Câu hỏi phỏng vấn Giảng viên kinh tế
Câu hỏi phỏng vấn chung chung về ứng viên
Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình cho chúng tôi biết?
Câu hỏi giới thiệu bản thân có thể xuất hiện ở bất cứ cuộc phỏng vấn nào, tất nhiên phỏng vấn giảng viên đại học cũng không phải ngoại lệ.
Với vị trí giảng viên đại học, hơn ai hết nhà tuyển dụng luôn muốn biết rõ thông tin về ứng viên tham dự. Vừa là để thoả mãn nhu cầu về thông tin, cũng vừa là để đối chiếu với thông tin bên trong hồ sơ.
Gợi ý trả lời:
Không có cách nào khác ngoài việc đưa ra câu trả lời thành thật, đó là yếu tố giúp bạn tạo được thiện cảm với những người đối diện.
Một số thông tin cơ bản như họ tên, quê quán, năm sinh, quá trình học tập và làm việc của bản thân là những thông tin mà bạn cần nhắc tới trong phần giới thiệu của mình. Khi trình bày thông tin, hãy trả lời bằng giọng điệu tự tin, không nói quá nhanh, quá vội bởi điều đó có thể làm bạn bỏ quên thông tin quan trọng, hoặc là nhà tuyển dụng sẽ không nghe rõ những gì bạn nói.
Bạn có những ưu điểm gì phù hợp với nghề giảng viên đại học?
Câu hỏi về ưu điểm sẽ là nguồn tin hữu ích giúp các nhà tuyển dụng khai thác thông tin quan trọng nhằm đánh giá chính xác về mức độ phù hợp giữa ứng viên với vị trí giảng viên đại học. Ứng viên khi đưa ra câu trả lời cần phải trình bày rõ ràng, không nói dài dòng, khó hiểu. Tốt nhất nên tách các ưu điểm thành các ý rõ ràng, nêu theo kiểu thứ nhất, thứ hai, thứ ba,...
Gợi ý trả lời:
Với giảng viên đại học, ứng viên không những phải thể hiện sự chững chạc mà còn phải thể hiện mình là người có phong thái chuyên nghiệp, là người có kinh nghiệm.
Ví dụ:
“Tôi cảm thấy vị trí giảng viên đại học môn Tài chính doanh nghiệp thực sự phù hợp với bản thân mình, bởi vì tôi có những ưu điểm nổi bật có thể phục vụ cho công việc nếu được tuyển dụng. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, tôi đã tốt nghiệp khoa Tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân và từng có thời gian 5 năm tham gia công tác đào tạo chuyên ngành này cho nhiều doanh nghiệp trên cả nước. Bên cạnh đó tôi cũng có chứng chỉ hành nghề sư phạm theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra.
- Thứ hai, tôi là một người yêu nghề, có năng lực trong lĩnh vực đào tạo, yêu thích sự sáng tạo và luôn muốn đổi mới phương pháp dạy học để đạt chất lượng tốt hơn.
- Tôi là một người có thể truyền lửa và lan tỏa những điều tích cực tới những người xung quanh.”
Tương tự, bạn có thể trình bày theo cách riêng của mình, miễn sao làm rõ được những ưu điểm của bản thân để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với họ.
Hãy cho chúng tôi biết mục tiêu trong 5 năm tới của bạn là gì?
Bất kể nhà tuyển dụng nào cũng không muốn ứng viên của mình là một người thích yên vị, không có tính cầu toàn hay định hướng cho tương lai. Chính vì vậy mục đích của câu hỏi này là để khai thác và loại bỏ những ứng viên không đáp ứng đủ tiêu chí đó.
Gợi ý trả lời:
Kể từ khi quyết định theo nghề, bạn có vạch cho mình con đường đi nào cụ thể chưa? Có thể trước đây bạn thấy điều này là không cần thiết, thậm chí là xa vời nhưng bạn nên suy nghĩ về nó.
Mục tiêu nghề nghiệp ngoài để đối phó với nhà tuyển dụng thì nó còn giúp bạn định hình rõ ràng con đường mà mình sẽ đi trong tương lai. Nhìn vào lộ trình ấy, những gì bạn phấn đấu và đạt được sẽ đánh giá xem bạn có đang đi đúng đường hay không.
Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên môn và kỹ năng của Giảng viên kinh tế
Bạn sẽ làm gì khi sinh viên không nghe lời?
Nếu là người có kinh nghiệm dày dặn, bạn sẽ có ngay đáp án để trả lời câu hỏi này, tuy nhiên không phải ai cũng sở hữu ưu điểm này, có người thực tế đã được đi dạy nhưng chưa đủ thời gian để trải nghiệm những tình huống éo le như thế này.
