1. Định nghĩa của Product test
Product Test là một phương pháp nghiên cứu phản ứng của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm/dịch vụ trước khi ra mắt nó trên thị trường. Cụ thể, người tiêu dùng sẽ nhận một bản mô tả chi tiết về hình thức, tính năng hoặc hương vị,… của mặt hàng thử nghiệm. Đổi lại, doanh nghiệp sẽ thu thập được dữ liệu định lượng và định tính về hành vi của người dùng, thị hiếu/ sở thích, phản ứng của họ đối với mặt hàng này.
Thông qua quá trình này, doanh nghiệp có thể so sánh các chỉ số chi tiết như ý định mua hàng, tính năng nổi trội, chất lượng, giá trị của sản phẩm và rất nhiều yếu tố khác để tìm ra product concept mà khách hàng thích nhất.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Tầm quan trọng của việc thử nghiệm Product Test
Đảm bảo chất lượng và mức độ tin cậy trong các sản phẩm
Trước khi ra mắt sản phẩm, bạn nên có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sản phẩm đó, dùng nó làm tiền đề để đánh giá chất lượng và tính khả thi của sản phẩm.
Bạn có thể xây dựng thêm các tình huống giả định cho sản phẩm và dự đoán trước các phương án dự phòng, để đối phó với các rủi ro có thể xảy đến bên ngoài thị trường “thực”.
Giảm chi phí chung
Một vấn đề nan giải với hầu hết các doanh nghiệp là đề ra mức dự phòng chi phí sản xuất cho một sản phẩm mới. Với Product Test, doanh nghiệp đã có thể phần nào thay đổi được điều đó.
Product Test không thể đưa cho bạn một con số chính xác về chi phí phải trả khi phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, bạn có thể biết cách sản phẩm sẽ tương tác với khách hàng, xác định hướng phát triển của sản phẩm,…
Tất cả những điều này giúp bạn quyết định được những khoản chi nào không thật sự cần thiết, từ đó cắt giảm tổng chi phí phải trả khi tung sản phẩm ra thị trường.
Nắm được dòng đời sản phẩm
Sau khi được tung ra, sản phẩm sẽ trải qua một chu kỳ kéo dài từ lần đầu bước vào thị trường cho đến khi rời khỏi thị trường đó. Trong đó, khoảng thời gian khó khăn nhất của một doanh nghiệp có lẽ là khi sản phẩm bắt đầu phát sinh các sự cố, các yêu cầu hỗ trợ từ khách hàng…
Để thích ứng với các vấn đề cảnh báo sự tồn tại của sản phẩm, bạn sẽ cần một vài giả định nhằm tìm ra tuổi thọ của sản phẩm, từ đó chuẩn bị các phương án và thời điểm bảo trì sản phẩm thích hợp.
Giảm bớt hoạt động chăm sóc khách hàng sau khi quá trình bán
Product Test giúp doanh nghiệp hiểu vấn đề tiềm ẩn của sản phẩm, giúp bạn chuẩn bị các hoạt động bảo trì hoặc sửa chữa thiếu sót trước khi thật sự đưa sản phẩm đến tay người dùng.
Vì vậy, việc tạo tình huống giả tưởng đã giúp doanh nghiệp cắt giảm phần nào nhu cầu, cũng như các chi phí có thể sẽ phát sinh trong hoạt động chăm sóc khách hàng.
Bên cạnh đó, ngoài lợi nhuận, phát triển sản phẩm mới cũng tập trung thỏa mãn nhu cầu của của người dùng. Do đó, việc thử nghiệm này giúp doanh nghiệp vừa thể hiện thái độ bán hàng chuyên nghiệp, vừa tìm ra những nhu cầu phát sinh trước cả khi có khách mua hàng thực tế.
3. Ý nghĩa của Product Test
Tạo ra sản phẩm có tính thuyết phục cao hơn
Thông qua các số liệu cụ thể về sản phẩm mới, Product Test có thể giúp bạn nhận biết tính năng hiện đang “cháy hàng” nhất trong lòng khách hàng. Từ đó, bạn sẽ ứng dụng tính năng này để tạo ra sản phẩm thích hợp với người dùng hơn.
