35 câu hỏi trắc nghiệm SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CÁ NHÂN | Môn học Tâm lý học giáo dục

Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học giáo dục về "Sự phát triển tâm lí cá nhân" kèm lý thuyết và lời giải chi tiết giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Câu hỏi trắc nghiệm: Sự phát triển tâm lí cá nhân (có đáp án)

TÓM TẮT NỘI DUNG CƠ BẢN

Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết Sự phát triển tâm lí cá nhân

CÂU HỎI BÀI TẬP

Câu 1: Mệnh đề nào dưới đây thể hiện đúng bản chất giai đoạn lứa tuổi học sinh THCS (tuổi thiếu niên)?

A. Tuổi dậy thì.

B. Tuổi khủng hoảng, khó khăn.

C. Tuổi chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành.

D. Về cơ bản, thiếu niên vẫn là trẻ con không hơn không kém.

Câu 2: Nguyên nhân khiến thiếu niên thường mỏi mệt, chóng mặt, hoa mắt... chủ yếu là do:

A. Sự phát triển mạnh nhưng thiếu cân đối của hệ tuần hoàn.

B. Sự phát dục.

C. Sự phát triển mạnh nhưng thiếu cân đối của hệ cơ.

D. Sự phát triển mạnh nhưng thiếu cân đối của hệ xương.

Câu 3: Sự phát triển thể chất của lứa tuổi thiếu niên về cơ bản là giai đoạn:

A. Phát triển chậm, theo hướng hoàn thiện các yếu tố từ lứa tuổi nhi đồng.

B. Phát triển với tốc độ nhanh, không đồng đều, không cân đối.

C. Phát triển với tốc độ nhanh, đồng đều, cân đối.

D. Phát triển mạnh về tầm vóc cơ thể (chiều cao, cân nặng).

 Câu 4: Sự phát dục ở tuổi thiếu niên, khiến các em:

A. Ngại tiếp xúc với người khác giới.

B. Quan tâm nhiều hơn đến người khác giới.

C. Tâm lí mặc cảm, lo lắng về cơ thể.

D. Quan tâm nhiều hơn đến bạn cùng giới cùng tuổi.

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu khiến thiếu niên thường nói "nhát gừng", “cộc lốc” là:

A. Muốn khẳng định tính người lớn của mình trong quan hệ với người xung quanh.

B. Muốn che đậy sự lóng ngóng, vụng về của mình do sự phát triển thiếu cân đối của cơ thể gây ra.

C. Do phản xạ với tín hiệu trực tiếp hình thành nhanh hơn phản xạ với tín hiệu từ ngữ.

D. Sự phát triển không cân đối của cơ thể làm các em thấy mệt mỏi, ngại giao tiếp.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu khiến thiếu niên thường dễ bị kích động, có cảm xúc mạnh, dễ bực tức, nổi khùng, phản ứng mạnh mẽ với các tác động bên ngoài là do:

A. Sự phát triển hệ xương mạnh hơn hệ cơ.

B. Tuyến nội tiết hoạt động mạnh, ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

C. Sự phát triển mạnh nhưng thiếu cân đối của hệ tuần hoàn, ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

D. Trẻ em ý thức về sự phát triển không cân đối của cơ thể.

Câu 7: Hệ xương của thiếu niên phát triển như thế nào?

A. Có sự phát triển nhảy vọt về chiều cao.

B. Hệ xương phát triển không đồng đều, thiếu cân đối.

C. Phần nối giữa các đốt sống vẫn còn sụn nên xương sống dễ bị biến dạng nếu đứng ngồi không đúng tư thế.

D. Cả a, b, c.

Câu 8: Quá trình hoạt động thần kinh cấp cao ở thiếu niên có đặc điểm:

A. Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt so với ức chế.

B. Phản xạ có điều kiện với tín hiệu trực tiếp thành lập nhanh hơn phản xạ với tín hiệu từ ngữ.

C. Khả năng chịu đựng các kích thích  mạnh, đơn điệu, kéo dài còn yếu, nên dễ bị ức chế, hoặc dễ bị kích động mạnh.

D. Cả a, b, c.

Câu 9: Biểu hiện của hiện tượng dậy thì là:

A. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động.

B. Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu giới tính phụ (nách mọc lông, nam mọc ria mép...).