Gợi ý trả lời:
Khi sinh viên không nghe lời, giảng viên đại học có thể xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau, đơn giản như: Tìm hiểu xem vì sao sinh viên lại có thái độ như vậy sau đó đưa ra biện pháp xử lý phù hợp; ý thức kém đánh vào điểm số; nói cho sinh viên đó biết tác hại về hành vi của mình;...
Ở độ tuổi này, một người giảng viên đại học thông minh chính là người biết nhu cương đúng lúc, bởi không phải lúc nào biện pháp mạnh cũng phát huy tác dụng, đôi khi cần phải mềm mỏng với sinh viên thì mới đạt hiệu quả như mong đợi.
Những biện pháp cải thiện chất lượng học tập mà bạn thường áp dụng?
Biện pháp cải thiện chất lượng học tập cho sinh viên mà giảng viên thường áp dụng chính là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Theo đó Ban giám hiệu nhà trường nói chung và các thầy cô trong ban tuyển dụng nói riêng sẽ nhanh chóng tìm ra người thực sự có năng lực.
Gợi ý trả lời:
Không quan trọng là bạn dùng phương pháp nào, quan trọng là việc bạn áp dụng vào thực tế đó có thu lại hiệu quả thực sự hay không. Vì vậy khi trả lời câu hỏi này, bạn có thể liệt kê vào những phương pháp mình từng áp dụng, tuy nhiên sẽ nhấn mạnh về chất lượng cũng như kết quả thu được của hành động đó nhé.
Bạn có mong muốn gì về môi trường làm việc mới?
Mặc dù chưa dám chắc là có thay đổi hay không nhưng nhà tuyển dụng vẫn muốn nghe những mong muốn từ ứng viên khi họ được tuyển dụng. Bên cạnh đó, với những mong muốn này họ còn có thể đánh giá xem ứng viên có phù hợp với môi trường hiện tại hay không.
Gợi ý trả lời:
Môi trường làm việc mơ ước ai cũng có, tuy nhiên bạn không nên trình bày theo những mong muốn thực tế của mình. Thay vào đó, hãy hướng tới môi trường mà bạn đang ứng tuyển, tìm hiểu thật kỹ về văn hoá cũng như con người nơi đây, sau đó miêu tả về chúng khi trả lời câu hỏi này.
Vì sao bạn lại chọn nghề giảng viên đại học?
Lý do chọn nghề cũng là một trong những câu hỏi phổ biến mà ứng viên giảng viên đại học có thể gặp phải. Khi gặp câu hỏi này bạn cần bình tĩnh, suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra câu trả lời nhé.
Gợi ý trả lời:
Có rất nhiều lý do khiến bạn lựa chọn nghề giảng viên, trong đó bạn có thể lựa chọn những lý do như do sở thích cá nhân, được sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề giáo, muốn được là người truyền lửa cho những thế hệ sau này,...
Lưu ý khi tham gia phỏng vấn vị trí Giảng viên kinh tế
Trang phục lịch sự
Khi tham gia phỏng vấn cho vị trí giáo viên, bạn hãy ghi nhớ ăn mặc lịch sự, thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng và sự trân trọng buổi phỏng vấn này. Không nên mặc những bộ trang phục cá tính, thoải mái như khi đi chơi với bạn bè để tham gia buổi phỏng vấn. Nên mặc những bộ quần áo hơi hướng công sở. Đó là những bộ trang phục thanh lịch, gọn gàng, nên lấy tông màu trắng, đen thay vì những bộ trang phục quá lòe loẹt, bắt mắt quá mức.
Lựa chọn giày dép phù hợp cũng hết sức quan trọng. Không nên đi dép, xăng đan hở ngón. Cũng không nên đi những đôi giày cao gót quá cao, đế nhọn. Một đôi giày tối màu, kín mũi đơn giản, sạch sẽ có lẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn khi đi phỏng vấn vị trí giáo viên.
Tác phong chuyên nghiệp
Khi đi phỏng vấn,bạn phải thể hiện được tác phong chuyên nghiệp của một “giáo viên tương lai”. Một thái độ tự tin, cầu tiến sẽ được đánh giá cao tại buổi phỏng vấn. Một cái bắt tay chuẩn và nụ cười tươi sẽ giúp bạn ghi điểm. Khi phỏng vấn hãy chú ý ngồi thẳng lưng, để ý từng cử chỉ, điệu bộ của bản thân.
Nếu bạn thường xuyên liếc ngang, liếc dọc, liên tục nhìn đồng hồ, ngồi gù lưng, tay chân cử động mà không có mục đích gì thì chắc chắn bạn sẽ “ra về” sớm đó.