Biết được tính năng nào nổi trội, tính năng nào cần cải thiện
Dĩ nhiên là khách hàng của bạn có đa dạng nhu cầu và sản phẩm của bạn cần thỏa mãn điều đó. Họ có thể thích sản phẩm với phiên bản rút gọn, cũng như thích sản phẩm có thể bảo đảm riêng tư.
Sau khi thử nghiệm, bạn có thể thu thập các thông tin phản hồi và kết hợp các tính năng được khách hàng đánh giá tốt. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra sản phẩm có khả năng thỏa mãn toàn bộ các nhu cầu kể trên.
Xác định được đâu là nhóm khách hàng phù hợp với sản phẩm
Thông thường, bảng câu hỏi khảo sát sẽ bao gồm các yếu tố như độ tuổi, giới tính, lối sống,… giúp bạn ghi nhận đầy đủ thông tin về những người đã tham gia cuộc thử nghiệm.
Tuy nhiên, ngoài việc nắm thông tin người dùng, các phản hồi này còn giúp bạn phân loại khách hàng thành từng nhóm riêng biệt. Từ đó phân tích được sự khác nhau trong trải nghiệm của họ về sản phẩm mới, để tìm ra một thị trường thích hợp với sản phẩm hơn.
Bắt kịp những xu hướng mới
Thường xuyên khảo sát, thu thập dữ liệu có thể giúp bạn cập nhật những thay đổi mới nhất về thị hiếu người dùng. Điều này đem lại hai lợi thế cực lớn cho doanh nghiệp mà bạn cần cân nhắc tìm hiểu.
Một là giúp doanh nghiệp tự đưa ra các quyết định về sản phẩm mà không cần hỗ trợ từ bên thứ ba (agency). Nếu có đội ngũ chuyên môn có thể xử lý tốt dữ liệu thì các thông tin mà bạn nhận được đã đủ để doanh nghiệp phân tích và đề ra các chiến lược cho sản phẩm.
Hai là hỗ trợ nhà quản trị phản ứng nhanh trước các thay đổi từ thị trường, đáp ứng những mong muốn bộc phát của người tiêu dùng một cách tốt nhất.
Xác định xem chương trình phát triển sản phẩm mới có đang đi đúng hướng hay không
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, khi phát triển sản phẩm mới, việc kiểm tra mức độ tương tác của sản phẩm với khách hàng, đánh giá xem sản phẩm có tiếp cận được chính xác đối tượng mục tiêu, sẽ chỉ diễn ra khi có sản phẩm chính thức.
Trên thực tế, để đảm bảo sản phẩm cuối cùng thỏa mãn toàn bộ những gì khách hàng mong muốn, nhiều sản phẩm thành công hiện nay vẫn phải trải qua các kì kiểm tra thường xuyên, trong suốt quá trình phát triển của mình.
Quyết định sự phù hợp sản phẩm cho mục đích sử dụng sau cùng
Tiếp thị không chỉ hoàn tất khi khách hàng rời khỏi cửa hàng hay đã sở hữu sản phẩm. Mục đích lớn nhất của việc tiếp thị và truyền thông là để mở rộng được nhiều và nhiều hơn nữa tệp khách hàng của mình.
Để làm được điều này, bạn sẽ cần có Product Test để xác thực tính phù hợp giữa sản phẩm và người dùng cuối. Hơn thế nữa, khi thử nghiệm trước, bạn sẽ có chi tiết về phân khúc của các người tiêu dùng khác nhau, nhờ vậy, bạn có thể hiểu thêm về cách họ sử dụng sản phẩm.
Giới thiệu sản phẩm thử nghiệm của bạn với khách hàng
Một trong những quyết định dẫn đến thất bại của nhà quản trị là không truyền đạt được toàn bộ mục đích mà doanh nghiệp của bạn đưa sản phẩm đến người dùng.