C. Nam có sự xuất tinh, nữ có kinh nguyệt.

D. Cả a, b, c.

Câu 10: Trong giai đoạn phát dục (dậy thì), đa số các em thiếu niên:

A. Thiết lập được sự cân bằng giữa sự phát triển yếu tố tâm lí tính dục với tâm lí xã hội.

B. Đã trưởng thành về mặt tâm lí tính dục nhưng chưa phát triển về mặt tâm lí xã hội.

C. Đã trưởng thành về mặt tính dục nhưng chưa trưởng thành về cơ thể, đặc biệt là chưa trưởng thành về mặt tâm lí và xã hội.

D. Cơ thể phát triển không cân đối, còn mang nhiều nét trẻ con.

Câu 11: Điểm nào dưới đây không đặc trưng cho sự phát triển tâm lí của  tuổi thiếu niên?

A. Sự phát triển mạnh mẽ, cân đối các yếu tố thể chất và tâm lí.

B. Sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về mặt trí tuệ, cảm xúc và xu hướng, đạo đức.

C. Sự phát triển mạnh mẽ tính tích cực xã hội hướng đến các chuẩn mực văn hoá - xã hội.

D. Sự phát triển diễn ra không đều, tạo ra tính hai mặt: "vừa là trẻ con vừa là người lớn".

Câu 12: Những đặc trưng tâm lí của tuổi thiếu niên có được là do điều kiện nào?

A. Sự phát triển cơ thể và hoạt động hệ thần kinh mạnh mẽ nhưng không cân đối.

B. Hiện tượng dậy thì xảy ra ở tuổi này.

C. Sự thay đổi các điều kiện xã hội và hoạt động chủ đạo.

D. Cả a, b, c.

Câu 13: Hoàn cảnh sống và hoạt động của thiếu niên thường:

A. Không thay đổi nhiều so với lứa tuổi nhi đồng.

B. Bao hàm cả yếu tố thúc đẩy và kìm hãm phát triển tính người lớn ở các em.

C. Chỉ bao hàm những yếu tố thúc đẩy tính người lớn.

D. Chỉ bao hàm những yếu tố thúc đẩy duy trì tính trẻ con.

Câu 14: Những thay đổi về vị trí của thiếu niên trong gia đình có tác động như thế nào đối với thiếu niên?

A. Tăng cường sự lệ thuộc của các em vào cha mẹ.

B. Thúc đẩy tính tích cực, độc lập trong suy nghĩ và hành động.

C. Một mặt thúc đẩy phát triển tính người lớn nhưng mặt khác lại làm kìm hãm tính người lớn ở các em.

D. Cả a, b, c.

Câu 15: Thiếu niên thích tham gia công tác xã hội, vì các em:

A. Có sức lực và hiểu biết nhiều hơn.

B. Muốn được thừa nhận là người lớn, vì cho rằng công tác xã hội là của người lớn.

C. Muốn được làm việc có tính chất tập thể, muốn được nhiều người biết đến.

D. Cả a, b, c.

Câu 16: Sự khủng hoảng trong sự phát triển tâm lí ở tuổi thiếu niên chủ yếu là do:

A. Bản chất, hoàn cảnh xã hội và quan hệ xã hội của trẻ em và sự cải tổ lại hệ thống quan hệ đó của trẻ em.

B. Sự phát triển nhanh, mạnh và không cân đối về thể chất và tâm lí.

C. Quan niệm của người lớn về sự phát triển của trẻ em

D. Sự phát dục.

Câu 17: Sự chuyển tiếp từ tính chất không chủ định sang tính có chủ định là đặc điểm chung của sự phát triển trí tuệ. Đặc điểm này được thể hiện trong các quá trình nhận thức của thiếu niên ở chỗ:

A. Tính chất không chủ định giảm mạnh, tính chất chủ định tăng lên.

B. Tính chất không chủ định giữ nguyên, tính chủ định tăng nhanh.

C. Tính chất có chủ định chiếm ưu thế hơn so với tính không chủ định.

D. Tính chất có chủ định phát triển mạnh nhưng chưa chiếm ưu thế, tính không chủ định không giảm.

Câu 18: Đặc điểm trí nhớ của học sinh THCS là:

A. Có tiến bộ trong ghi nhớ tài liệu từ ngữ trừu tượng.

B. Có tiến bộ trong khả năng ghi nhớ ý nghĩa.

C. Coi thường ghi nhớ máy móc, nhưng khi ghi nhớ ý nghĩa gặp khó khăn sẽ sử dụng ghi nhớ máy móc.

D. Cả a, b, c.

Câu 19: Đặc điểm chú ý của thiếu niên là:

