹp hơn.
>> Đọc thêm: Việc làm Chuyên viên thẩm định tín dụng đang tuyển dụng
5 bước giúp Chuyên viên thẩm định thăng tiến nhanh trong trong công việc
Trung thực, tỉ mỉ, cẩn trọng
Công việc thẩm định giá liên quan trực tiếp đến những con số, vì vậy chỉ cần “sai một li là đi một dặm”. Sự sai sót dù là do bất cẩn hay cố ý đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thẩm định tài sản. Vì vậy, sự trung thực và cẩn trọng là hai yếu tố cần thiết nếu bạn quyết định theo đuổi công việc này.
Khả năng xử lý tình huống tốt
Khả năng xử lý tình huống chính là thước đo hiệu quả để đánh giá năng lực của một chuyên viên thẩm định. Bởi vì chỉ khi có khả năng phản xạ tốt và nhạy bén trong các tình huống khác nhau bạn mới có thể nghe hiểu các từ địa phương, thành ngữ hay tiếng lóng.
Kỹ năng đánh giá thẩm định hiệu quả
Những con số từ kết quả phân tích ai cũng có thể làm được khi có đủ số liệu, có đủ công cụ thực hiện, nhưng nhìn vào những kết quả đó để đưa ra nhận định, đánh giá phù hợp cho giá trị tài sản thì cần kết hợp cả yếu tố tâm lý khách hàng/ đối tác, mức độ mong muốn giao dịch của các bên… để thẩm định mức giá tốt nhất cho tổ chức. Đây chính là kỹ năng đánh giá thẩm định mà chuyên viên cần có.
Nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo
Cho cấp trên thấy được kỹ năng lãnh đạo của bản thân là một cách giúp Nhân viên tư vấn giải pháp được ưu ái hơn khi cất nhắc các vị trí quản lý, điều hành. Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh, khách hàng, đồng nghiệp,... và đứng ra giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng là cách để thể hiện năng lực cá nhân với những người xung quanh.
Tính cách tỉ mỉ, cẩn trọng
Người chịu trách nhiệm chính cho những bản kê số liệu thực tế hay những báo cáo thẩm định là chuyên viên thẩm định, những người thu thập thông tin, triển khai phân tích đánh giá có thể không phải là chuyên viên, mà là một nhân viên dưới quyền hay một người hỗ trợ bên ngoài. Do đó, để an tâm về giá trị thẩm định, cũng như hạn chế rủi ro về trách nhiệm, mỗi Chuyên viên thẩm định luôn phải ý thức về sự cẩn trọng, tỉ mỉ, giao việc nhưng phải có sự kiểm soát chặt chẽ.
Đọc thêm:
Đánh giá, chia sẻ về Chuyên viên Thẩm định
Các Chuyên viên Thẩm định chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.
Phỏng vấn Chuyên viên Thẩm định
↳
Một công ty tạo ra dòng tiền từ hoạt động của mình bằng cách bán hàng hóa hoặc dịch vụ. Một số tiền mặt của nó quay trở lại kinh doanh để đổi mới tài sản cố định và đối với các yêu cầu về vốn lưu động.
Dòng tiền tự do cho công ty là tiền mặt dư thừa được tạo ra ngoài các chi phí này. Dòng tiền tự do của công ty thuộc về chủ nợ và chủ sở hữu vốn. FCFF hoặc Dòng tiền tự do cho công ty được sử dụng trong mô hình tài chính DCF.
Tính toán dòng tiền tự do cho công ty hoặc FCFF = EBIT x (thuế suất 1) + Phí phi tiền mặt + Thay đổi vốn lưu động – Chi phí vốn
↳
FCFE hoặc Mô hình dòng tiền tự do vào vốn chủ sở hữu cũng là một trong những cách tiếp cận DCF (cùng với FCFF) để tính giá Cổ phiếu. FCFE đo lường lượng “tiền mặt” mà một công ty có thể trả lại cho các cổ đông của mình và được tính toán sau khi tính thuế, chi tiêu vốn và dòng tiền nợ.
Mô hình FCFE có những hạn chế nhất định. Ví dụ, nó chỉ hữu ích trong trường hợp đòn bẩy của công ty không biến động và không thể áp dụng cho các công ty có đòn bẩy nợ thay đổi.
Công thức FCFE = Thu nhập ròng + Khấu hao
& Khấu hao + Thay đổi trong WC + Capex + Vay ròng
↳
Mô hình chiết khấu cổ tức dựa trên sự hiểu biết rằng giá trị hợp lý của một cổ phiếu là giá trị hiện tại của tất cả các khoản cổ tức trong tương lai của nó.
Ở đây CF = Cổ tức.
Một số ví dụ về các công ty trả cổ tức thường xuyên là McDonald's, Procter & Gamble, Kimberly Clark, PepsiCo, 3M, Coca-Cola, Johnson & Johnson, AT&T, Walmart, v.v. Chúng ta có thể sử dụng Mô hình chiết khấu cổ tức để định giá các công ty này.
↳
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn cơ bản nhất về định giá. Câu trả lời thẳng thắn:
- Giá trị doanh nghiệp = Giá trị thị trường của tài sản hoạt động
- Giá trị vốn chủ sở hữu = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu
Câu hỏi thường gặp về Chuyên viên Thẩm định
Chuyên viên thẩm định là người có nhiệm vụ đánh giá tính chính xác của hồ sơ và phù hợp của mục đích hay phương án vay vốn so với quy định của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.
Mức lương của Chuyên viên thẩm định hiện nay trung bình là 10 - 18 triệu đồng.
Một số câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên thẩm định thường gặp:
- Bạn có thể kể cho tôi nghe về một lần bạn phải đối mặt với áp lực đáng kể ở bất kỳ công việc nào trước đây và cách bạn vượt qua nó không?
- Bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thẩm định tài sản hay không? Nếu có, hãy cho chúng tôi biết về những dự án bạn đã thẩm định
- Bạn sử dụng những tiêu chuẩn và phương pháp nào để đánh giá giá trị tài sản?
- Làm thế nào để bạn xác định rủi ro trong quá trình thẩm định tài sản
- Bạn đã từng làm việc với các bên liên quan như ngân hàng, tổ chức tài chính hay các chủ sở hữu tài sản trước đây chưa?
- Bạn đã từng phải đối mặt với những thách thức gì trong quá trình thẩm định tài sản và làm thế nào để bạn giải quyết chúng
- Bạn có kiến thức về các quy định và quy trình pháp lý liên quan đến thẩm định tài sản không?
- Làm thế nào để bạn đảm bảo tính chính xác và phù hợp của hồ sơ thẩm định?
Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên thẩm định bao gồm các vị trí sau:
- Chuyên viên thẩm định
- Chuyên viên thẩm định cao cấp
- Quản lý dự án thẩm định
- Chuyên gia tư vấn
- Quản lý cao cấp thẩm định
Đánh giá (review) của công việc Chuyên viên Thẩm định được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.