Product Test sẽ là cách hiệu quả để đảm bảo đối tượng mục tiêu được giải đáp đầy đủ về sản phẩm, biết được sản phẩm giải quyết vấn đề cấp bách nào của họ.
Đọc thêm: Kỹ năng công việc cụ thể là gì? Các kĩ năng giúp nâng cao hiệu suất làm việc
Giải quyết vấn đề của sản phẩm hiện tại
Quá thường xuyên, các sản phẩm mới bị thu hồi hoặc phải được phát triển vì các vấn đề chỉ được nhận ra sau khi chúng được bán. Thử nghiệm sản phẩm có thể giúp tránh các sai sót hoặc sơ suất tốn kém bằng cách để người dùng cuối dùng thử sản phẩm và gửi tất cả các phản hồi quan trọng.
Vì nhiều lý do, các sản phẩm mới sẽ bị thu hồi hoặc chậm phát triển, nhưng đa phần xuất phát từ tầm nhìn của nhà quản trị. Cụ thể, các nhà quản trị có thể chưa nhận ra tầm quan trọng của việc thử nghiệm, tìm hiểu các vấn đề của sản phẩm trước khi bán nó ra thị trường.
Vì vậy, bằng cách để người dùng cuối thử sản phẩm và cho ý kiến, nhận xét quan trọng, Product Test là cách hữu hiệu để tránh các rủi ro nhỏ có thể gây ra vấn đề lớn.
Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
Khi phân phối và tiếp thị một sản phẩm/dịch vụ mới, bạn sẽ cùng lúc truyền tải các thông điệp, tuyên bố xoay quanh sản phẩm. Vì vậy, trước khi nhấn mạnh giá cả hay hiệu quả của nó trong phân khúc, bạn nên có các cuộc kiểm tra nhỏ với đối tượng mục tiêu, tránh các thông tin gây nhầm lẫn ảnh hưởng đến họ và cả thương hiệu của bạn.
Xác định tiết kiệm chi phí tiềm năng
Thông thường, chi phí phát triển hoặc củng cố một sản phẩm thường rất lớn. Bởi các tính năng hay hiệu quả được doanh nghiệp thêm vào sản phẩm có thể không tạo ra khác biệt như mong muốn.
Tuy nhiên, việc thử nghiệm các vấn đề, tình huống trước khi tung ra sản phẩm sẽ giúp bạn đảm bảo chi phí nghiên cứu, phát triển cho sản phẩm đều được tối ưu.
4. Các phương pháp thử nghiệm sản phẩm
IHUT: In-Home Usage Test (Thử nghiệm sử dụng tại nhà)
Đây là phương pháp thường được áp dụng trong các công ty sử dụng nền tảng nghiên cứu thị trường di động hoặc trực tuyến.
Thông qua IHUT, các sản phẩm sẽ được tiếp cận người tham gia ngay tại nơi ở hoặc nơi công tác của họ. Sau đó, các kết quả thu được sẽ bao gồm cảm nhận, đánh giá của cá nhân trong và sau khi hoàn tất chương trình.
Đọc thêm: Top 8 cách phát triển kỹ năng giao tiếp trong thuyết trình
CLT: Central Location Test (Thử nghiệm tập trung)
Ngược lại, với phương pháp này, người tham gia nghiên cứu sẽ được đưa vào các môi trường định sẵn hoặc bị kiểm soát. Nơi tương tác với sản phẩm có thể là trung tâm mua sắm hoặc siêu thị, phòng thí nghiệm…
Sau khi trải qua môi trường thử nghiệm, người tiêu dùng tham gia có thể để lại các đánh giá, trải nghiệm của cá nhân họ cũng như cung cấp các ý kiến có ích cho nghiên cứu. Phương pháp CLT thường được thực hiện bởi các công ty nghiên cứu thị trường kiểu truyền thống.
Product Test tuy không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự chỉn chu trong từng khâu thực hiện. Hi vọng với bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực