61 Câu hỏi trắc nghiệm về TẾ BÀO THỰC VẬT | Câu hỏi ôn tập môn Thực vật dược | Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm ôn tập Bài 1: Tế bào thực vật có đáp án học phần THỰC VẬT DƯỢC được biên soạn tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

BÀI 1: TẾ BÀO THỰC VẬT (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1. Các phương pháp được dùng để nghiên cứu tế bào thực vật:

A. Phương pháp tách và nuôi tế bào.

B. Phương pháp siêu ly tâm.

C. Phương pháp quan sát tế bào.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 2. Khái niệm tế bào thực vật:

A. Là đơn vị cơ bản về cấu trúc của cơ thể thực vật.

B. Là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể thực vật.

C. Là đơn vị chức năng cơ bản của cơ thể thực vật.

D. Tất cả đều sai.

Câu 3. Khi quan sát mảnh nút chai dưới kính hiển vi tự tạo, nhà thực vật học ......... thấy có nhiều lỗ nhỏ giống hình tổ ong được ông gọi là tế bào, đó chính là hình ảnh của .........

A. Jim Waston - mạch gỗ chết.

B. Commandon - chấm đồng tiền ở loại mô dẫn.

C. De Fonburne - mạch gỗ.

D. Robert Hooke - vách tế bào chết.

Câu 4. Tế bào mô phân sinh thực vật bậc cao có kích thước khoảng:

A. 10 - 20 µm.

B. 10 - 100 nm.

C. 10 - 30 µm.

D. 10-5 - 10-4 m.

Câu 5. Đa số tế bào thực vật có kích thước từ:

A. 10 - 100 mm.

B. 10 - 100 nm.

C. 10 - 100 µm.

D. Tất cả đều sai.

Câu 6. Trong phương pháp quan sát tế bào thcwj vật, dụng cụ giúp tìm thấy một số chất hóa học của tế bào sống chưa bị tổn thương là:

A. Kính lúp.

B. Kính hiển vi quang học.

C. Kính hiển vi điện tử.

D. Kính hiển vi huỳnh quang.

Câu 7. Trong phương pháp quan sát tế abof thực vật, dụng cụ giúp ta thấy được hình ảnh các mẫu vật trên màn ảnh huỳnh quang hoặc chụp hình ảnh của chúng ta trên bản phim:

A. Kính lúp.

B. Kính hiển vi quang học.

C. Kính hiển vi điện tử.

D. Kính hiển vi huỳnh quang.

Câu 8. Để định hình tế bào thực vật, người ta thường dùng một số tác nhân sau, ngoại trừ:

A. Formol.

B. Muối kim loại nặng.

C. Cồn tuyệt đối.

D. Đỏ carmin.

Câu 9. Thuật ngữ “tế bào” theo tiếng La-tinh là ......... và được sử dụng đầu tiên bởi ........

A. Celluse - Jim Waston.

B. Cellulose - Commandon.

C. Cellula - Robert Hooke.

D. Cellule - De Fonburne.

Câu 10. Điểm khác cơ bản giữa tế bào thực vật và tế bào động vật là:

A. Phân hóa theo cơ quan.

B. Phân hóa theo chức năng.

C. Hình dạng hầu như không đổi.

D. Đa hình dạng hơn.

Câu 11. Chọn phát biểu sai:

A. Vách có thể xem là bộ xương của tế bào.

B. Vách tế bào có tính bán thấm.

C. Mỗi tế bào đều có vách riêng.

D. Vách tế bào có nhiều lỗ để trao đổi nước, không khí.

Câu 12. Thứ tự xuất hiện của các thành phần Vách tế bào:

A. Vách sơ cấp và phiến giữa xuất hiện cùng lúc, vách thứ cấp có sau cùng.

B. Vách sơ cấp, phiến giữa, vách thứ cấp.

C. Vách sơ cấp, vách thứ cấp, phiến giữa.

D. Phiến giữa, vách sơ cấp, vách thứ cấp.

Câu 13. Vách thứ cấp của Tế bào thực vật:

A. Dày 1 - 3 µm, khoảng 1/4 cellulose.

B. Dày trên 4 µm, khoảng 1/2 cellulose.

C. Dày 2 - 4 µm, khoảng 1/4 cellulose.

D. Dày trên 5 µm, khoảng 1/2 cellulose.

Câu 14. Sự đóng dày mộc tố cuối cùng là ở:

A. Màng sinh chất.

B. Phiến giữa.

C. Vách sơ cấp.

D. Vách thứ cấp.

Câu 15. Vách sơ cấp tế bào thực vật cấu tạo bởi:

A. Cellulose.

B. Cellulose và pectin.

C. Cellulose và chất bần.

D. Cellulose và chất gỗ.

Câu 16. Khi vách thứ cấp hình thành xong:

A. Những phần bên ngoài vách thứ cấp chết đi.

B. Tế bào chết đi.

C. Tế bào tiếp tục phát triển để hoàn thiện.

D. Phiến giữa chết đi.

Câu 17. Sau khi hình thành phiến giữa, chất tế bào của mỗi tế bào con sẽ tạo:

A. Cellulose.

B. Vách thứ cấp.

C. Vách sơ cấp.

D. Màng sinh chất.

Câu 18. Thành phần hóa học của phiến giữa là:

A. Hemicellulose.

B. Pectin và Calci.

C. Pectin.

D. Cellulose và Calci.

Câu 19. Vách thứ cấp được sinh ra bởi:

A. Màng sinh chất.

B. Vách sơ cấp.

C. Màng phân sinh.

D. Phiến giữa.

Câu 20. Khoảng gian bào sinh ra:

A. Khi phiến giữa bị phân hủy.

B. Khi mới hình thành vách thứ cấp.

C. Ngay khi tế bào vừa hình thành.

D. Khi vách thứ cấp hoàn chỉnh.

Câu 21. Những thay đổiI về chiều dày và thành phần hóa học ở vách sơ cấp tế bào là quá trình:

A. Diễn ra theo tuổi tế bào.

B. Không tồn tại sự thay đổi này.

C. Thuận nghịch.

D. Xảy ra khi có sự hình thành vách thứ cấp.

Câu 22. Vách thứ cấp cấu tạo bởi:

A. Cellulose (10 - 15%), Hemicellulose (60%), Mộc tố (22 - 28%).

B. Cellulose (21 - 25%), Hemicellulose (20%), Lignin (52 - 58%).

C. Cellulose (10 - 15%), Hemicellulose (40%), Mộc tố (42 - 48%).

D. Cellulose (41 - 45%), Hemicellulose (30%), Lignin (22 - 28%).

Câu 23. Vách sơ cấp của tế bào thực vật:

A. Dày trên 4 µm, khoảng 1/2 cellulose.

B. Dày trên 5 µm, khoảng 1/2 cellulose.

C. Dày 1 - 3 µm, khoảng 1/4 cellulose.

D. Dày 2 - 4 µm, khoảng 1/4 cellulose.

Câu 24. phiến giữa được hình thành khi:

A. Đã hình thành vách thứ cấp.

B. Khi tế bào đã già.

C. Đã hình thành vách sơ cấp.

D. Khi tế bào phân chia.

Câu 25. Khoảng gian bào là:

A. Khoảng trống trong chất nguyên sinh.

B. Lỗ thông giữa vách hai tế bào kế nhau.

C. Những khoảng trống giữa vách và màng sinh chất.

D. Đạo.

Câu 26. Trong vách sơ cấp của tế bào thực vật có loại protein là lectins có vai trò quan trọng trong việc:

A. Nhận biết cách phân tử bên ngoài.

B. Nhận biết các tế bào bên cạnh.

C. Tăng trưởng và hình thành vách thứ cấp.

D. Tăng trưởng của tế bào.

Câu 27. Chọn câu phát biểu đúng:

A. Vách thứ cấp có lượng cellulose ít hơn nhưng lượng gỗ (lignin) nhiều hơn vách sơ cấp.

B. Vách thứ cấp xuất hiện khi tế bào ngừng tăng trưởng.

C. Vách thứ cấp nằm giữa vách sơ cấp và phiến giữa.

D. Vách thứ cấp mỏng hơn vách sơ cấp.

Câu 28. Trong vách sơ cấp của tế bào thực vật có loại Protein là Extensins có vai trò quan trọng trong việc:

A. Tăng trưởng và hình thành vách thứ cấp.

B. Nhận biết cách phân tử bên ngoài.

C. Nhận biết các tế bào bên cạnh.

D. Tăng trưởng của tế bào.

Câu 29. Sự đóng dày mộc tố đầu tiên là ở:

