Công việc của Nhân viên bán hàng siêu thị là gì?

Nhân viên bán hàng siêu thị (Supermarket Salesperson) là người chịu trách nhiệm trông coi hàng hóa, trực tiếp tư vấn, tính tiền, xuất hóa đơn cho khách hàng. Sau mỗi ca làm, nhân viên bán hàng có nhiệm vụ thống kê doanh thu trong ngày là bàn giao lại cho quản lý. 

Mô tả công việc của Nhân viên bán hàng siêu thị 

Quản lý hàng hóa, sắp xếp quầy kệ

  • Thường xuyên kiểm tra sản phẩm, hàng hóa được giao trách nhiệm quản lý, đảm bảo các mặt hàng được trình bày đúng nơi quy định, đủ số lượng, chất lượng và còn hạn sử dụng. Làm vệ sinh các kệ, khu trưng bày, sắp xếp các mặt hàng theo quy định của siêu thị.
  • Bổ sung các mặt hàng bị thiếu, loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng, bị hỏng hoặc đã quá hạn sử dụng. Đổi ngay cho khách hàng sản phẩm khác và tiến hành rà soát lại nếu có vấn đề phát sinh và báo cáo lại với quản lý. Bày trí kệ hàng khoa học, bắt mắt, dễ tìm, cập nhật giá bán hàng ngày.

Yêu cầu về thái độ của nhân viên bán hàng

  • Trong ca làm việc phải luôn có mặt ở khu vực bán hàng đã được phân công, nếu có việc riêng phải báo cáo với quản lý hoặc bàn giao cho đồng nghiệp khác. Chào đón niềm nở, mời khách hàng với thái độ thân thiện, lịch sự.
  • Nắm được thông tin sản phẩm, thuyết phục khách hàng tin tưởng, lựa chọn mặt hàng của siêu thị để sử dụng. Hỗ trợ khách hàng trong trường hợp họ cần giúp đỡ. Tiếp nhận ý kiến, phản hồi, xử lý khiếu nại, giải đáp thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm cung cấp và thái độ phục vụ của nhân viên của siêu thị.
  • Kiểm tra số lượng, giá bán, tính tiền cho những sản phẩm khách hàng đã chọn sau đó thanh toán và xuất hóa đơn. Khi khách hàng có yêu cầu trả hàng hay khiếu nại khác, bạn sẽ là người đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn cho họ quy trình xử lý.

Báo cáo sau bán, theo dõi và chăm sóc khách hàng

  • Lập báo cáo định kỳ theo quy định hoặc đột xuất dưới yêu cầu của quản lý về số hàng bán được, lượng hàng lỗi (không đạt chất lượng, hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng),...
  • Lên danh sách khách hàng thân thiết, nhu cầu tiêu dùng theo những quầy hàng do mình phụ trách. Dựa vào đó để thực hiện việc chăm sóc khách hàng và theo dõi bán hàng cho siêu thị.
Bằng cấp Không yêu cầu
Công việc/Cuộc sống
3.6 ★
Khoảng lương năm 91 - 156 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.4 ★
Số năm kinh nghiệm 0 - 1 năm

Nhân viên bán hàng siêu thị có mức lương bao nhiêu?

91-156 triệu /năm
Tổng lương
84-144 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
7-12 triệu
/năm

Lương bổ sung

91-156 triệu

/năm
91 M
156 M
84.5 M 195 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Nhân viên bán hàng siêu thị

Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên bán hàng siêu thị, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Giám Đốc Siêu Thị
325 - 455 triệu/năm
Nhân viên bán hàng siêu thị

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
42%
2 - 4
32%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên bán hàng siêu thị?

Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên bán hàng siêu thị 

Tuỳ vào quy mô công ty và ngân sách chi trả lương, nhà tuyển dụng có những yêu cầu khác nhau với một nhân viên tư vấn bán hàng showroom. Thông thường, ứng viên phải đáp ứng được các tiêu chí như:

Kiến thức chuyên môn

  • Tốt nghiệp THPT trở lên, tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế, thương mại là một lợi thế. Có kiến thức hiểu biết về các sản phẩm trong siêu thị. Am hiểu về các chiến lược marketing bán hàng.

Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng giao tiếp: Vì tính chất công việc, nhân viên bán hàng siêu thị phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấn sản phẩm, giải đáp thắc mắc. Chính vì thế, nhân viên bán hàng siêu thị cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. 
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Hàng vạn vấn đề có thể xảy ra khi bạn làm trong siêu thị, đặc biệt là những trường hợp sản phẩm bị lỗi khi đến tay khách hàng. Trong những lúc này, kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng. Bạn cần phải xác định nguyên nhân sản phẩm bị lỗi, trao đổi với khách hàng và đưa ra phương án xử lý kịp thời, phù hợp. 
  • Kỹ năng quản lý: Khối lượng công việc của nhân viên bán hàng siêu thị rất lớn. Bạn vừa chịu trách nhiệm quản lý, kiểm kê hàng hóa, trưng bày sản phẩm, tư vấn bán hàng, v.vv.. Do đó, bạn cần phải biết cách sắp xếp công việc, phân bổ thời gian phù hợp nhằm đảm bảo công việc không bị quá tải. Đặc biệt, trong vai trò nhân viên bán hàng siêu thị, bạn phải làm việc với hàng nghìn sản phẩm với các mẫu mã, thương hiệu khác nhau. Nếu không có kỹ năng quản lý tốt, hàng hóa dễ bị thất thoát, hỏng hóc hoặc thậm chí hết hạn bảo hành. 
  • Kỹ năng ghi nhớ thông tin: Thông thường, mỗi nhân viên bán hàng siêu thị sẽ phụ trách một ngành hàng. Mỗi ngành hàng sẽ có rất nhiều sản phẩm đến từ các nhãn hàng khác nhau. Do đó, bạn cần phải ghi nhớ các thông tin về sản phẩm như tên sản phẩm, thành phần, công dụng và vị trí trưng bày sản phẩm,... Chỉ khi bạn ghi nhớ được tất cả các thông tin này thì bạn mới có thể tư vấn bán hàng hoặc giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu. 
  • Cẩn thận, tỉ mỉ: Cẩn thận và tỉ mỉ là những đức tính quan trọng đối với nhân viên bán hàng siêu thị. Bởi vì nhân viên bán hàng siêu thị có trách nhiệm quản lý, kiểm kê hàng hóa. Trong khi đó, số lượng hàng hóa trong siêu thị rất lớn. Nếu không cẩn thận trong khâu quản lý, kiểm kê, số lượng hàng hóa nhập vào hoặc xuất ra sẽ không đúng với thực tế. Bên cạnh đó, đức tính cẩn thận rất quan trọng khi bạn tính tiền cho khách hàng. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến uy tín của siêu thị. 
  • Thái độ thân thiện, nhiệt tình: Mỗi ngày, một nhân viên bán hàng siêu thị có thể tiếp xúc với hàng trăm khách hàng. Mỗi khách hàng sẽ có một tính cách khác nhau, có khách dễ chịu thì cũng có khách khó tính. Do đó, bạn phải luôn giữ thái độ thân thiện, nhiệt tình và hòa đồng với khách hàng. Hơn hết, trong vai trò nhân viên bán hàng, bạn cũng chính là gương mặt đại diện của siêu thị. Nếu thái độ của bạn không tốt, thì khách hàng có thể dựa vào đó để đánh giá tiêu cực về siêu thị, từ đó ảnh hưởng đến bộ mặt của siêu thị. 
  • Trình độ ngoại ngữ: Mặc dù siêu thị không yêu cầu trình độ ngoại ngữ khi tuyển dụng nhân viên bán hàng, nhưng nếu bạn có thêm một ngoại ngữ thì đó là cơ hội để bạn được thăng tiến lên các chức vụ cao hơn. Vì các quản lý cấp cao tại siêu thị Việt Nam đa phần là người nước ngoài, điển hình như Lotte, E-mart. Đồng thời, người ngoại quốc sinh sống và làm việc tại Việt Nam rất đông, việc tiếp xúc với người nước ngoài tại siêu thị là điều rất bình thường. Nếu có thêm một ngoại ngữ như tiếng Anh, bạn sẽ dễ dàng hỗ trợ khách hàng và được mọi người tín nhiệm.

