1. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức
- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
- Từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Có phiếu đăng ký dự tuyển;
- Có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
- Đáp ứng các điều kiện khác, không trái với quy định pháp luật theo yêu cầu của vị trí việc làm.
1.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
2. Số lượng, tên vị trí việc làm (VTVL) cần tuyển dụng và tiêu chuẩn, hình thức tuyển dụng
Căn cứ thực hiện: Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 sửa đổi nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Quy định số 588/ĐHQGHN-TCCB ngày 05/3/2021 của ĐHQGHN về việc hướng dẫn thực hiện một số điểm mới trong công tác tuyển dụng, sử dụng viên chức; Quyết định số 3768/QĐ- ĐHQGHN ngày 22/10/2014 của ĐHQGHN về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, người lao động trong ĐHQGHN.
- Số lượng và yêu cầu cụ thể đối với từng vị trí
TT | Vị trí | Số lượng | Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và kinh nghiệm liên quan |
|
Giảng viên Bộ môn Văn hóa học, Khoa Lịch sử | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL. |
|
Giảng viên Bộ môn Lý luận sử học, Khoa Lịch sử | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL. |
|
Giảng viên Bộ môn Lịch sử đô thị, Khoa Lịch sử | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL. |
|
Giảng viên Bộ môn Xã hội học về giới và gia đình, Khoa Xã hội học | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL. |
|
Giảng viên Bộ môn Công tác xã hội, Khoa Xã hội học | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL. |
|
Giảng viên Bộ môn Việt ngữ học và Phương pháp dạy tiếng, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL. |
|
Giảng viên Bộ môn Bộ môn Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt | 02 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL. |
|
Giảng viên thuộc Viện Chính sách và Quản lý | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL. |
|
Giảng viên Bộ môn Quản trị sự kiện, Khoa Du lịch học | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL |
|
Giảng viên Bộ môn Lịch sử triết học, Khoa Triết học | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL |
|
Giảng viên Bộ môn Logic học, Khoa Triết học | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL |
|
Giảng viên Bộ môn Nghệ thuật học, Khoa Văn học | 02 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL |
|
Giảng viên Bộ môn Văn học Việt Nam, Khoa Văn học | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL |
|
Giảng viên Bộ môn Châu Âu học, Khoa Quốc tế học | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL |
|
Giảng viên Bộ môn Châu Mỹ học, Khoa Quốc tế học | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL |
|
Giảng viên Bộ môn Quan hệ Quốc tế, Khoa Quốc tế học | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL |
|
Giảng viên thuộc Bộ môn Tôn giáo học | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL |
|
Giảng viên Hàn Quốc học, Khoa Đông phương học | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL |
|
Giảng viên Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam, Khoa Ngôn ngữ học | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL |
|
Giảng viên Bộ môn PR-Quảng cáo, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL |
|
Giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT Chuyên KHXH&NV | 01 | Có học vị Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với VTVL và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của VTVL |
TT | Tiêu chuẩn | Yêu cầu ứng tuyển đối với chức danh nghề nghiệp giảng viên, giáo viên |
|
Trình độ ngoại ngữ | Sử dụng thành thạo ngoại ngữ phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học (Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương trở lên; hoặc có bằng đại học, sau đại học về ngoại ngữ; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài; hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng Tiếng nước ngoài ở Việt Nam. |
|
Tin học | Có khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học (Có chứng chỉ tin học quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ thông tin và truyền thông; hoặc có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán - tin trở lên). |
|
Yêu cầu khác về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp | - Đối với Giảng viên: + Có khả năng NCKH: là tác giả duy nhất hoặc đứng tên đầu bài viết (đối với các tạp chí không sắp xếp tên tác giả theo thứ tự ABC) được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành có mã số chuẩn ISSN hoặc chương sách giáo trình hoặc chuyên khảo được xuất bản bởi nhà xuất bản có mã số chuẩn ISBN. Cam kết có bài báo khoa học đăng trên kỷ yếu hội nghị hoặc hội thảo quốc tế của nhà xuất bản nước ngoài có mã số chuẩn quốc tế ISBN hoặc tương đương trở lên trước khi kết thúc hợp đồng làm việc lần đầu. + Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên. - Đối với giáo viên Trung học phổ thông: + Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III. (đối với giáo viên THPT mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học phổ thông hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng). + Ưu tiên: Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh/thành phố; Ứng viên đã có kinh nghiệm giảng dạy tại các Trường THPT Chuyên; Ứng viên có trình độ Thạc sĩ trở lên đúng chuyên ngành vào vị trí cần tuyển; Ứng viên từng đạt giải tại kỳ thi Học sinh giỏi cấp quốc gia. |
|
Kỹ năng | - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng làm việc nhóm - Kỹ năng tổ chức hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học |
|
Phẩm chất | - Có phẩm chất đạo đức tốt |
|
Ngoại hình/sức khoẻ | - Có đủ sức khỏe - Không nói ngọng, không nói lắp |
3. Thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ.
- Phiếu đăng ký dự tuyển theo hình thức tiếp nhận viên chức theo Mẫu 01 ban hành kèm theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ.