A. Vách thứ cấp.

B. Màng sinh chất.

C. Phiến giữa.

D. Vách sơ cấp.

Câu 30. Suberin đóng trên vách tế bào tạo thành những lớp kế tiếp tạo:

A. Vách thứ cấp.

B. Tầng tẩm chất bần.

C. Lớp bần và lỗ vỏ.

D. Lớp bần.

Câu 31. Vách thứ cấp của Quản bảo và Sợi gồm:

A. 1 lớp.

B. 4 lớp.

C. 3 lớp.

D. 2 lớp.

Câu 32. Thành phần chủ yếu nhất của phiến giữa là:

A. Lignin.

B. Pectin.

C. Hemicellulose.

D. Cellulose.

Câu 33. Vách sơ cấp có các sợi Cellulose:

A. Xếp lớp song song, lớp này chéo lớp khác 60o - 90o.

B. Xếp lớp song song, lớp này chéo lớp khác 30o - 60o .

C. Xếp thành bó, lớp này chéo lớp khác 60o - 90o .

D. Xếp thành bó, lớp này chéo lớp khác 30o - 60o .

Câu 34. Thành phần chính của Vách sơ cấp:

A. Cellulose (9 - 25%), hemicellulose (25 - 50%), pectin (10 - 35%), protein (15%).

B. Cellulose (25%), hemicellulose (25 - 50%), pectin (20 - 35%), protein (15%).

C. Cellulose (9 - 25%), hemicellulose (25 - 50%), pectin (20 - 35%).

D. Cellulose (20% - 30%), hemicellulose (25 - 50%), pectin (10 - 35%).

Câu 35. Chọn câu đúng về sự tẩm gỗ:

A. Ligin không thấm nước.

B. Lignin là chất giàu carbon và oxy hơn cellulose.

C. Ligin đàn hồi tốt.

D. Tất cả đều sai.

Câu 36. Chọn câu sai khi nói về Sự hóa bần ở thực vật:

A. Là chất suberin.

B. Ở tế bào nội bì có khung caspary.

C. Giàu acid vô cơ.

D. Hoàn toàn không thấm nước và không khí.

Câu 37. Tính chất của Suberin:

A. Là chất keo vô định hình, mềm dẽo và có tính ưa nước cao.

B. Là một polysaccharid phức tạp.

C. Là chất giàu axit béo, hoàn toàn không thấm nước và khí.

D. Là chất có thể trương nở trong nước và tùy trường hợp có thể tan hoàn toàn hay một phần trong nước

Câu 38. Ở tế bào nội bì, Suberin chỉ tạo một khung không hoàn toàn đi vòng quanh vách bên của tế bào gọi là:

A. Khung libe.

B. Khung cutin.

C. Khung caspary.

D. Khung hình móng ngựa.

Câu 39. Ở tế bào nội bì, Suberin tẩm theo cách:

A. Tẩm vòng quanh vách bên.

B. Tẩm ở mặt bên và mặt đáy.

C. Tẩm hoàn toàn.

D. Tẩm vòng quanh vách bên và tẩm ở mặt bên và mặt đáy.

Câu 40. Sự hóa nhày có ở:

A. Hạt cải.

B. Hạt mồng tơi.

C. Hạt rau muống.

D. Hạt rau quế.

Câu 41. Họ Bí, họ Vòi voi, sự hóa kháng là do sự tích tụ của:

A. CaCO3.

B. Calci Oxalat.

C. SiO2.

D. SiO2, CaCO3.

Câu 42. Ở lá bắp cải có:

A. Sự hóa bần.

B. Sự hóa cutin.

C. Sự hóa sáp.

D. Sự hóa nhầy.

Câu 43. Ở thân cây mía có:

A. Sự hóa bần.

B. Sự hóa sáp.

C. Sự hóa khoáng.

D. Sự hóa gỗ.

Câu 44. Sự hóa kháng xảy ở bộ phận nào của lúa và chất được tẩm là:

A. Lá - CaCO3.

B. Thân - CaCO3.

C. Thân - SiO2.

D. Lá - SiO2.

Câu 45. Sự hóa nhày là do:

A. Sự tăng tiết lignin.

B. Sự tăng tiết pectin.

C. Sự tăng tiết cellulose.

D. Sự tăng tiết extisins.

Câu 46. Ở quả Bí có:

A. Sự hóa cutin.

B. Sự hóa bần.

C. Sự hóa nhầy.

D. Sự hóa sáp.

Câu 47. Loại lạp thể phát triển ở các bộ phận trên mặt đất của thực vật bậc cao và rong:

A. Lục lạp.

B. Vô sắc lạp.

C. Tiền lạp.

D. Sắc lạp.

Câu 48. Ở tế bào thực vật, lạp nào tạo ra màu xanh của lá, quả khi non?

