Câu hỏi trắc nghiệm: Động cơ và hứng thú học tập (có đáp án)
TÓM TẮT NỘI DUNG CƠ BẢN
Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết Động cơ và hứng thú học tập
Câu 1: Trong tâm lí học mác xít, đạo đức được hiểu là:
A. Hệ thống những yêu cầu con người đặt ra trong các mối quan hệ xã hội.
B. Một trong những hình thái của ý thức xã hội.
C. Hệ thống những chuẩn mực được con người tự đặt ra và tự giác tuân theo trong quá trình quan hệ xã hội.
D. Cả A, B, C.
Câu 2: Hành vi đạo đức là:
A. Hành vi được thúc đẩy bởi động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức do cá nhân tự giác làm.
B. Một hành vi có ích cho xã hội và cho cá nhân, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức.
C. Một hành vi do cá nhân tự nguyện thực hiện.
D. Cả A, B, C.
Câu 3: Tiêu chuẩn để đánh giá một hành vi đạo đức là:
A. Tính tự giác.
B. Tính có ích.
C. Tính không vụ lợi cá nhân.
D. Cả A, B, C.
Câu 4: Hành vi nào được xem là hành vi đạo đức trong các hành vi sau?
A. Hôm nay, Hải làm được một việc tốt và được nhà trường tuyên dương: em đã giúp được một cụ già bị ngất vào trạm xá gần trường. Em rất vui khi nghĩ đến phần thưởng của bố vì bố đã hứa: "Nếu con làm được một việc tốt thì bố sẽ có phần thưởng".
B. Hương rất chăm chỉ học hành, nhưng do chưa có phương pháp tốt nên kết quả học tập của em năm nào cũng thấp.
C. Nhìn thấy cụ già chuẩn bị qua đường giữa dòng xe tấp nập, Hồng vội vàng chạy tới nói: “Ông ơi, ông để cháu dắt ông qua đường".
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Thiện chí được hiểu là:
A. Việc làm hữu ích.
B. Ý chí hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức.
C. Khả năng bắt con người phải thực hiện các giá trị đạo đức.
D. Cả A, B, C.
Câu 6: Yếu tố xoá đi khoảng cách giữa ý thức đạo đức với hành vi đạo đức, làm ý thức đạo đức thống nhất với hành vi đạo đức là:
A. Niềm tin đạo đức.
B. Tình cảm đạo đức.
C. Thói quen đạo đức.
D. Thiện chí.
Câu 7: Yếu tố quyết định trực tiếp trình độ đạo đức của mỗi học sinh là:
A. Sự tự tu dưỡng của học sinh.
B. Việc tổ chức giáo dục của nhà trường.
C. Không khí rèn luyện đạo đức của tập thể học sinh.
D. Nền nếp sinh hoạt và tổ chức giáo dục của gia đình.
Câu 8: Tính tự giác của hành vi đạo đức được thể hiện ở:
A. Tính tích cực của chủ thể hành động.
B. Ý thức được kết quả hành động và tự nguyện thực hiện.
C. Tính tự nguyện của chủ thể hành động.
D. Ý thức được mục đích và ý nghĩa hành động.
Câu 9: Cách hiểu nào không đúng về động cơ đạo đức trong các động cơ sau?
A. Động cơ đạo đức thể hiện giá trị của hành vi đạo đức.
B. Động cơ đạo đức là động cơ có ý nghĩa về đạo đức.
C. Động cơ có thể mâu thuẫn với mục đích trực tiếp của hành động cụ thể.
D. Động cơ thể hiện sức mạnh của hành vi đạo đức.
Câu 10: Yếu tố nào thể hiện sức mạnh ý chí trong thực hiện hành vi đạo đức trong các yếu tố sau?