Trả lời chân thành, trung thực
Khi trả lời các câu hỏi của người phỏng vấn, hãy trả lời lịch sự, có đầu có đuôi, có chủ ngữ, vị ngữ, tránh nói cụt lủn, cộc lốc hay xưng hô với nhà tuyển dụng như với bạn bè thân thiết.
Hãy trả lời một cách chân thành, trung thực bởi nhà tuyển dụng có thể nhìn ra sự lúng túng của bạn trong lời nói dối đấy. Một người giáo viên tương lai mà lại không trung thực thì chắc hẳn là không nhà tuyển dụng nào có thể chấp nhận được rồi.
Câu hỏi phỏng vấn
Cách tiếp cận của bạn để giảng dạy kinh tế trong lớp học là gì?
↳
Câu hỏi này sẽ giúp người phỏng vấn đánh giá phong cách và triết lý giảng dạy của bạn. Họ muốn biết bạn dự định thu hút sinh viên nghiên cứu kinh tế như thế nào, bạn sử dụng phương pháp nào để truyền đạt các khái niệm phức tạp và bạn sẽ đo lường sự tiến bộ của sinh viên như thế nào. Câu trả lời của bạn phải cho thấy rằng bạn có kế hoạch rõ ràng để dạy môn học và bạn hiểu tầm quan trọng của việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình cho phù hợp với nhu cầu của học sinh.
Cách trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, bạn nên giải thích các phương pháp và chiến lược mà bạn sử dụng để dạy kinh tế. Bạn có thể nói về cách bạn dự định giới thiệu cho học sinh những khái niệm kinh tế quan trọng, chẳng hạn như cung và cầu, chính sách tài khóa và thương mại quốc tế. Mô tả cách bạn sẽ thu hút học sinh vào các hoạt động và thảo luận để áp dụng kiến thức của họ về những khái niệm này vào các tình huống thực tế. Ngoài ra, bạn có thể thảo luận về cách tiếp cận của mình để đánh giá việc học tập của học sinh và đưa ra phản hồi về sự tiến bộ của họ.
Ví dụ: “Phương pháp dạy kinh tế trên lớp của tôi là lấy học sinh làm trung tâm và mang tính tương tác. Tôi tin rằng học sinh học tốt nhất khi họ tích cực tham gia vào tài liệu, vì vậy tôi dự định sử dụng nhiều hoạt động thực hành và thảo luận khác nhau để giới thiệu các khái niệm kinh tế quan trọng. Để đo lường sự tiến bộ của học sinh, tôi sẽ sử dụng kết hợp các bài kiểm tra, câu hỏi và dự án yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức của mình vào các tình huống thực tế. Ngoài ra, tôi sẽ cung cấp phản hồi thường xuyên về hiệu suất của họ và đưa ra hướng dẫn khi cần thiết.”
Làm thế nào để bạn đảm bảo rằng tất cả sinh viên hiểu được tài liệu, bất kể kiến thức hoặc kinh nghiệm trước đây của họ về kinh tế?
Mô tả một giáo án bạn đã soạn cho một lớp kinh tế.
Giải thích cách bạn sử dụng công nghệ và các nguồn lực khác để nâng cao khả năng học tập của sinh viên trong khóa học kinh tế.
Bạn có quen thuộc với các xu hướng và chính sách kinh tế hiện nay không?
Bạn sử dụng chiến lược nào để thu hút sinh viên thảo luận về các chủ đề kinh tế phức tạp?
Bạn xử lý các câu hỏi của học sinh đang gặp khó khăn trong việc nắm bắt các khái niệm nhất định như thế nào?
Bạn có kinh nghiệm giảng dạy kinh tế trực tuyến không?
Bạn sử dụng phương pháp nào để đánh giá sự hiểu biết của sinh viên về các nguyên tắc kinh tế?
Làm thế nào để bạn khuyến khích các kỹ năng tư duy phê phán khi thảo luận về lý thuyết kinh tế?
Bạn sử dụng những kỹ thuật nào để giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến kinh tế?
Bạn kết hợp các ví dụ thực tế vào bài học của mình như thế nào để chúng phù hợp hơn với học sinh?
Những thách thức nào bạn đã gặp phải khi giảng dạy kinh tế và bạn đã vượt qua chúng như thế nào?
Bạn làm cách nào để cập nhật những phát triển mới trong lĩnh vực kinh tế?
Bạn phân biệt cách giảng dạy như thế nào để đáp ứng nhu cầu của những người học khác nhau?