Công việc của Nhân viên Kỹ Thuật Tòa Nhà là gì?

Kỹ thuật tòa nhà là người có trách nhiệm, công tác vận hành hệ thống kỹ thuật, cơ điện nhằm duy trì mọi hoạt động của tòa nhà được hiệu quả và an toàn. Đây là một công việc vô cùng quan trọng để đảm bảo điều kiện và môi trường sống tốt nhất cho người dân sống và làm việc tại đây. Đây là công việc vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cho cư dân, khách hàng trong tòa nhà điều kiện và môi trường sống tốt nhất.

Mô tả công việc của Kỹ thuật tòa nhà 

Công việc thường xuyên và quan trọng nhất của bộ phận kỹ thuật chính là quản lý và vận hành hệ thống kỹ thuật theo quy trình của bên cung cấp. Trong quá trình thực hiện nhiệm phải luôn tuân thủ những hướng dẫn của nhà cung cấp để đảm bảo các thiết bị được hoạt động một cách hiệu quả nhất.

- Công tác bảo trì, bảo dưỡng: Đây là nhiệm vụ của nhà cung cấp. Trong thời bảo hành, các nhà cung cấp sẽ phân công kỹ thuật viên đến xử lý sự cố. Sau khi hết thời gian bảo hành thì nhà cung cấp sẽ ủy quyền lại cho đơn vị quản lý tòa nhà. Lúc đó đội ngũ kỹ thuật viên sẽ đảm nhận công việc bảo trì hệ thống kỹ thuật.

- Nhiệm vụ xử lý sự cố bất trắc: Trong quá trình vận hành, không thể tránh khỏi sự cố xảy ra. Bộ phận kỹ thuật phải có trách nhiệm nắm rõ tình hình hoạt động và đưa ra cách khắc phục kịp thời để đảm bảo công việc và cuộc sống của người dân. Cụ thể có thể kể đến các sự cố kỹ thuật sau: Sự cố mất điện, cháy, sự cố mất nước, rò rỉ, tắc đường ống dẫn nước,...

- Công tác đảm bảo an toàn: Bộ phận kỹ thuật phải đảm bảo vận hành các thiết bị cũng như khắc phục sự cố để đem lại sự an toàn cho sức khỏe và điều kiện sống của người dân.

- Công tác huấn luyện và đào tạo: Kỹ thuật viên phải bố trí thời gian để đơn vị quản lý, chủ đầu tư và cả người dân có thể tham dự các chương trình đào tạo và tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy cũng như hướng dẫn vận hành các thiết bị an toàn và hiệu quả nhất.

- Công tác phối hợp hoạt động: Bộ phận hệ thống kỹ thuật có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị, bộ phận liên quan để vận hành và xử lý các tình huống bất trắc một cách nhanh chóng nhất.

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 91 - 130 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.6 ★
Số năm kinh nghiệm 1 - 3

Nhân viên Kỹ Thuật Tòa Nhà có mức lương bao nhiêu?

91 - 130 triệu /năm
Tổng lương
84 - 120 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
7 - 10 triệu
/năm

Lương bổ sung

91 - 130 triệu

/năm
80 M
120 M
90 M 130 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Nhân viên Kỹ Thuật Tòa Nhà

Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên Kỹ Thuật Tòa Nhà, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Nhân viên Kỹ Thuật Tòa Nhà

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
42%
2 - 4
32%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên Kỹ Thuật Tòa Nhà?

Yêu cầu tuyển dụng Kỹ thuật tòa nhà  

Yêu cầu về trình độ

Công việc kỹ thuật viên tòa nhà yêu cầu sự bao quát nhưng đồng thời cũng phải chú trọng đến chi tiết một cách tỉ mỉ. Như vậy mới có thể đảm bảo sự hài lòng từ phía người dân. Bên cạnh đó, việc vận hành và quản lý tòa nhà đòi hỏi các bạn cần tìm việc làm phải am hiểu các kỹ năng và kiến thức về kỹ thuật điện nước cũng như các quy định về phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra còn phải nắm rõ các thủ tục pháp lý, hợp đồng thuê và nhiều vấn đề phát sinh khác khi vận hành hệ thống kỹ thuật cho một tòa nhà. Có xuất thân và được đào tạo bài bản tại các trường đại học có ngành hay chuyên ngành Kỹ thuật, kiến trúc về sẽ được đánh giá cao và ưu tiên hơn

Yêu cầu về kỹ năng

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Như đã mô tả về công việc của Kỹ thuật tòa nhà, vị trí này đảm nhiệm rất nhiều công việc. Chính vì thế, đôi khi sẽ gặp phải các vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Do đó, trong vai trò là Kỹ thuật tòa nhà, bạn cần phải có kỹ năng linh hoạt và tư duy nhạy bén để có thể đảm bảo các hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng.

- Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí Kỹ thuật tòa nhà, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Vì thế, để làm được điều này, Kỹ thuật tòa nhà phải biết cách truyền đạt một cách dễ hiểu, hải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để trình bày rõ ràng mọi thứ, ghi điểm trong mắt khách hàng. 

- Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến cách chăm sóc các khách hàng là người nước ngoài,...

- Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành Kỹ thuật  lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.

- Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì Kỹ thuật tòa nhà sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì Kỹ thuật tòa nhà luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!

- Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc Kỹ thuật tòa nhà sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của Kỹ thuật tòa nhà là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.

- Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm ngành Kỹ thuật nói chung, làm Kỹ thuật tòa nhà nói riêng cần phải có.

- Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành Kỹ thuật ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Lộ trình thăng tiến của Kỹ thuật tòa nhà  

Từ 0 - 1 năm: Trợ lý kỹ thuật tòa nhà

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí trợ lý kỹ thuật tòa nhà. Nhiệm vụ chính của thực tập sinh phòng văn thư là quan sát hỗ trợ các hoạt động cho người hướng dẫn chính. Bạn sẽ học cách làm việc trong môi trường doanh nghiệp và xây dựng kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của một nhân viên phòng tài liệu.

Từ 1 - 4 năm trở đi: Kỹ thuật tòa nhà

Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 0 - 1 năm, bạn có thể lên vị trí Kỹ thuật tòa nhà. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.

Từ 4 - 7 năm: Chuyên viên Kỹ thuật tòa nhà

Sau khoảng 4 năm làm Kỹ thuật tòa nhà, bạn có thể được cân nhắc lên vị trí chuyên viên. Không phải dựa trên thâm niên mà phải dựa vào thành tích mới biết bạn có khả năng được đề bạt làm chuyên viên hay không. Trong lộ trình thăng tiến, cấp bậc này còn khắc nghiệt và gian nan hơn. Để nhanh chóng đạt được vị trí này, bạn cần phải mang đến những con số ấn tượng. Nói chung là bạn cần dẫn đầu nhóm Kỹ thuật tòa nhà làm việc có chiến lược và có kế hoạch rõ ràng.

Đánh giá, chia sẻ về Nhân viên Kỹ Thuật Tòa Nhà

Các Nhân viên Kỹ Thuật Tòa Nhà chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Nhân viên Kỹ Thuật Tòa Nhà

Đang cập nhật...

Câu hỏi thường gặp về Nhân viên Kỹ Thuật Tòa Nhà

Đang cập nhật...

Bài viết xem nhiều