Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên Kỹ Thuật Tòa Nhà?

Quản lý tòa nhà (Property Manager) là một cá nhân được thuê để giám sát các hoạt động hàng ngày của một đơn vị bất động sản. Chủ sở hữu tài sản và nhà đầu tư bất động sản thường thuê người quản lý tòa nhà khi họ không muốn hoặc không thể tự quản lý tài sản của mình. Tổ hợp căn hộ, trung tâm bán lẻ và văn phòng kinh doanh là những loại tài sản thương mại phổ biến được điều hành bởi các nhà quản lý tòa nhà. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Nhân viên quản lý thiết bịKỹ thuật tòa nhà...cũng rất đa dạng. 

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên kỹ thuật tòa nhà 

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên kỹ thuật tòa nhà có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

Kinh nghiệm

Vị trí

Mức lương

Dưới 1 năm

Thực tập sinh kỹ thuật

4 - 7 triệu/tháng

2 - 4 năm

Nhân viên kỹ thuật tòa nhà

8 - 14 triệu/tháng

4 - 6 năm

Quản lý tòa nhà

15 - 20 triệu/tháng

Mức lương trung bình của Nhân viên kỹ thuật tòa nhà và các ngành liên quan

1. Thực tập sinh kỹ thuật

Mức lương: 4 - 7 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm

Thực tập sinh kỹ thuật (Technical intern) là những người được đào tạo kiến thức chuyên môn về khoa học, công nghệ để vận dụng vào việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống máy móc, thiết bị, phương tiện,...

>> Đánh giá: Ngành kỹ thuật là một ngành khoa học có phạm vi rộng, được chia thành nhiều nhánh ngành nhỏ và mỗi ngành lại mang những đặc thù riêng biệt. Do đó, Thực tập sinh kỹ thuật có thể tìm được việc làm trong rất nhiều ngành nghề khác nhau tùy vào bằng cấp và trình độ chuyên môn. 

2. Nhân viên kỹ thuật tòa nhà

Mức lương: 8 - 14 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm

Kỹ thuật tòa nhà là người có trách nhiệm, công tác vận hành hệ thống kỹ thuật, cơ điện nhằm duy trì mọi hoạt động của tòa nhà được hiệu quả và an toàn. Đây là một công việc vô cùng quan trọng để đảm bảo điều kiện và môi trường sống tốt nhất cho người dân sống và làm việc tại đây. Đây là công việc vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cho cư dân, khách hàng trong tòa nhà điều kiện và môi trường sống tốt nhất.

>> Đánh giá: Trong quá trình quản lý thiết bị, những vấn đề kỹ thuật có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Nhân viên kỹ thuật tòa nhà cần phải có kỹ năng phân tích vấn đề để nhanh chóng xác định nguyên nhân và áp dụng giải pháp hiệu quả. Trong môi trường làm việc, họ thường phải lãnh đạo các dự án nâng cấp, triển khai, hoặc bảo dưỡng. 

3. Quản lý tòa nhà

Mức lương: 15 - 20 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm

Quản lý tòa nhà (Property Manager) là một cá nhân được thuê để giám sát các hoạt động hàng ngày của một đơn vị bất động sản. Chủ sở hữu tài sản và nhà đầu tư bất động sản thường thuê người quản lý tòa nhà khi họ không muốn hoặc không thể tự quản lý tài sản của mình. Tổ hợp căn hộ, trung tâm bán lẻ và văn phòng kinh doanh là những loại tài sản thương mại phổ biến được điều hành bởi các nhà quản lý tòa nhà.

>> Đánh giá: Quản lý tòa nhà là một lĩnh vực chuyên môn liên quan đến việc giám sát và điều phối các hoạt động vận hành và bảo trì chung của một tòa nhà hoặc khu phức hợp. Người quản lý tòa nhà chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tòa nhà hoạt động an toàn, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của người thuê nhà và du khách.

Yêu cầu tuyển dụng của Quản lý tòa nhà

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản lý tòa nhà cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Trình độ học vấn: Thường là tốt nghiệp Đại học trở lên, chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật, quản lý công nghiệp, quản lý chất lượng hoặc các ngành có liên quan. Ngoài ra còn phải nắm rõ các thủ tục pháp lý, hợp đồng thuê và nhiều vấn đề phát sinh khác khi vận hành hệ thống kỹ thuật cho một tòa nhà. Có xuất thân và được đào tạo bài bản tại các trường đại học có ngành hay chuyên ngành Kỹ thuật, kiến trúc về sẽ được đánh giá cao và ưu tiên hơn

  • Am hiểu các kỹ năng và kiến thức về kỹ thuật điện nước: Cũng như các quy định về phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra còn phải nắm rõ các thủ tục pháp lý, hợp đồng thuê và nhiều vấn đề phát sinh khác khi vận hành hệ thống kỹ thuật cho một tòa nhà. Có xuất thân và được đào tạo bài bản tại các trường đại học có ngành hay chuyên ngành Kỹ thuật, kiến trúc về sẽ được đánh giá cao và ưu tiên hơn

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Trong vai trò Nhân viên kỹ thuật tòa nhà, khả năng giao tiếp là yếu tố quan trọng để trao đổi thông tin hiệu quả, rõ ràng với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và nhà cung cấp. Việc sở hữu khả năng giao tiếp thành thạo giúp bạn giải thích các vấn đề kỹ thuật phức tạp một cách dễ hiểu, xử lý các yêu cầu khách hàng và hỗ trợ đội ngũ kỹ thuật trong quá trình làm việc hàng ngày.

  • Tư duy logic và giải quyết vấn đề: Kỹ năng tư duy logic và giải quyết vấn đề là bước ngoặt quan trọng trong vai trò Nhân viên kỹ thuật tòa nhà. Việc bạn có khả năng phân tích và đưa ra các giải pháp hiệu quả cho các vấn đề kỹ thuật sẽ giúp bạn giải quyết các thách thức mà công việc đặt ra nhanh chóng và chính xác. Kỹ năng này cũng bao gồm khả năng đánh giá và ứng phó với các tình huống khẩn cấp một cách khôn ngoan.

  • Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian: Trong môi trường công việc dồn dập, khả năng tổ chức và quản lý thời gian là vô cùng quan trọng. Việc có khả năng lập kế hoạch công việc, xác định ưu tiên và hoàn thành công việc đúng thời hạn không chỉ giúp bạn hiệu quả mà còn giữ được sự chuyên nghiệp trong mắt đồng nghiệp và khách hàng.

Yêu cầu khác

  • Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc Kỹ thuật tòa nhà sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của Kỹ thuật tòa nhà là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.

Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật tốt nhất Việt Nam hiện nay?