Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư cơ khí?

Kỹ sư cơ khí là những người làm việc trong ngành nghiên cứu, chế tạo máy móc và thiết bị hữu ích nhằm phục vụ cho mọi lĩnh vực: hàng không, ô tô, robot, máy móc sản xuất, vũ khí, đồ dùng gia đình,... Đây là công việc có nhiều cơ hội, triển vọng nghề nghiệp.

Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư cơ khí

Lộ trình thăng tiến của một Kỹ sư cơ khí thường bao gồm các bước sau:

Thực tập sinh (Intern or Trainee Engineer)

Đây là giai đoạn đầu của sự nghiệp. Trong giai đoạn này, bạn học cách áp dụng kiến thức học được trong trường và làm quen với quy trình làm việc trong công ty hoặc tổ chức. Thực tập thường kéo dài từ vài tháng đến một năm, tùy theo công ty.

Kỹ sư Cơ bản (Junior Engineer)

Sau giai đoạn thực tập, bạn có thể bước vào vai trò Kỹ sư cơ bản. Trong thời gian này, bạn làm việc dưới sự hướng dẫn của Kỹ sư có kinh nghiệm hơn và tham gia vào các dự án cụ thể. Bạn sẽ phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản.

Kỹ sư Trung cấp (Intermediate Engineer)

Khi bạn tích luỹ thêm kinh nghiệm và kiến thức, bạn có thể thăng tiến lên cấp độ Kỹ sư Trung cấp. Ở cấp này, bạn có khả năng làm việc độc lập trong việc quản lý và thực hiện dự án nhỏ hơn, và bạn có thể tham gia vào việc đào tạo và hướng dẫn Kỹ sư mới.

Kỹ sư Cấp cao (Senior Engineer)

Kỹ sư Cấp cao thường có kinh nghiệm và kiến thức đáng kể và có thể đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo dự án lớn hơn, có vai trò quyết định trong việc thiết kế và quản lý dự án. Họ có thể tham gia vào việc đào tạo và phát triển Kỹ sư trẻ.

Chuyên gia (Specialist)

Những Kỹ sư cơ khí có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể có thể trở thành chuyên gia. Họ thường được tôn trọng về kiến thức và khả năng phân tích sự phức tạp trong lĩnh vực của họ.

Quản lý dự án (Project Manager)

Nếu bạn có khả năng lãnh đạo và quản lý, bạn có thể tiến thẳng vào vai trò quản lý dự án hoặc quản lý bộ phận. Điều này đòi hỏi khả năng quản lý dự án, tài năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý nhân sự.

Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư cơ khí

Khối lượng công việc Kỹ sư cơ khí không hề nhẹ nhàng và cũng không hề đơn giản. Bởi vậy, các doanh nghiệp thường có những tiêu chí khi tuyển dụng để đảm bảo các ứng viên đáp ứng được công việc. Cụ thể Kỹ sư cơ khí cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản 

Về trình độ học vấn

  • Các Kỹ sư cơ khí cần là cử nhân đại học trở lên của các chuyên ngành về kỹ thuật cơ khí, cơ khí chế tạo máy hoặc một số ngành có liên quan.
  • Có sự am hiểu về kiến thức cơ khí và khả năng truyền đạt phổ biến thông tin kiến thức cho người khác. 
  • Biết và sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế kỹ thuật như AutoCAD, tin học văn phòng,..
  • Tay nghề chuyên môn sẽ được tích lũy, bồi dưỡng qua thời gian thực tế trải nghiệm. Bởi vậy mà đa số trong mẫu thông tin tuyển dụng Kỹ sư cơ khí đều có yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên. 

Về kỹ năng

Kiến thức chuyên môn là điều kiện cần nhưng chưa đủ với một Kỹ sư cơ khí trong thời buổi hiện nay. Một ứng viên sáng giá đối với vị trí Kỹ sư cơ khí thì cần có thêm các kỹ năng như: 

  • Kỹ năng giao tiếp, tư duy logic và óc sáng tạo.
  • Kỹ năng nhạy bén với sự thay đổi của công nghệ. Biết quan sát, giải quyết các vấn đề một cách nhanh gọn khi gặp sự cố bất ngờ.
  • Có tính kiên trì, cẩn trọng, tỉ mỉ và chịu được áp lực công việc cao.

Cơ hội việc làm cho Kỹ sư cơ khí

Cơ hội việc làm dành cho Kỹ sư cơ khí là gì? Nghề nghiệp dành cho Kỹ sư cơ khí rất đa dạng với nhiều vị trí làm việc khác nhau như:

Chuyên gia nghiên cứu khoa học: Là người nghiên cứu và phát triển các loại máy móc, thiết bị cơ khí, chuyển giao kết quả thành công ứng dụng cho việc sản xuất tại các nhà máy, công nghiệp.

Giảng dạy: Là giảng viên truyền đạt tri thức của mình cho các em học sinh, sinh viên về chuyên môn ngành cơ khí.

Chuyên viên tư vấn và chuyển giao công nghiệp: Tư vấn viên hoặc chuyển giao công nghệ cho các nhà máy, các công ty, doanh nghiệp… 

Kỹ sư cơ khí thiết kế: Làm việc chủ yếu tại văn phòng với nhiệm vụ chính là thiết kế bản vẽ cơ khí về các loại máy móc, cải tiến dây chuyền công nghệ.

Kỹ sư điều hành công nghệ: Là những người chuyên làm việc tại nhà máy, theo dõi vận hàng các loại máy móc thiết bị đảm bảo khắc phục kịp thời khi có sự cố.

Kỹ sư cơ khí giám sát: Chuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi các công đoạn từ thiết kế, thi công lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. Đảm bảo cho máy móc thiết bị lắp ráp đúng tiêu chuẩn an toàn của ngành cơ khí.

Kỹ sư cơ khí học trường nào? 

Ở nước ta có nhiều trường đào tạo ngành kỹ sư cơ khí chuyên sâu cho các bạn học sinh, sinh viên. Dưới đây là một số trường đào tạo khối ngành cơ khí, chế tạo máy

Khu vực Hà Nội

Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Bên cạnh các trường đại học, cao đẳng trên còn có nhiều trường đào tạo khác giảng dạy nhóm ngành cơ khí, ô tô, chế tạo tại một số khu vực tỉnh thành khác trên cả nước như Đại học Nha Trang, Đại học Hải Phòng, Đại học kỹ thuật công nghệ Cần Thơ, đại học công nghiệp Vinh, đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên,..