30 câu hỏi trắc nghiệm CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC| Môn học Tâm lý học giáo dục

Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học giáo dục về "Cơ sở tâm lí học của hoạt động học" kèm lý thuyết và lời giải chi tiết giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Câu hỏi trắc nghiệm: Cơ sở tâm lí học của hoạt động học (có đáp án)

TÓM TẮT NỘI DUNG CƠ BẢN

Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết Cơ sở tâm lí học của hoạt động học

CÂU HỎI BÀI TẬP

Câu 1: Trong xã hội ngày nay, hiện tượng ²gia tốc phát triển² đã khiến cho tuổi thanh niên:

A. Bắt đầu và kết thúc sớm hơn trước đây.

B. Bắt đầu sớm, nhưng kết thúc muộn hơn.

C. Bắt đầu muộn, nhưng kết thúc sớm hơn.

D. Bắt đầu và kết thúc muộn hơn trước đây.

Câu 2: Sự phát triển về cơ thể ở tuổi học sinh THPT diễn ra:

A. Tương đối êm ả và cân đối.

B. Nhanh, mạnh và có nhiều biến động.

C. Mạnh mẽ nhưng không cân đối.

D. Mạnh mẽ và cân đối.

Câu 3: Đặc trưng trong nội dung phát triển của tuổi học sinh THPT được quy định chủ yếu bởi yếu tố:

A. Độ tuổi sinh học.

B. Sự phát triển cơ thể.

C. Điều kiện xã hội mà trẻ em sống và hoạt động.

D. Đặc trưng hoạt động học tập, họat động xã hội và giao tiếp của học sinh trong điều kiện xã hội nhất định.

Câu 4: Điều nào không đúng với sự phát triển thể chất của lứa tuổi học sinh THPT?

A. Đa số các em đang trong thời kì phát dục (thời kì dậy thì).

B. Đa số có cơ thể phát triển cân đối, khoẻ, đẹp như cơ thể người lớn.

C. Sự phát triển hệ thần kinh gần tương đương với hệ thần kinh của người trưởng thành.

D. Chiều cao và cân nặng tuy vẫn phát triển nhưng đã có chiều hướng chững lại.

Câu 5: Điểm nào không thể hiện tính hai mặt trong điều kiện xã hội của sự phát triển tâm lí ở tuổi học sinh THPT?

A. Trong gia đình các em đã có nhiều vai trò và trách nhiệm như của người lớn, nhưng các em vẫn bị phụ thuộc vào kinh tế gia đình.

B. Trong xã hội, các em đã có quyền công dân nhưng hoạt động chủ đạo của các em vẫn là hoạt động học tập.

C. Thái độ và ứng xử của người lớn vừa khuyến khích xu hướng người lớn của các em, vừa yêu cầu các em tuân theo các yêu cầu của cha mẹ, giáo viên.

D. Thể chất của các em đang phát triển với tốc độ và nhịp độ nhanh dần đến cân đối, hài hoà.

Câu 6: Điểm nào không đúng với việc mở rộng vai trò người lớn của tuổi đầu thanh niên? 

A. Trong gia đình, các em có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người lớn hơn.

B. Ngoài xã hội, các em đã có  quyền công dân.

C. Trong nhà trường và ngoài xã hội, thái độ của người lớn thể hiện tính chất hai mặt đối với các em tuổi đầu thanh niên: vừa đòi hỏi ở các em tính độc lập, ý thức trách nhiệm, vừa đòi hỏi các em phải thích ứng với yêu cầu của người lớn.

D. Cơ thể các em đã trưởng thành, cân đối và khoẻ mạnh có thể làm được nhiều việc của người lớn.

Câu 7: Trong quan hệ với tuổi đầu thanh niên, người lớn thường:

A. Yêu cầu ở các em tính độc lập và ý thức trách nhiệm.

B. Đòi hỏi các em phục tùng những yêu cầu của mình đề ra.

C. Một mặt đòi hỏi các em phục tùng những yêu cầu của mình, mặt khác lại mong muốn ở các em tính độc lập, tự giác và ý thức trách nhiệm.

D. Mong muốn các em có cách cư xử và khả năng thực hiện các công việc như người lớn.

Câu 8: Trong các mối quan hệ xã hội, vị trí của học sinh THPT thường có tính chất:

A. Hoàn toàn ổn định.

B. Xác định.

C. Không xác định.

D. Tương đối ổn định.

Câu 9: Thái độ học tập của học sinh THPT được thúc đẩy trước hết bởi:

A. Động cơ thực tiễn và động cơ nhận thức.

B. Động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức và ý nghĩa xã hội của môn học.

C. Động cơ nhận thức và ý nghĩa xã hội của môn học.

D. Động cơ quan hệ xã hội.

Câu 10: Hứng thú học tập các môn học của  học sinh THPT thường gắn liền với:

A. Tính chất của môn học.

B. Phương pháp giảng dạy của giáo viên bộ môn.

C. Kết quả học tập của môn học.

D. Khuynh hướng nghề nghiệp mà các em lựa chọn.

Câu 11: Điểm đặc trưng trong nhận thức của học sinh THPT là:

A. Chuyển từ tính không chủ định sang có chủ định.

B. Tính có chủ định phát triển mạnh, chiếm ưu thế.

C. Cả tính có chủ định và tính không chủ định cùng phát triển.

D. Tính không chủ định phát triển mạnh và chiếm ưu thế.

Câu 12: Loại tư duy nào phát triển mạnh ở lứa tuổi học sinh THPT?