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên bán hàng siêu thị 

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên bán hàng siêu thị có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này

1. Nhân viên bán hàng siêu thị

Mức lương: 6 - 8 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 3 năm

Nhân viên bán hàng siêu thị là những người làm việc tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng bách hóa, chịu trách nhiệm trông coi hàng hóa, sắp xếp hàng hóa trên kệ, tư vấn cho khách hàng, tính tiền hóa đơn và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhằm duy trì hoạt động suôn sẻ của cửa hàng. Sau mỗi ca làm, nhân viên bán hàng có nhiệm vụ thống kê doanh thu trong ngày là bàn giao lại cho quản lý. 

>> Đánh giá: Đây là một vị trí phổ biến và quan trọng trong ngành bán lẻ, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu mua sắm của người dân ngày càng tăng cao. Với mức độ cạnh tranh cho vị trí Nhân viên bán hàng siêu thị cũng khá cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Doanh nghiệp thường ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có ngoại hình ưa nhìn, giao tiếp tốt, tác phong nhanh nhẹn và có tinh thần trách nhiệm cao.

2. Trưởng nhóm bán hàng siêu thị

Mức lương: 7 - 10 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm

Trưởng nhóm bán hàng siêu thị là người đứng đầu nhóm nhân viên bán hàng và chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng là người đưa ra phương pháp bán hàng để tăng doanh thu cho cửa hàng. 

>> Đánh giá: Vị trí Trưởng nhóm bán hàng siêu thị là một vị trí quan trọng và ngày càng phổ biến trong các hệ thống siêu thị lớn nhỏ trên thị trường. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành bán lẻ, nhu cầu tuyển dụng Trưởng nhóm bán hàng siêu thị cũng ngày càng tăng cao.

3. Quản lý siêu thị

Mức lương: 14 -  18 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm

Quản lý siêu thị được hiểu một cách đơn giản đó là công việc quản lý hệ thống kinh doanh của một cửa hàng hoặc siêu thị nhằm đảm bảo các đầu mục công việc được diễn ra hiệu quả. Trong cùng một mô hình kinh doanh, việc quản lý được mô tả thay cho nhiều vị trí vận hành cùng lúc ở tổ chức bán lẻ.

>> Đánh giá: Vị trí Quản lý siêu thị là một vị trí quan trọng và ngày càng phổ biến trong ngành bán lẻ, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường siêu thị tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Đóng vai trò chủ chốt trong việc lãnh đạo và quản lý đội ngũ nhân viên. Họ cần có khả năng tạo động lực, hướng dẫn và phát triển nhân viên để đạt được mục tiêu kinh doanh. Đảm bảo các hoạt động kinh doanh trong siêu thị diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Điều này bao gồm quản lý hàng hóa, tổ chức không gian bày bán, và đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng.

4. Giám đốc siêu thị

Mức lương: 25 -  30 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm

Giám đốc siêu thị là người ở vị trí quản lý cao nhất trong một siêu thị hoặc một hệ thống siêu thị. Họ có nhiệm vụ phải giám sát tất cả các khía cạnh của cửa hàng, bao gồm tất cả nhân sự, sản phẩm, bán hàng, các dịch vụ, chức năng, quy trình kinh doanh,...

>> Đánh giá: Có vai trò lãnh đạo chiến lược quan trọng, định hướng và phát triển chiến lược dài hạn cho siêu thị để đạt được các mục tiêu kinh doanh và tăng trưởng bền vững trên thị trường. Chịu trách nhiệm quản lý và phát triển nhân sự, bao gồm cả lựa chọn, đào tạo và giữ chân nhân viên có năng lực để đáp ứng các yêu cầu của công việc và nhu cầu của khách hàng.

