Công việc của Kỹ sư cơ khí là gì?

Kỹ sư cơ khí là những người làm việc trong ngành nghiên cứu, chế tạo máy móc và thiết bị hữu ích nhằm phục vụ cho mọi lĩnh vực: hàng không, ô tô, robot, máy móc sản xuất, vũ khí, đồ dùng gia đình,... Đây là công việc có nhiều cơ hội, triển vọng nghề nghiệp.

Mô tả công việc của Kỹ sư cơ khí

Nhắc đến Kỹ sư cơ khí người ta thường biết đến là công việc thiết kế ứng dụng cho một số mảng, lĩnh vực mà không nắm chi tiết công việc cụ thể của ngành. Cụ thể công việc của Kỹ sư cơ khí bao gồm: 

  • Thiết kế, thi công và lắp đặt sản phẩm cơ khí: Trực tiếp tham gia quá trình thiết kế, phân tích bản vẽ sản phẩm, máy móc phục vụ đời sống sản xuất. Thực hiện gia công và giám sát quá trình để hoàn thiện và khắc phục sai sót để hoàn tất sản phẩm như thiết kế.
  • Lắp đặt, vận hành thiết bị máy móc: Kỹ sư cơ khí là người sẽ thực hiện quá trình lắp đặt máy móc thiết bị cho nhà xưởng, công trình. Vận hành, theo dõi và quản lý quá trình vận hành của dây chuyền sản xuất ở nhà máy.
  • Sửa chữa, bảo trì máy móc: Kỹ sư cơ khí sẽ sửa chữa, khắc phục lỗi của máy móc khi phát hiện các hư hỏng. Thực hiện công việc kiểm tra, bảo trì cho máy móc, thiết bị của nhà xưởng và công trình.
  • Đưa ra giải pháp để cải tiến máy móc và thiết bị: Chủ động nghiên cứu và đưa ra các phương án để cải tiến các hoạt động của máy móc, thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
  • Bên cạnh đó, Kỹ sư cơ khí sẽ chủ động đưa ra các đề xuất, ý tưởng liên để cải tiến, khắc phục vấn đề của máy móc, công nghệ. Tiến hành làm báo cáo và các công việc khác theo yêu cầu phân công của cấp trên.
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3,6 ★
Khoảng lương năm 121 - 170 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,6 ★
Số năm kinh nghiệm 3 - 5 năm

Kỹ sư cơ khí có mức lương bao nhiêu?

121 - 170 triệu /năm
Tổng lương
112 - 157 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
9 - 13 triệu
/năm

Lương bổ sung

121 - 170 triệu

/năm
121 M
170 M
52 M 390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Kỹ sư cơ khí

Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư cơ khí, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Kỹ sư cơ khí
121 - 170 triệu/năm
Kỹ sư cơ khí

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
8%
2 - 4
46%
5 - 7
33%
8+
13%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư cơ khí?

Khối lượng công việc Kỹ sư cơ khí không hề nhẹ nhàng và cũng không hề đơn giản. Bởi vậy, các doanh nghiệp thường có những tiêu chí khi tuyển dụng để đảm bảo các ứng viên đáp ứng được công việc. Cụ thể Kỹ sư cơ khícần đáp ứng những yêu cầu cơ bản 

Về trình độ học vấn

  • Các Kỹ sư cơ khí cần là cử nhân đại học trở lên của các chuyên ngành về kỹ thuật cơ khí, cơ khí chế tạo máy hoặc một số ngành có liên quan.
  • Có sự am hiểu về kiến thức cơ khí và khả năng truyền đạt phổ biến thông tin kiến thức cho người khác. 
  • Biết và sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế kỹ thuật như AutoCAD, tin học văn phòng,..
  • Tay nghề chuyên môn sẽ được tích lũy, bồi dưỡng qua thời gian thực tế trải nghiệm. Bởi vậy mà đa số trong mẫu thông tin tuyển dụng Kỹ sư cơ khí đều có yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên. 

Về kỹ năng

Kiến thức chuyên môn là điều kiện cần nhưng chưa đủ với một Kỹ sư cơ khí trong thời buổi hiện nay. Một ứng viên sáng giá đối với vị trí Kỹ sư cơ khí thì cần có thêm các kỹ năng như: 

  • Kỹ năng giao tiếp, tư duy logic và óc sáng tạo.
  • Kỹ năng nhạy bén với sự thay đổi của công nghệ. Biết quan sát, giải quyết các vấn đề một cách nhanh gọn khi gặp sự cố bất ngờ.
  • Có tính kiên trì, cẩn trọng, tỉ mỉ và chịu được áp lực công việc cao.

Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư cơ khí

Mức lương trung bình của Kỹ sư cơ khí tại Việt Nam khoảng từ 12 triệu - 20 triệu VND/tháng. Thực tế hiện nay, mức lương cho sinh viên ngành cơ khí mới ra trường là không cao. Tuy nhiên, cơ hội và triển vọng phát triển của ngành cơ khí lại rất lớn. Tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cũng như từng khu vực mà mức lương của Kỹ sư cơ khí cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định.

Lộ trình thăng tiến của một Kỹ sư cơ khí thường bao gồm các bước sau:

Thực tập sinh (Intern or Trainee Engineer)

Đây là giai đoạn đầu của sự nghiệp. Trong giai đoạn này, bạn học cách áp dụng kiến thức học được trong trường và làm quen với quy trình làm việc trong công ty hoặc tổ chức. Thực tập thường kéo dài từ vài tháng đến một năm, tùy theo công ty.

Kỹ sư Cơ bản (Junior Engineer)

Sau giai đoạn thực tập, bạn có thể bước vào vai trò Kỹ sư cơ bản. Trong thời gian này, bạn làm việc dưới sự hướng dẫn của Kỹ sư có kinh nghiệm hơn và tham gia vào các dự án cụ thể. Bạn sẽ phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản.

Kỹ sư Trung cấp (Intermediate Engineer)

Khi bạn tích luỹ thêm kinh nghiệm và kiến thức, bạn có thể thăng tiến lên cấp độ Kỹ sư Trung cấp. Ở cấp này, bạn có khả năng làm việc độc lập trong việc quản lý và thực hiện dự án nhỏ hơn, và bạn có thể tham gia vào việc đào tạo và hướng dẫn Kỹ sư mới.

Kỹ sư Cấp cao (Senior Engineer)

Kỹ sư Cấp cao thường có kinh nghiệm và kiến thức đáng kể và có thể đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo dự án lớn hơn, có vai trò quyết định trong việc thiết kế và quản lý dự án. Họ có thể tham gia vào việc đào tạo và phát triển Kỹ sư trẻ.

Chuyên gia (Specialist)

Những Kỹ sư cơ khí có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể có thể trở thành chuyên gia. Họ thường được tôn trọng về kiến thức và khả năng phân tích sự phức tạp trong lĩnh vực của họ.

Quản lý dự án (Project Manager)

Nếu bạn có khả năng lãnh đạo và quản lý, bạn có thể tiến thẳng vào vai trò quản lý dự án hoặc quản lý bộ phận. Điều này đòi hỏi khả năng quản lý dự án, tài năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý nhân sự.

Đánh giá, chia sẻ về Kỹ sư cơ khí

Các Kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Kỹ sư cơ khí

Bạn có thể mô tả thứ đầu tiên bạn từng thiết kế, với tư cách là một kỹ sư cơ khí hoặc trước khi bạn bắt đầu làm việc trong lĩnh vực này không?
1900.com.vn
Kỹ sư cơ khí
Q: Bạn có thể mô tả thứ đầu tiên bạn từng thiết kế, với tư cách là một kỹ sư cơ khí hoặc trước khi bạn bắt đầu làm việc trong lĩnh vực này không?
07/07/2023
1 câu trả lời

Tôi thực sự bắt đầu thiết kế mọi thứ khi còn là một đứa trẻ. Thiết kế đầu tiên mà tôi có thể nhớ là một thiết bị kiểu Rube Goldberg có khả năng phân phát một viên kẹo sau một số bước cơ học khác nhau. Một thiết bị khác mà tôi từng thiết kế là một cỗ máy rô-bốt có thể thu thập các quả bóng tennis và thả chúng vào rổ. Tôi đã phát minh ra nó khi làm việc theo nhóm trong một cuộc thi ở trường trung học. Những dự án như thế này đã thúc đẩy tôi quan tâm đến kỹ thuật cơ khí như một lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.

Các kỹ năng cần thiết mà một kỹ sư nên có là gì?
1900.com.vn
Kỹ sư cơ khí
Q: Các kỹ năng cần thiết mà một kỹ sư nên có là gì?
07/07/2023
1 câu trả lời

Tôi tin rằng phẩm chất quan trọng nhất mà một kỹ sư nên có là khả năng đổi mới sáng tạo. Bạn phải nhìn mọi thứ theo cách khác, phát triển những cái mới để hoàn thành nhiệm vụ một cách chi tiết và hiệu quả hơn. Các kỹ năng quan trọng khác bao gồm tính linh hoạt, tập trung, chú ý đến từng chi tiết và khả năng truyền đạt những ý tưởng phức tạp tới những nhân sự không có nền tảng về kỹ thuật.