A. Thiện chí.
B. Nghị lực.
C. Thói quen.
D. Cả A, B, C.
Câu 11: Trong tình huống phải đấu tranh giữa cái “tôi cần” và “tôi muốn” thì việc thực hiện hành vi đạo đức là kết quả của những yếu tố nào trong các yếu tố sau?
A. Thiện chí và tri thức đạo đức.
B. Nghị lực và niềm tin đạo đức.
C. Thói quen đạo đức.
D. Thiện chí, nghị lực và tri thức đạo đức.
Câu 12: Giáo dục đạo đức thực chất là:
A. Hình thành ý thức đạo đức.
B. Hình thành hành vi đúng với chuẩn mực đạo đức.
C. Hình thành phẩm chất đạo đức.
D. Cả A, B, C.
Câu 13: Yếu tố nào trong các yếu tố sau tác động vào niềm tin đạo đức?
A. Học môn đạo đức được nghe giáo viên giảng về những tri thức đạo đức khái quát và hệ thống.
B. Tác động của các môn văn hoá khác (đặc biệt các môn khoa học xã hội).
C. Tiếp xúc với người thực, việc thực.
D. Các hình tượng nghệ thuật trong hoạt động ngoại khoá.
Câu 14: Không khí đạo đức của tập thể là:
A. Tâm trạng chung bao trùm lên các hoạt động của tập thể.
B. Dư luận của tập thể về hành vi đạo đức của mỗi thành viên.
C. Nội quy của tập thể.
D. Cả A, B, C.
Câu 15: Để có được dư luận tập thể tốt, người thầy giáo cần có khả năng nào trong các khả năng sau?
A. Khả năng xây dựng được một tập thể học sinh tốt.
B. Khả năng làm cho dư luận của tập thể khác nhau, có sự thống nhất về cùng một vấn đề.
C. Biết hướng dư luận tập thể theo một hướng có chủ định và dẹp đi những dư luận không có lợi cho giáo dục đạo đức.
D. Cả A, B, C.
Câu 16: Để gia đình có ảnh hưởng giáo dục đạo đức tốt cho con em mình, gia đình không nên làm điều nào dưới đây?
A. Ngăn cấm con em tiếp xúc với ảnh hưởng xấu từ bên ngoài.
B. Xác định rõ mục đích giáo dục cho con cái.
C. Giáo dục con ngay cả khi có mặt hay vắng mặt bố mẹ.
D. Vừa khuyên răn con em vừa nêu tấm gương tốt của bố mẹ.
Câu 17: Uy quyền của cha mẹ có tác dụng tốt đến giáo dục đạo đức cho con cái là uy quyền được xây dựng trên cơ sở:
A. Tình yêu thương mãnh liệt.
B. Thái độ, hành vi mẫu mực của cha mẹ trong cuộc sống.
C. Thoả mãn mọi nhu cầu của con.
D. Những lời khuyên răn về đạo đức, những câu chuyện kể về người tốt, việc tốt (giáo dục đạo đức).
Câu 18: Cách hiểu nào không đúng về sự tự tu dưỡng?
A. Là nhu cầu tự nhiên của con người. Trẻ thơ hay người lớn đều có sự tự tu dưỡng.
B. Hệ thống hành động tự giác nhằm hoàn thiện bản thân.
C. Là con đường giáo dục đạo đức quan trọng của cá nhân.
D. Là khả năng chỉ có ở con người.
Câu 19: Nguồn gốc của sự tự tu dưỡng ở cá nhân là do yếu tố nào trong các yếu tố sau?
A. Hoàn cảnh bên ngoài.
B. Giáo dục.
C. Kinh nghiệm sống.
D. Cả A, B, C.
Câu 20: Để có sự tu dưỡng tốt cần những điều kiện nào trong các điều kiện sau?
A. Được giáo dục để tạo cơ sở về nhận thức, tình cảm, ý chí cần thiết.
B. Được giáo viên và tập thể giúp đỡ.
C. Có động cơ trong sáng.
D. Cả A, B, C.
Câu 21: Điều nào không phải là công việc của giáo viên khi giúp đỡ cho học sinh tự tu dưỡng?
A. Lập kế hoạch tự tu dưỡng cho học sinh, trong đó nêu rõ nét đạo đức cần rèn luyện, củng cố hay khắc phục.
B. Làm cho học sinh hiểu rằng phải tự tu dưỡng trong hoạt động thực tiễn mới đạt kết quả.
C. Làm cho học sinh hiểu rằng tự kiểm tra đánh giá thường xuyên là việc làm không thể thiếu của sự tự tu dưỡng.
D. Cần nắm mục đích, phương pháp, tổ chức tu dưỡng của học sinh để giúp các em định hướng đúng.
Câu 22: Trong tự tu dưỡng của cá nhân thì:
A. Phải tự cá nhân lên kế hoạch và thực hiện, không cần sự tác động của bên ngoài.
B. Ý chí là quan trọng hơn mục đích.
C. Không phụ thuộc sự phát triển của cá nhân mà phụ thuộc ý chí của cá nhân đó.
D. Cá nhân lên kế hoạch và quyết tâm thực hiện với sự hỗ trợ của bên ngoài.
Câu 23: Cách hiểu nào là đúng về mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi đạo đức trong các cách hiểu sau?
A. Nhu cầu đạo đức quy định hành vi đạo đức.
B. Nhu cầu đạo đức chỉ được thể hiện qua hành vi đạo đức.
C. Hành vi đạo đức có thể làm biến đổi nhu cầu đạo đức.
D. Cả A, B, C
Câu 24: Hiểu như thế nào là đúng về mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc tâm lí của hành vi đạo đức?
A. Tri thức đạo đức soi sáng con đường tới mục đích của hành vi. Nó là cơ sở của niềm tin, tình cảm và động cơ, thiện chí, thói quen đạo đức.
B. Nghị lực phải do tri thức, thiện chí và tình cảm đạo đức tạo ra mới giúp con người biến ý thức thành hành vi đạo đức.
C. Thói quen làm cho ý thức và hành vi đạo đức được thực hiện thống nhất mà không đòi hỏi nỗ lực ý chí.
D. Cả A, B, C.
Câu 25: Thói quen đạo đức có thể hiểu là:
A. Hành vi sẵn sàng thực hiện chuẩn mực đạo đức.
B. Hành vi đạo đức ổn định đã trở thành nhu cầu của con người.
C. Hành động tự động hoá.
D. Cả A, B, C.
Câu 26: Trong việc giáo dục trẻ em, phong cách giáo dục tốt nhất là:
A. Phong cách dân chủ.
B. Phong cách độc đoán, gia trưởng.
C. Phong cách tự do.
D. Cả A, B, C
Câu 27: Phương pháp giáo dục tốt nhất là:
A. Áp đặt, cưỡng bức thực hiện theo mệnh lệnh.
B. Giảng giải, thuyết phục, động viên , giám sát.
C. Hoàn toàn để trẻ tự do làm theo ý mình.
D. D. Cả A, B, C.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Đáp án |
D |
D |
D |
C |
B |
C |
A |
B |
C |
Câu |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
Đáp án |
C |
C |
D |
C |
D |
D |
A |
B |
A |
Câu |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
Đáp án |
D |
D |
A |
D |
D |
D |
D |
A |
B |
Xem thêm
Câu hỏi trắc nghiệm Nhập môn tâm lý học giáo dục
Câu hỏi trắc nghiệm Sự phát triển của tâm lí cá nhân
Câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở tâm lí học của hoạt động học
Câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở tâm lí học của hoạt động dạy học
Câu hỏi trắc nghiệm Động cơ và hứng thú học tập
Câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở tâm lí học của quản lí lớp học
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh tâm lý
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo
Mức lương của thực tập sinh quản lý đào tạo là bao nhiêu?