A. Trực quan hình ảnh.

B. Trực quan hành động.

C. Trừu tượng, lí luận.

D. Cả a, b,c.

Câu 13: Điểm nào không phản ánh đặc điểm tư duy của tuổi học sinh THPT?

A. Tính phê phán của tư duy phát triển mạnh.

B. Tính độc lập của tư duy phát triển.

C. Tính trực quan của tư duy phát triển.

D. Tính chặt chẽ và nhất quán phát triển.

Câu 14: Đặc điểm nổi bật về trí nhớ của lứa tuổi học sinh THPT là:

A. Ghi nhớ có chủ định phát triển mạnh, nhưng chưa hoàn toàn chiếm ưu thế.

B. Các em chưa biết vận dụng các biện pháp ghi nhớ lôgíc.

C. Ghi nhớ chủ định giữ vai trò chủ đạo, các em đã tạo được tâm thế phân hoá trong ghi nhớ.

D. Cả a, b.

Câu 15: Tính lựa chọn của chú ý ở lứa tuổi  học sinh THPT được quyết định bởi:

A. Thái độ lựa chọn đối với môn học của các em.

B. Tính hấp dẫn của môn học.

C. Thái độ của các em đối với giáo viên giảng dạy bộ môn.

D. Cả a, b, c.

Câu 16: Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có khả năng vừa nghe giảng, vừa ghi chép, đồng thời vẫn theo dõi được câu trả lời của bạn trong giờ học... Điều này chứng tỏ sự phát triển và hoàn thiện của khả năng:

A. Tri giác.

B. Ghi nhớ hình tượng cụ thể và ghi nhớ ý nghĩa.

C. Di chuyển và phân phối chú ý.

D. Tư duy trực quan hành động và tư duy ngôn ngữ.

Câu 17: Những môn học hấp dẫn đối với  học sinh THPT là những môn học:

A. Đòi hỏi ở các em sự tư duy tích cực, độc lập.

B. Có nội dung cụ thể, không đòi hỏi nhiều khả năng tư duy trừu tượng.

C. Có ý nghĩa xã hội cao.

D. Mới lạ và các em được tiếp xúc lần đầu.

Câu 18: Điểm nào không phù hợp với đặc điểm tự ý thức của tuổi học sinh THPT:

A. Học sinh THPT bắt đầu tri giác đặc điểm cơ thể của bản thân.

B. Hình ảnh về cơ thể là thành tố quan trọng của tự ý thức ở tuổi học sinh THPT.

C. Tuổi học sinh THPT có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lí của mình theo quan điểm về mục đích và hoài bão cuộc sống của bản thân.

D. Tự ý thức của tuổi học sinh THPT xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động của bản thân trong tập thể.

Câu 19: Nguyên nhân cơ bản khiến học sinh THPT rất quan tâm đến diện mạo, hình thức bề ngoài của bản thân là:

A. Sự  biến đổi mạnh mẽ về mặt cơ thể ở lứa tuổi này.

B. Sự thúc đẩy của nhu cầu trở thành người lớn.

C. Hình ảnh về thân thể của mình là một thành tố quan trọng trong sự tự ý thức ở lứa tuổi này.

D. Cả a, b, c.

Câu 20: Tự ý thức của thanh niên học sinh được xuất phát từ:

A. Yêu cầu của cuộc sống và hoạt động.

B. Sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ của cơ thể.

C. Mong muốn thay đổi kiểu quan hệ với người lớn của các em.

D. Cả a, b, c.

Câu 21: Trong tự ý thức của mình, học sinh THPT thường coi trọng hơn:

A. Những hình thức bề ngoài của bản thân.

B. Những phẩm chất nhân cách và năng lực của cá nhân.

C. Hành vi, cử chỉ của bản thân.

D. Cả a, c.

Câu 22: Trong quyển sổ của Liên đã dày cộp lên những câu danh ngôn của các nhà hiền triết. Không hiểu sao Liên rất thích chép những câu danh ngôn và suy nghĩ rất lâu về chúng. Tối, ngồi vào bàn học, Liên tự hỏi: mình 18 tuổi rồi ư? Mình đã làm gì được gì  rồi  nhỉ? Không, trước hết phải học thật tốt đã, rồi mới tính đến việc khác...

Việc làm và suy nghĩ của Liên phản ánh đặc trưng nào trong tâm lí tuổi đầu thanh niên?

A. Tuổi giàu chất lãng mạn.

B. Tuổi phát triển mạnh mẽ tự ý thức, tự tu dưỡng cá nhân.

C. Tuổi phát triển tư duy trừu tượng.

D. Tuổi đầy hoài bão, ước mơ.

Câu 23: Ở lứa tuổi học sinh THPT:

A. Quan hệ với người lớn vẫn chiếm ưu thế hơn so với bạn cùng tuổi.

B. Quan hệ bạn cùng tuổi chiếm vị trí lớn hơn quan hệ với người lớn.

C. Quan hệ với bạn cùng tuổi và quan hệ với người lớn có vị trí ngang bằng.

D. Quan hệ với bạn cùng tuổi có khuynh hướng thu hẹp về phạm vi, nhưng ảnh hưởng của nó đối với tuổi đầu thanh niên lại sâu sắc hơn quan hệ với người lớn.

Câu 24: Thanh niên học sinh thường chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ phía quan hệ nào?

A. Với bạn cùng tuổi.

B. Với người lớn.

C. Cả người lớn và bạn cùng tuổi ảnh hưởng như nhau.

D. Bạn bè cùng tuổi, hoặc người lớn ảnh hưởng nhiều tuỳ theo từng lĩnh vực và quan hệ.

Câu 25: Sự xuất hiện nhiều nhóm pha trộn bên cạnh những nhóm thuần nhất ở lứa tuổi đầu thanh niên là dấu hiệu chứng tỏ:

A. Sự tích cực hoá rõ rệt trong quan hệ bạn khác giới ở lứa tuổi này.

B. Sự phức tạp hoá trong nhu cầu giao tiếp ở lứa tuổi này.

C. Sự đa dạng hoá các nhu cầu hoạt động của lứa tuổi này.

D. Sự lí tưởng hoá tình bạn của các em ở lứa tuổi này.

Câu 26: Điểm nào không phù hợp với tình bạn của lứa tuổi học sinh THPT?

A. Rất sâu sắc và yêu cầu cao trong tình bạn.

B. Nhu cầu rất cao về bạn tâm tình.

C. Tình bạn rất bền vững.

D. Tình bạn chỉ được thiết lập trong lĩnh vực hoạt động học tập.

Câu 27: Tình yêu nam nữ của tuổi học sinh THPT thường:

A. Mang đậm màu sắc tính dục.

B. Mang tính hồn nhiên.

C. Tương đối bền vững.

D. Rất lãng mạn.

Câu 28: Trong lĩnh vực chọn nghề, với đa số học sinh THPT:

A. Chưa thực sự có nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của mình.

B. Nhu cầu lựa chọn nghề đã trở lên cấp thiết, nhất là các lớp cuối cấp.

C. Ít quan tâm, suy nghĩ, trăn trở trong việc quyết định lựa chọn nghề và trường học nghề sau khi tốt nghiệp THPT.

D. Chọn nghề và trường học nghề thường đúng đắn, phù hợp với bản thân và xã hội.

Câu 29: Điểm nào không phù hợp trong việc giáo dục của người lớn đối với tuổi học sinh THPT?

A. Thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng và tin cậy các em.

B. Quan tâm chỉ dẫn và giám sát thường xuyên, trực tiếp các hoạt động và quan hệ của các em trong mọi lĩnh vực.

C. Trợ giúp các em theo hướng tăng dần tính tự quyết định của các em trong họat động và quan hệ của mình.

D. Thường xuyên chú ý đến tính hai mặt của sự phát triển ở lứa tuổi này khi ra các quyết định giáo dục.

Câu 30: Điểm nào không đúng với đặc điểm tâm lí tuổi đầu thanh niên hiện nay?

A. Quan hệ bạn bè chiếm vị trí thứ yếu so với quan hệ với người lớn hay với trẻ em nhỏ tuổi hơn.

B. Nhu cầu kết bạn của tuổi đầu thanh niên rất cao và tình bạn rất bền vững

C. Nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp dần trở thành vấn đề cấp thiết trong đời sống của các em.

D. Hình ảnh về thân thể của mình là một thành tố quan trọng trong tự ý thức của các em.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp án B A D A D D C C B
Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18
Đáp án D B C C C A C C A
Câu 19 20 21 22 23 24 25 26 27
Đáp án C D B B D D B C B
Câu 28 29 30            
Đáp án B B A            

 

Xem thêm câu hỏi bài tập khác

Câu hỏi trắc nghiệm Nhập môn tâm lý học giáo dục

Câu hỏi trắc nghiệm Sự phát triển của tâm lí cá nhân

Câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở tâm lí học của hoạt động học

Câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở tâm lí học của hoạt động dạy học

Câu hỏi trắc nghiệm Động cơ và hứng thú học tập

Câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở tâm lí học của quản lí lớp học

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh tâm lý mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm cộng tác viên tư vấn tâm lý học đường

Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!