- Sơ yếu lý lịch cá nhân theo quy định hiện hành được lập trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; Các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt, có công chứng. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có bản sao công chứng Giấy công nhận văn bằng của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Lý lịch khoa học theo Mẫu 02 có ghi rõ mã ISSN tạp chí đối với các bài báo được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành; mã ISBN của nhà xuất bản đối với chương sách giáo trình hoặc chuyên khảo được xuất bản, có xác nhận của cơ quan đang công tác (photo minh chứng các sản phẩm khoa học kèm theo) (đối với giảng viên).
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận.
- Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp: Hoàn thiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả tiếp nhận.
Người dự tuyển phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp sau khi có kết quả tuyển dụng, người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ra quyết định hủy bỏ kết quả trúng tuyển và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong kỳ tuyển dụng tiếp theo. Hồ sơ đã nhận không trả lại.
3.2. Thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ:
- Thời gian: Từ ngày 29/02/2024 đến hết ngày 08/03/2024 (các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần), buổi Sáng từ 08h30 đến 11h30; buổi chiều từ 14h00 đến 16h30.
- Địa điểm: Phòng Tổ chức Cán bộ (Phòng 602, Nhà E), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Điện thoại liên hệ: 0243.8585246.
3.3. Lệ phí dự tuyển:
500.000 đồng/người dự tuyển (Năm trăm nghìn đồng).
4. Hình thức, nội dung, nguồn tuyển dụng:
4.2. Nội dung tiếp nhận
b) Vòng 2: Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận theo hình thức:
- Phỏng vấn để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
- Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100.
- Thời gian phỏng vấn: 30 phút
- Nội dung phỏng vấn:
-
- Kiến thức chung: Các quy định có liên quan theo yêu cầu của ví trị việc làm cần tuyển; Luật Viên chức, Luật Giáo dục đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; hiểu biết chung về ĐHQGHN; về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Kiến thức chuyên môn: Đánh giá giảng thử (nội dung chuyên môn theo vị trí việc làm) đối với người dự tuyển.
4.3. Nguồn tuyển dụng và cách thức tiếp cận nguồn:
Ứng viên có ít nhất 5 năm công tác tại vị trí việc làm yêu cầu có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn).
5. Thời gian tiếp nhận:
Sẽ được thông báo trên Website: http://ussh.vnu.edu.vn/.
6. Địa điểm xét tiếp nhận viên chức:
Đề nghị các thí sinh thường xuyên truy cập Website của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN tại địa chỉ http://ussh.vnu.edu.vn/ để cập nhật thông tin kịp thời.
Mẫu Phiếu đăng kí dự tuyển được đình kèm tại đây
Mẫu Lí lịch khoa học được đính kèm tải đây
Không lâu sau Lễ Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Đại học Văn khoa tại Hà Nội với mục đích đưa nền khoa học nước nhà “theo kịp bước các nước tiên tiến trên toàn cầu”. Ngày 15/11/1945, Trường ĐHQGHN đã tổ chức Lễ khai giảng năm học đầu tiên tại 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội.
Trong chín năm kháng chiến trường kỳ, các trung tâm đại học đã được thành lập ở Việt Bắc, Liên khu IV, có cơ sở đặt ở Nam Ninh (Trung Quốc).
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nền đại học Việt Nam tiếp tục phát triển và mở rộng. Ngày 4/6/1956, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2183/CP thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm cán bộ và sinh viên Nhà trường.
Từ năm 1956 đến năm 1995 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Nhà trường với tư cách trung tâm nghiên cứu và đào tạo khoa học cơ bản hàng đầu của cả nước, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ các giáo sư, các nhà khoa học hàng đầu đất nước đã làm việc, cống hiến sức lực và trí tuệ ở nơi đây. Những nền tảng cơ bản nhất của nền khoa học Việt Nam đã được xây đắp và khẳng định giá trị. Cũng từ mái trường này, nhiều cán bộ và sinh viên đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.
Tháng 9/1995, trên nền tảng các ngành KHXH&NV của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức được thành lập và trở thành một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.