Bạn có thể giải thích ngắn gọn về khái niệm nhiệt động lực học và đưa ra ví dụ về một dự án mà bạn đã áp dụng một hoặc nhiều định luật này không?
1900.com.vn
Kỹ sư cơ khí
Q: Bạn có thể giải thích ngắn gọn về khái niệm nhiệt động lực học và đưa ra ví dụ về một dự án mà bạn đã áp dụng một hoặc nhiều định luật này không?
07/07/2023
1 câu trả lời

Các nguyên tắc của nhiệt động lực học là nền tảng cho kỹ thuật cơ khí. Cho dù thiết kế một nhà máy điện công nghiệp quy mô lớn hay tủ lạnh trong nhà, một kỹ sư cơ khí giỏi không chỉ phải có hiểu biết sâu sắc về các khái niệm này mà còn phải hiểu cách có thể được áp dụng chúng một cách khoa học để giải quyết các thách thức thực tế trong công việc.

Một câu trả lời lý tưởng cho câu hỏi trên sẽ bao gồm:

  • Một sự hiểu biết chắc chắn như sách giáo khoa về các định luật nhiệt động lực học
  • Kiến thức về thời điểm và cách áp dụng các định luật này trong các tình huống thực tế
  • Các ví dụ thực tế về cách ứng viên sử dụng các định luật này trong công việc
Làm thế nào để bạn sử dụng sơ đồ dòng quy trình trong lĩnh vực cơ khí?
1900.com.vn
Kỹ sư cơ khí
Q: Làm thế nào để bạn sử dụng sơ đồ dòng quy trình trong lĩnh vực cơ khí?
07/07/2023
1 câu trả lời

Sơ đồ dòng quy trình là một hình minh họa mô tả thiết bị, dòng sản phẩm, các kết nối chính và mối quan hệ chung giữa các thành phần khác nhau được sử dụng để di chuyển vật liệu hoặc hoàn thành một nhiệm vụ. Nó bao gồm các hình vẽ sử dụng các ký hiệu để mô tả các thành phần chính trong dòng chảy và các đường kẻ giữa các ký hiệu minh họa hướng của dòng chảy.

Câu hỏi thường gặp về Kỹ sư cơ khí

Kỹ sư cơ khí là những người làm việc trong ngành nghiên cứu, chế tạo máy móc và thiết bị hữu ích nhằm phục vụ cho mọi lĩnh vực: hàng không, ô tô, robot, máy móc sản xuất, vũ khí, đồ dùng gia đình,... Đây là công việc có nhiều cơ hội, triển vọng nghề nghiệp.

 

Một số câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư cơ khí phổ biến:

  • Các kỹ năng cần thiết mà một kỹ sư nên có là gì?
  • Bạn có thể giải thích ngắn gọn về khái niệm nhiệt động lực học và đưa ra ví dụ về một dự án mà bạn đã áp dụng một hoặc nhiều định luật này không?
  • Làm thế nào để bạn sử dụng sơ đồ dòng quy trình trong lĩnh vực cơ khí?
  • Đưa ra một ví dụ về lỗi thiết kế cơ học mà bạn đã xác định trong quá trình thử nghiệm. Làm thế nào bạn giải quyết nó?
  • Quy trình của bạn để giải thích các thiết kế phức tạp cho những người có kiến thức kỹ thuật hạn chế là gì?
  • Mô tả thời điểm bạn mắc lỗi trong công việc. Làm thế nào bạn phát triển từ nó?
  • Những phẩm chất lãnh đạo nào là quan trọng để trở thành một kỹ sư cơ khí thành công?

Lộ trình thăng tiến của một Kỹ sư cơ khí có thể biến đổi tùy thuộc vào công ty, ngành công nghiệp, và kinh nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, dưới đây là một lộ trình thường thấy cho sự thăng tiến của Kỹ sư cơ khír:

  • Thực tập sinh (Intern or Trainee Engineer)
  • Kỹ sư Cơ bản (Junior Engineer)
  • Kỹ sư Trung cấp (Intermediate Engineer)
  • Kỹ sư Cấp cao (Senior Engineer)
  • Chuyên gia (Specialist)
  • Quản lý dự án (Project Manager)

Tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc và quy mô doanh nghiệp cũng như công trình xây dựng đảm nhận mà mức lương của vị trí Kỹ sư cơ khí sẽ  có sự chênh lệch. Tuy nhiên, mức lương trung bình thường dao động từ 12 – 20 triệu đồng/tháng.

Đánh giá (review) của công việc Kỹ sư cơ khí được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc. 

Bài viết xem nhiều