A. Chú ý có chủ định tăng.

B. Tính bền vững của chú ý thấp.

C. Khối lượng chú ý tăng, khả năng di chuyển tốt hơn  học sinh nhỏ.

D. Cả a, b, c.

Câu 20: Đặc điểm cơ bản trong hoạt động tư duy của thiếu niên là:

A. Tư duy trừu tượng phát triển mạnh chiếm ưu thế.

B. Sự phát triển tư duy hình tượng dừng lại, tư duy trừu tượng phát triển mạnh.

C. Tư duy trừu tượng và tư duy hình tượng đều phát triển, nhưng chất lượng của tư duy trừu tượng là không đồng đều ở mỗi học sinh.

D. Tư duy trực quan - hình tượng phát triển mạnh.

Câu 21: Hãy chỉ ra đặc điểm không thể hiện tính phê phán của tư duy ở thiếu niên:

A. Luôn bướng bỉnh, nghi ngờ dù không có căn cứ.

B. Biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ.

C. Không dễ tin.

D. Chỉ tiếp thu khi được chứng minh rõ ràng.

Câu 22: Nội dung cơ bản của "Cảm giác mình là người lớn" ở thiếu niên là:

A. Mình không còn là trẻ con.

B. Chưa là người lớn, nhưng không còn là trẻ con, sẵn sàng làm người lớn.

C. Mình  đã là người lớn.

D. Chưa là người lớn nhưng sẵn sàng làm người lớn.

Câu 23: "Cảm giác mình làm người lớn" khiến thiếu niên quan tâm nhiều hơn đến bản thân. Lĩnh vực đầu tiên các em quan tâm đến là:

A. Những phẩm chất tâm lí cá nhân.

B. Hình thức tác phong cử chỉ của bản thân.

C. Những khả năng của bản thân.

D. Cả a, b, c.

Câu 24: Nguyên nhân nảy sinh ở thiếu niên cảm giác về sự trưởng thành:

A. Các em nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể và sức lực.

B. Các em nhận thấy sự mở rộng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

C. Các em tham gia nhiều hơn vào cuộc sống xã hội và có tính tự lập giống người lớn.

D. Cả a, b, c.

Câu 25: Nguyện vọng muốn được độc lập hơn trong quan hệ với người lớn của thiếu niên biểu hiện ở chỗ:

A. Thiếu niên bảo vệ ý kiến quan điểm của mình.

B. Thiếu niên chống đối lại những yêu cầu của người lớn mà trước kia các em tự nguyện thực hiện.

C. Thiếu niên tích cực hoạt động, chấp nhận những yêu cầu đạo đức và phương thức hành vi trong thế giới người lớn.

D. Cả  a, b, c.

Câu 26: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự xung đột giữa thiếu niên và người lớn là:

A. Người lớn không hiểu thiếu niên và vẫn đối xử với các em như trẻ con.

B. Hoạt động thần kinh của thiếu niên không cân bằng.

C. Thiếu niên luôn ngang bướng để chứng tỏ mình đã lớn.

D. Phản ứng tất yếu của lứa tuổi không thể khắc phục được.

Câu 27: Cách đối xử nào với thiếu niên là thích hợp nhất?

A. Người lớn cần tôn trọng tính độc lập của các em, để các em hoàn toàn tự quyết định các vấn đề của mình.

B. Thiếu niên vẫn chưa thực sự là người lớn nên cần quan tâm kiểm soát từng cử chỉ, hành động của các em.

C. Người lớn cần có quan hệ hợp tác giúp đỡ thiếu niên trên cơ sở tôn trọng, tin tưởng các em.

D. Đây là lứa tuổi bướng bỉnh, cần có sự kiểm soát chặt chẽ và biện pháp cứng rắn với các em.

Câu 28: Phạm vi giao tiếp của thiếu niên với bạn bè là:

A. Rộng rãi và bền vững.

B. Hẹp hơn học sinh nhỏ nhưng bền vững.

C. Từ phạm vi rộng nhưng chưa bền vững đến hẹp nhưng bền vững, sâu sắc.

D. Ban đầu phạm vi giao tiếp hẹp sau mở rộng dần.

Câu 29: Yếu tố nào có ý nghĩa nhất trong mối quan hệ bạn bè của thiếu niên?