5 bước giúp Nhân viên bán hàng thăng tiến nhanh trong trong công việc

Chủ động học hỏi và nâng cao kỹ năng

Tự chủ động nghiên cứu và học hỏi các kỹ năng mới liên quan đến bán hàng và chăm sóc khách hàng. Tham gia các khoá đào tạo, hội thảo để cập nhật những xu hướng mới và phương pháp bán hàng hiệu quả.

Chủ động trong công việc hàng ngày

Luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc hàng ngày và vượt qua các mục tiêu doanh số được giao. Đề xuất các ý tưởng mới và cải tiến trong việc phục vụ và bán hàng để cải thiện hiệu suất.

Xây dựng mối quan hệ và kỹ năng giao tiếp

Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng nghiệp. Phát triển kỹ năng giao tiếp để tạo dựng sự tin tưởng và tương tác hiệu quả với khách hàng.

Phát triển khả năng giải quyết vấn đề

Học cách xử lý và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình bán hàng. Đề xuất các giải pháp sáng tạo và hiệu quả để giải quyết các thách thức trong công việc.

Chủ động xin phản hồi và phát triển

Yêu cầu phản hồi từ cấp trên và đồng nghiệp để cải thiện bản thân. Luôn sẵn sàng chấp nhận và học hỏi từ các ý kiến phản hồi để phát triển nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc.

Xem thêm:

Việc làm Nhân viên bán hàng thời trang đang tuyển dụng

Việc làm Nhân viên bán hàng kỹ thuật đang tuyển dụng

Việc làm Nhân viên bán hàng showroom đang tuyển dụng

Đánh giá, chia sẻ về Nhân viên bán hàng siêu thị

Các Nhân viên bán hàng siêu thị chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Nhân viên bán hàng siêu thị

Đúng hay sai: khách hàng luôn đúng.
1900.com.vn
Nhân viên bán hàng siêu thị
Q: Đúng hay sai: khách hàng luôn đúng.
29/01/2024
1 câu trả lời

Đây là cụm từ phổ biến được sử dụng trong lĩnh vực bán lẻ nhưng nó không thể hiện đầy đủ mọi tình huống có thể xảy ra mà khách hàng có thể phàn nàn. Người quản lý tuyển dụng sẽ mong đợi bạn thể hiện sự khéo léo và đồng cảm khi trả lời câu hỏi này. Làm nổi bật kỹ năng giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột và giao tiếp trong câu trả lời của bạn.

Ví dụ: “Tôi tin rằng dịch vụ khách hàng tốt là điều bắt buộc và bạn phải luôn cố gắng hết sức để phục vụ khách hàng. Đôi khi có thể có sự hiểu lầm với khách hàng và họ có thể cảm thấy rằng chúng tôi không đáp ứng được mong đợi của họ. Trong những tình huống này, tôi thực hành lắng nghe tích cực để đảm bảo rằng tôi hiểu khách hàng muốn gì và tôi cố gắng xoa dịu mọi sự tức giận hoặc thất vọng nhanh nhất có thể.'

Bạn đang giới thiệu sản phẩm cho khách hàng của một dự án thì họ bắt đầu đặt câu hỏi mà bạn không biết trả lời như thế nào. Bạn làm nghề gì?
1900.com.vn
Nhân viên bán hàng siêu thị
Q: Bạn đang giới thiệu sản phẩm cho khách hàng của một dự án thì họ bắt đầu đặt câu hỏi mà bạn không biết trả lời như thế nào. Bạn làm nghề gì?
29/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: “Mặc dù tôi là một thợ thủ công có kinh nghiệm nhưng đôi khi khách hàng vẫn có thể làm tôi bối rối. Nếu tôi không biết câu trả lời nhưng tôi biết đồng nghiệp nào có kiến ​​thức chi tiết hơn về nhu cầu của khách hàng, tôi sẽ giới thiệu họ với đồng nghiệp của mình. Nếu không, tôi sẽ đưa ra gợi ý tốt nhất của mình đồng thời nói rõ rằng đó chỉ đơn giản là cách tôi tiếp cận nó dựa trên kinh nghiệm chế tạo chung của mình, nhưng đó không phải là quá trình tôi tự mình thực hiện.'

