Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên Thẩm định?

Chuyên viên thẩm định là những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm, tích lũy nhiều kiến thức chuyên môn sâu, nắm rõ nhu cầu thị trường, tình hình biến động giá trị của một loại tài sản. Tài sản đó có thể là hàng hóa, dịch vụ ở dạng vô hình (như thương hiệu, sức ảnh hưởng…) và hữu hình (bất động sản, cổ vật…)

Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên thẩm định

Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên thẩm định có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này

Số năm kinh nghiệm 

1 - 3 năm

3 - 5 năm

Vị trí 

Chuyên viên thẩm định

Chuyên viên thẩm định tín dụng

Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên thẩm định có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

1. Chuyên viên thẩm định

Mức lương: 10 - 18  triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm 

Chuyên viên thẩm định là những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm, tích lũy nhiều kiến thức chuyên môn sâu, nắm rõ nhu cầu thị trường, tình hình biến động giá trị của một loại tài sản. Tài sản đó có thể là hàng hóa, dịch vụ ở dạng vô hình (như thương hiệu, sức ảnh hưởng…) và hữu hình (bất động sản, cổ vật…)

>> Đánh giá: Hiện nay, nhu cầu về nhân lực trong ngành thẩm định có triển vọng nghề nghiệp rất lớn bởi nhân lực đang rất thiếu. Cứ theo đà phát triển của xã hội thì nhu cầu của ngành nghề này lại càng gia tăng lên. Khi các doanh nghiệp cần thuê đất của nhà nước để làm dự án cũng cần thẩm định giá. Đây chính là cơ hội cho bạn.

2. Chuyên viên thẩm định tín dụng

Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm 

Chuyên viên thẩm định tín dụng là vị trí trong bộ phận backoffice ngân hàng. Vị trí này sẽ đảm nhiệm các công việc liên quan đến thẩm định hồ sơ, yêu cầu vay vốn tín dụng từ khách hàng. Quá trình thẩm định này sẽ bao gồm quá trình kiểm tra và đánh giá một dự án có độ rủi ro và độ tin cậy như thế nào, có đủ khả năng trả nợ hay chưa, từ đó đưa ra được quyết định sẽ cho dự án được vay hay là không. 

>> Đánh giá: Chuyên viên thẩm định tín dụng dù làm việc ở môi trường ngân hàng hay doanh nghiệp, công ty thì họ cũng vẫn đang được làm việc ở những môi trường rất chuyên nghiệp và tiếp xúc với nhiều người giỏi giang thành đạt, chính bởi thế mà họ có nhiều cơ hội phát triển bản thân, tạo nên sự nghiệp tốt đẹp hơn.

5 bước giúp Chuyên viên thẩm định thăng tiến nhanh trong trong công việc

Trung thực, tỉ mỉ, cẩn trọng

Công việc thẩm định giá liên quan trực tiếp đến những con số, vì vậy chỉ cần “sai một li là đi một dặm”. Sự sai sót dù là do bất cẩn hay cố ý đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thẩm định tài sản. Vì vậy, sự trung thực và cẩn trọng là hai yếu tố cần thiết nếu bạn quyết định theo đuổi công việc này.

Khả năng xử lý tình huống tốt

Khả năng xử lý tình huống chính là thước đo hiệu quả để đánh giá năng lực của một chuyên viên thẩm định. Bởi vì chỉ khi có khả năng phản xạ tốt và nhạy bén trong các tình huống khác nhau bạn mới có thể nghe hiểu các từ địa phương, thành ngữ hay tiếng lóng.

Kỹ năng đánh giá thẩm định hiệu quả

Những con số từ kết quả phân tích ai cũng có thể làm được khi có đủ số liệu, có đủ công cụ thực hiện, nhưng nhìn vào những kết quả đó để đưa ra nhận định, đánh giá phù hợp cho giá trị tài sản thì cần kết hợp cả yếu tố tâm lý khách hàng/ đối tác, mức độ mong muốn giao dịch của các bên… để thẩm định mức giá tốt nhất cho tổ chức. Đây chính là kỹ năng đánh giá thẩm định mà chuyên viên cần có.

Nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo

Cho cấp trên thấy được kỹ năng lãnh đạo của bản thân là một cách giúp Nhân viên tư vấn giải pháp được ưu ái hơn khi cất nhắc các vị trí quản lý, điều hành. Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh, khách hàng, đồng nghiệp,... và đứng ra giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng là cách để thể hiện năng lực cá nhân với những người xung quanh.

Tính cách tỉ mỉ, cẩn trọng

Người chịu trách nhiệm chính cho những bản kê số liệu thực tế hay những báo cáo thẩm định là chuyên viên thẩm định, những người thu thập thông tin, triển khai phân tích đánh giá có thể không phải là chuyên viên, mà là một nhân viên dưới quyền hay một người hỗ trợ bên ngoài. Do đó, để an tâm về giá trị thẩm định, cũng như hạn chế rủi ro về trách nhiệm, mỗi Chuyên viên thẩm định luôn phải ý thức về sự cẩn trọng, tỉ mỉ, giao việc nhưng phải có sự kiểm soát chặt chẽ.

Yêu cầu tuyển dụng của Chuyên viên thẩm định

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Bằng cấp và chuyên ngành: Để trở thành một Chuyên viên thẩm định, bạn cần tốt nghiệp trình độ Đại học hoặc sau Đại học các chuyên ngành về vật giá, thẩm định như: Kinh tế, Ngân hàng, Tài chính, Kỹ thuật, Luật Kinh tế và các quy phạm pháp luật liên quan. Được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan/tổ chức có chuyên môn trong ngành thẩm định giá đào tạo.

  • Kiến thức về thẩm định: Để có thể hoàn thành tốt công việc thẩm định, các chuyên viên định giá cần có kiến thức cũng như sự hiểu biết về các quy trình theo quy định. Với mỗi loại tài sản sẽ có quy trình khác nhau, tuy nhiên công việc đầu tiên của thẩm định viên đó là phải tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin tài sản thẩm định, giá cả trên thị trường, những đặc điểm về cơ sở pháp lý.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu: Dù là người giàu kinh nghiệm nhưng chuyên viên thẩm định không thể chỉ dựa vào trực giác và quan điểm cá nhân để xác định giá trị tài sản được. Tất cả đều phải thông qua số liệu tổng hợp và các kết quả phân tích từ những công cụ chuyên dụng. Có như vậy, thông tin mới có giá trị thực tế cao, các kết quả thẩm định đưa ra của Chuyên viên thẩm định cũng tăng sức thuyết phục.

  • Kỹ năng đánh giá thẩm định hiệu quả: Những con số từ kết quả phân tích ai cũng có thể làm được khi có đủ số liệu, có đủ công cụ thực hiện, nhưng nhìn vào những kết quả đó để đưa ra nhận định, đánh giá phù hợp cho giá trị tài sản thì cần kết hợp cả yếu tố tâm lý khách hàng/ đối tác, mức độ mong muốn giao dịch của các bên… để thẩm định mức giá tốt nhất cho tổ chức. Đây chính là kỹ năng đánh giá thẩm định mà chuyên viên cần có.

  • Kỹ năng thiết lập kế hoạch thẩm định: Muốn thẩm định một tài sản cần liên hệ nhiều nguồn dữ liệu, cần tuân thủ quy trình thẩm định nghiêm ngặt, cần theo kịp tiến độ mong muốn… Trong khi đó, cùng một lúc, mỗi chuyên viên thẩm định phải thực hiện nhiều dự án công việc khác nhau, do đó, năng lực thiết lập kế hoạch thẩm định phải tốt nếu không sẽ dễ bị rối, dẫn đến kết quả thẩm định sai lệch.

Yêu cầu khác

  • Kinh nghiệm: Chuyên viên thẩm định phải có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương ít nhất 2 năm, hoặc một số vị trí liên quan tối thiểu 1 năm, có thời gian công tác thực tế từ 1 năm trở lên. Có Thẻ Thẩm định viên về giá được cấp bởi Bộ Tài chính. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan.

Các trường đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam hiện nay?

Các trường đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam hiện nay đó là: