Câu hỏi trắc nghiệm: Cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học (có đáp án)
TÓM TẮT NỘI DUNG CƠ BẢN
Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết Cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học
CÂU HỎI BÀI TẬP
Câu 1: Đối tượng của hoạt động dạy là:
A. Sự phát triển trí tuệ của học sinh.
B. Tri thức và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó.
C. Sự phát triển nhân cách của học sinh.
D. Quá trình dạy học.
Câu 2: Tiến hành hoạt động dạy, người thầy có nhiệm vụ:
A. Sáng tạo ra tri thức mới.
B. Tái tạo lại tri thức, nền văn hoá xã hội cho bản thân.
C. Tổ chức, điều khiển quá trình tái tạo lại tri thức, nền văn hoá xã hội ở học sinh.
D. Cả a, b và c.
Câu 3: Muốn tổ chức thành công quá trình tái tạo nền văn hoá xã hội ở người học, người dạy cần:
A. Tạo ra tính tích cực trong hoạt động học của học sinh.
B. Biết cách truyền đạt có hiệu quả nhất đối với học sinh.
C. Tạo ra tính tích cực trong hoạt động dạy.
D. Biết cách chế biến tài liệu học tập cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh.
Câu 4: Để tạo ra được tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh, giáo viên cần:
A. Biết cách cụ thể hoá, đơn giản hoá các nội dung học tập.
B. Làm cho học sinh vừa có ý thức được đối tượng cần chiếm lĩnh, vừa biết cách chiếm lĩnh đối tượng.
C. Thực hiện chặt chẽ các quy định, nội quy dạy học trong nhà trường.
D. Cả A, B và C.
Câu 5: Việc nắm được những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thông qua thực hiện một hoạt động nào đó trong cuộc sống hàng ngày, được gọi là:
A. Hoạt động học.
B. Hoạt động tự học.
C. Học kĩ năng.
D. Học ngẫu nhiên.
Câu 6: Hoạt động lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo theo một mục đích tự giác, được gọi là:
A. Học ngẫu nhiên.
B. Học không chủ định.
C. Hoạt động học.
D. Học kinh nghiệm.
Câu 7: Đối tượng của hoạt động học là:
A. Tri thức khoa học.
B. Tri thức và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó.
C. Sự tiếp thu tri thức.
D. Quá trình nhận thức.
Câu 8: Hoạt động học hướng vào làm thay đổi:
A. Chủ thể của hoạt động.
B. Khách thể của hoạt động.
C. Đối tượng của hoạt động.
D. Động cơ của hoạt động.
Câu 9: Trong hoạt động học, việc tiếp thu những tri thức về bản thân hoạt động học được tiến hành:
A. Độc lập với việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
B. Đồng thời với việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
C. Trước khi tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
D. Sau khi tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Câu 10: Nếu hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội thì:
A. Học sinh thường không say sưa, không có khát vọng học tập.
B. Học sinh vẫn say sưa học tập do sự hấp dẫn của bản thân tri thức.
C. Học sinh vẫn say sưa học tập, nhưng sự say sưa đó thường do sự hấp dẫn, lôi cuốn của một “cái khác” nằm ngoài mục đích trực tiếp của việc học.
D. Học sinh say sưa học vì bị hấp dẫn bởi tiến trình và kết quả học tập.
Câu 11: Mục đích của các hành động học tập là:
A. Các khái niệm môn học.
B. Các quá trình nhận thức.
C. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
D. Biến đổi chủ thể hoạt động.
Câu 12: Mục đích học tập bắt đầu được hình thành:
A. Trước khi học sinh thực hiện hành động học.
B. Sau khi học sinh thực hiện xong hành động học.
C. Khi học sinh bắt đầu có ý thức về việc học.
D. Khi học sinh bắt đầu thực hiện hành động học.
Câu 13: Trong hình thức “mã hoá”, lôgíc của khái niệm được tồn tại ở:
A. Vật thật.
B. Trong tâm lí cá thể.
C. Một vật liệu khác thay thế vật thật.
D. Cả A, B và C.
Câu 14: Để hình thành khái niệm lí luận cho học sinh trong dạy học, ta cần hình thành ở các em những thao tác tư duy nào?
A. Phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá.
B. Phân tích, trừu tượng hoá, khái quát hoá.
C. Phân tích, mô hình hoá, cụ thể hoá.
D. Trừu tượng hoá, khái quát hoá, cụ thể hoá.
Câu 15: Loại mô hình học tập có tính trực quan cao nhất là:
A. Mô hình gần giống vật thật.
B. Mô hình tượng trưng.
C. Mô hình mã hoá.
D. Tính trực quan của cả 3 loại mô hình trên là tương đương nhau.
Câu 16: Hành động giúp học sinh diễn đạt lôgíc tổng quát của khái niệm dưới hình thức trực quan là hành động:
A. Phân tích.
B. Mô hình hoá.
C. Cụ thể hoá.
D. Cả A, B, C
Câu 17: Khái niệm về một đối tượng nào đó của hiện thực khách quan là:
A. Hình ảnh tâm lí về đối tượng.
B. Hệ thống những dấu hiệu khái quát và bản chất của đối tượng.
C. Bản thân đối tượng.
D. Năng lực thực tiễn của con người được kết tinh lại và được “gửi vào” đối tượng.
Câu 18: Khái niệm về một đối tượng nào đó có nguồn gốc trong:
A. Tâm lí, tinh thần của con người.
B. Tên gọi của đối tượng.
C. Bản thân đối tượng.
D. Định nghĩa khái niệm.
Câu 19: Quá trình hình thành khái niệm cho học sinh trong dạy học là quá trình:
A. Chuyển hoá khái niệm từ đầu giáo viên sang đầu học sinh.
B. Giáo viên mô tả, giảng giải để học sinh nắm được định nghĩa, khái niệm.
C. Giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh nhằm giúp các em tái tạo lại những năng lực thực tiễn của loài người được gửi gắm trong thế giới đối tượng cho bản thân.