Bạn sẽ phản ứng thế nào nếu dự kiến ​​bạn sẽ tan sở lúc 4 giờ chiều nhưng người thay thế vẫn chưa đến?
1900.com.vn
Nhân viên bán hàng siêu thị
Q: Bạn sẽ phản ứng thế nào nếu dự kiến ​​bạn sẽ tan sở lúc 4 giờ chiều nhưng người thay thế vẫn chưa đến?
29/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: “Nếu đồng nghiệp đến muộn và cần được bảo hiểm, tôi sẽ tiếp tục làm việc cho đến khi họ đến hoặc người quản lý có thể tìm được người thay thế. Điều quan trọng là bạn phải sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp của mình, vì vậy tôi muốn chắc chắn rằng cộng tác viên bán lẻ khác có được sự trợ giúp mà họ cần trước khi tôi rời đi.”

Bạn cảm thấy ba phẩm chất cần thiết nhất mà một cộng tác viên bán lẻ cần có là gì?
1900.com.vn
Nhân viên bán hàng siêu thị
Q: Bạn cảm thấy ba phẩm chất cần thiết nhất mà một cộng tác viên bán lẻ cần có là gì?
29/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: “Đặc điểm quan trọng đầu tiên là sự trung thực. Tôi đã tìm ra cách tốt nhất để bán hàng là tìm những bộ quần áo mà tôi thực sự tin rằng sẽ phù hợp với khách hàng. Tôi cũng tin rằng sự vui vẻ là quan trọng vì tôi muốn khách hàng cảm thấy rằng tôi là người dễ gần và có thể giúp đỡ họ. Cuối cùng, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt để lắng nghe những gì khách hàng cần và có thể làm việc hiệu quả với đồng nghiệp của mình.”

Câu hỏi thường gặp về Nhân viên bán hàng siêu thị

Nhân viên bán hàng siêu thị (Supermarket Salesperson) là người chịu trách nhiệm trông coi hàng hóa, trực tiếp tư vấn, tính tiền, xuất hóa đơn cho khách hàng. Sau mỗi ca làm, nhân viên bán hàng có nhiệm vụ thống kê doanh thu trong ngày là bàn giao lại cho quản lý. 

Theo thống kê trung bình tại thị trường Việt Nam từ Indeed, mức lương của vị trí Nhân viên bán hàng siêu thị khoảng 8.5 triệu đồng/tháng. Dải lương phổ biến cao hơn khoảng 12 – 15 triệu đồng/tháng và có thể đặt cao nhất hơn 20 triệu đồng/tháng.

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc Nhân viên bán hàng siêu thị phổ biến:

  • Bạn làm thế nào để duy trì một mối quan hệ lâu dài với khách hàng?

  • Đâu là nhóm khách hàng của doanh nghiệp của chúng tôi?

  • Theo ý kiến của cá nhân bạn, đâu là yếu tố quyết định hành vi mua hàng của khách hàng?

  • Đâu là các yếu tố để tạo nên một nhân viên bán hàng giỏi?

  • Bạn nghĩ gì về bộ sản phẩm/dịch vụ mà công ty chúng tôi đang cung cấp?

  • Giả sử chúng tôi là khách hàng thì bạn sẽ tư vấn gì với chúng tôi để thuyết phục chúng tôi mua hàng?

  • Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu gặp phải khách hàng khó tính?

  • Nếu như nhận được lời phê bình, bạn sẽ phản ứng như thế nào?

Đánh giá (review) của công việc Nhân viên bán hàng siêu thị được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc. 

Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành Nhân viên bán hàng siêu thị hoặc lên kế hoạch cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình, hãy tìm thông tin chi tiết về lộ trình sự nghiệp và quỹ lương của Nhân viên bán hàng siêu thị.

  • Từ 0 - 3 năm đầu tiên: Nhân viên bán hàng siêu thị
  • Từ 3 - 5 năm: Trưởng nhóm bán hàng siêu thị
  • Từ 5 - 7 năm: Quản lý bán hàng siêu thị
  • Từ 7 - 9 năm: Giám đốc siêu thị

Bài viết xem nhiều