A. Hình thức diện mạo của bạn.

B. Bằng tuổi và học cùng lớp.

C. Các phẩm chất tình bạn: tôn trọng, giúp đỡ nhau, trung thành...

D. Gần nhà nhau và gia đình có quan hệ thân thiện.

Câu 30: Phẩm chất đạo đức đầu tiên được thiếu niên tự nhận thức là:

A. Phẩm chất liên quan đến hoàn thành nhiệm vụ học tập.

B. Phẩm chất thể hiện thái độ đối với người khác.

C. Phẩm chất thể hiện thái độ đối với bản thân.

D. Cả a, b, c cùng xuất hiện.

Câu 31: Nhu cầu tự ý thức xuất hiện là do:

A. Sự phát triển của cơ thể.

B. Sự phát triển của trí tuệ.

C. Sự phát triển của các quan hệ xã hội.

D. Cả a, b, c.

Câu 32: Nội dung tự ý thức của thiếu niên được xuất hiện dần theo thứ tự nào ?

A. Tự ý thức hành vi à phẩm chất liên quan đến tình bạn à phẩm chất liên quan đến bản thân à phẩm chất liên quan đến học tập à phẩm chất thể hiện nhiều mặt của nhân cách.

B. Tự ý thức hành vi à đồng thời tự ý thức những phẩm chất liên quan đến tình bạn, đến học tập, đến bản thân à phẩm chất liên quan đến nhiều mặt của nhân cách.

C. Tự ý thức hành vi à phẩm chất liên quan đến học tập à phẩm chất liên quan đến người khác à phẩm chất liên quan đến bản thân à phẩm chất liên quan đến nhiều mặt của nhân cách.

D. Tự ý thức hành vi à phẩm chất liên quan đến bản thân à phẩm chất liên quan đến người khác à phẩm chất liên quan đến công việc à phẩm chất liên quan đến nhiều mặt của nhân cách.

Câu 33: Lí do khiến người lớn không thay đổi thái độ đối xử với thiếu niên là:

A. Các em sống phụ thuộc kinh tế vào bố mẹ, là đối tượng giáo dục của bố mẹ.

B. Biểu hiện bên ngoài và đặc điểm tâm lí bên trong của các em còn nhiều nét thể hiện trẻ con.

C. Người lớn thương yêu và có thói quen chăm sóc trẻ.

D. Cả a, b, c.

Câu 34: “Con Hà nhà tôi đã 13 tuổi rồi, tay chân thì dài ngoẵng ra mà làm gì thì “hậu đậu” ơi là “hậu đậu”: Rửa bát thì bát vỡ, cắt bìa đậu thì nát cả đậu”- một bà mẹ than thở. “Ô, thế thì giống hệt con Thu nhà tôi, nó học cùng lớp với con Hà đấy”. Mẹ Thu hưởng ứng”.

Những lời phàn nàn trên của hai bà mẹ là vì:

A. Tính cách cá nhân của lứa tuổi thiếu niên.

B. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao của thiếu niên.

C. Sự phát triển cơ thể thiếu cân đối, hài hoà của thiếu niên.

D. Hành vi muốn chống đối người lớn.

Câu 35: Điểm nào dưới đây không phản ánh rõ đặc trưng trong quan hệ khác giới của tuổi thiếu niên?

A. Quan hệ khác giới là những tình cảm chứa đựng nhiều yếu tố của tình yêu nam nữ.

B. Quan hệ bạn khác giới là quan hệ thuần tuý mang cảm xúc xã hội, nảy sinh trong hoạt động và giao tiếp bạn bè.

C. Quan hệ khác giới đượm màu cảm xúc giới tính do tác động của yếu tố phát dục.

D. Quan hệ khác giới mang màu sắc cảm xúc giới tính kết hợp với những rung cảm xã hội nhẹ nhàng, kín đáo, bồng bột, pha chút kịch hoá.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp án C A B B C B D D D
Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18
Đáp án C A D B C D A C D
Câu 19 20 21 22 23 24 25 26 27
Đáp án D C A B B D D A C
Câu 28 29 30 31 32 33 34 35  
Đáp án C C A D C D C A  

 

Xem thêm câu hỏi bài tập khác

Câu hỏi trắc nghiệm Nhập môn tâm lý học giáo dục

Câu hỏi trắc nghiệm Sự phát triển của tâm lí cá nhân

Câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở tâm lí học của hoạt động học

Câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở tâm lí học của hoạt động dạy học

Câu hỏi trắc nghiệm Động cơ và hứng thú học tập

Câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở tâm lí học của quản lí lớp học

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh tâm lý mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo mới nhất

Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!