A. Lạp không màu.

B. Sắc lạp.

C. Bột lạp.

D. Lục lạp.

Câu 49. Loại lạp thể phát triển chủ yếu ở các bộ phận dưới mặt đất của thực vật:

A. Vô sắc lạp.

B. Sắc lạp.

C. Tiền lạp.

D. Lục lạp.

Câu 50. Lỗ viền thường xuất hiện ở:

A. Mạch.

B. Sợi.

C. Quản bào.

D. Tất cả các thành phần trên.

Câu 51. Muốn hòa tan gỗ chỉ để lại CELULOSE, ta dùng:

A. Acid vô cơ đậm đặc.

B. Kiềm.

C. Acid vô cơ loãng.

D. Muối.

Câu 52. Muốn hòa tan gỗ chỉ để lại CELULOSE, ta dùng:

A. Acid vô cơ loãng.

B. Muối.

C. Acid vô cô đậm đặc.

D. Phenol.

Câu 53. Muốn hòa tan CELULOSE để lại gỗ, ta dùng:

A. Kiềm đậm đặc.

B. Kiềm loãng.

C. Acid vô cô đậm đặc.

D. Acid vô cơ loãng.

Câu 54. Hai loại lỗ ở vách tế bào là:

A. Lỗ đơn, lỗ rây.

B. Lỗ viền, lỗ rây.

C. Lỗ đơn, lỗ đôi.

D. Lỗ đơn, lỗ viền.

Câu 55. Đặc điểm đúng trong cấu tạo chất tế bào:

A. Gồm toàn bộ những chất cặn bã của tế bào.

B. Dễ hòa tan vào nước.

C. Mất khả năng sống ở nhiệt độ 50 0 -60 0C.

D. Gồm toàn bộ phần bên trong vách tế bào.

Câu 56. Trong chất tế bào, nước thường chiếm khoảng:

A. 80-85%.

B. 60-75%.

C. 55-60%.

D. 50-55%.

Câu 57. Thể sống có cấu tạo gồm “Màng ngoài, màng trong gấp nếp tạo thành các mào trong cùng là chất nền” là của:

A. Lục lạp.

B. Nhân.

C. Ty thể.

D. Bộ Golgi.

Câu 58. Thành phần hóa học của vách tế bào được tổng hợp trong bộ máy Golgi:

A. Pectin và hemicellulose.

B. Pectin, cellulose và hemicellulose.

C. Pectin và cellulose.

D. Cellulose và hemicellulose.

Câu 59. Thể sống nào có chức năng là Trung tâm hô hấp và là kho chứa năng lượng cho tế bào?

A. Bộ Golgi.

B. Nhân.

C. Ty thể.

D. Ribosom.

Câu 60. Thể sống nhỏ nào có chức năng tạo ra Protein ở tế bào thực vật?

A. Chất tế bào.

B. Bộ Golgi.

C. Ribosom.

D. Nhân.

Câu 61. Chức năng không bào của tế bào thực vật:

A. Là túi chứa nước và các chất hòa tan .

B. Chứa sản phẩm thứ cấp của tế bào.

C. Là túi được bao bởi màng không bào.

D. Giúp tế bào hấp thu nước và các chất dự trữ.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D B D D C D C D C C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B D B D B B C B A A
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
C D C D D A B D C A
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
C B A A D C C C A D
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
A C B D B D A D A D
51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
B D C D C B C A C C
61                  
A                  

Xem thêm:

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 2: Mô thực vật

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 3: Rễ cây

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 4: Thân cây

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 5: Lá cây

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 6: Hoa

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 7: Quả

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 8: Hạt 

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 9: Danh pháp và bậc phân loại

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm nhân viên công nghệ sinh học

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm gia sư môn sinh học

Mức lương của gia sư môn sinh học là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!