D. Giáo viên hệ thống hoá những kinh nghiệm vốn có trong bản thân học sinh để hình thành ở các em những khái niệm khoa học.
Câu 20: Theo quan điểm Sư phạm, cách tốt nhất để làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở học sinh là:
A. Tạo ra những tình huống sư phạm.
B. Khen thưởng, khích lệ.
C. Kỉ luật, trừng phạt.
D. Cả a, b và c.
Câu 21: Sự phát triển trí tuệ được biểu hiện ở sự thay đổi về:
A. Số lượng tri thức.
B. Cấu trúc của tri thức được phản ánh trong hoạt động nhận thức.
C. Phương thức phản ánh tri thức.
D. Cả B và C.
Câu 22: Chỉ sau hai lần giải các bài tập cùng loại, học sinh đã nắm được cách giải tổng quát của loại bài tập đó. Điều này chứng tỏ sự phát triển cao của phẩm chất trí tuệ nào?
A. Tốc độ định hướng trí tuệ.
B. Tốc độ khái quát hoá.
C. Tính tiết kiệm của tư duy.
D. Tính mềm dẻo của trí tuệ.
Câu 23: Dạy học là:
A. Một quá trình truyền đạt tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.
B. Một quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh nhằm giúp các em lĩnh hội nền văn hoá - xã hội.
C. Một quá trình nêu vấn đề để học sinh giải quyết, thông qua đó học sinh lĩnh hội được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
D. Một quá trình tác động qua lại giữa giáo viên với học sinh, nhằm làm cho học sinh lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Câu 24: Học ngẫu nhiên trong cuộc sống thường ngày là:
A. Học không có mục đích, không có chương trình, nội dung xác định.
B. Học thường đi kèm theo một hoạt động khác, mà sự lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo không phải là mục đích chính của hoạt động đó.
C. Học mà kiến thức nắm được không hệ thống.
D. Cả A, B, C.
Câu 25: Hoạt động học là:
A. Hoạt động theo phương thức nhà trường.
B. Hoạt động được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và những phương thức hành vi nhất định.
C. Hoạt động được điều khiển bởi giáo viên để lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và những hình thức hành vi nhất định.
d. Cả A, B, C.
Câu 26: Đối tượng của hoạt động dạy là:
A. Những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
B. Hoạt động học của học sinh.
C. Sự phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh.
D. Nền văn hóa - xã hội.
Câu 27: Đối tượng của hoạt động học là:
A. Những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của nhân loại.
B. Nền văn hoá - xã hội.
C. Sự phát triển trí tuệ và nhân cách của bản thân.
D. Những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tiếp thu được trong quá trình học tập.
Câu 28: Mục đích của hoạt động dạy là:
A. Hình thành tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.
B. Làm cho học sinh chiếm lĩnh nền văn hoá - xã hội, phát triển tâm lí, hình thành nhân cách.
C. Làm cho học sinh thay đổi về trí tuệ và nhân cách.
D. Biểu tượng về sự thay đổi trí tuệ và nhân cách của học sinh trong quá trình dạy học.
Câu 29: Mục đích của hoạt động học là:
A. Thay đổi bản thân chủ thể hoạt động.
B. Biểu tượng về kết quả học tập.
C. Thay đổi hoạt động và hành vi của mình.
D. Thay đổi nhận thức, tình cảm và hoạt động.
Câu 30: Bản chất của hoạt động học là:
A. Hoạt động hướng vào làm thay đổi đối tượng học.
B. Hoạt động tích cực của học sinh nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới.
C. Hoạt động đặc thù của con người nhằm lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới và lĩnh hội chính bản thân hoạt động học.
D. Hoạt động làm thay đổi bản thân người học, do họ tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới.
Câu 31: Động cơ hoàn thiện tri thức là:
A. Sự hấp dẫn, lôi cuốn bởi tri thức và phương pháp giành lấy tri thức đó của học sinh.
B. Nhu cầu học và nhu cầu nhận thức của học sinh.
C. Nguyện vọng hoàn thiện tri thức của học sinh.
D. Cả A, B và C.
Câu 32: Động cơ quan hệ xã hội là:
A. Sự giảng dạy hấp dẫn của giáo viên.
B. Sự động viên, khuyến khích của cha mẹ, bạn bè...
C. Địa vị cá nhân trong xã hội.
D. Cả A, B và C.
Câu 33: Khái niệm là:
A. Hiện tượng tinh thần, tâm lí của con người.
B. Sản phẩm nhận thức của con người, bao gồm những thuộc tính chung, bản chất của nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại.
C. Chức năng tâm lí được tư duy phản ánh.
D. Hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
Câu 34: Khái niệm có nguồn gốc:
A. Trong đầu của con người.
B. Trong các thuật ngữ, các định nghĩa.
C. Trong các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
D. Cả A, B và C.
Câu 35: Điểm nào dưới đây không thuộc về các khâu của việc hình thành khái niệm khoa học cho học sinh?
A. Làm xuất hiện nhu cầu nhận thức ở học sinh.
B. Tổ chức học hành động trên đối tượng để phát hiện ra các dấu hiệu bản chất của đối tượng và mô hình hoá các dấu hiệu đó (phát biểu định nghĩa).
C. Vận dụng định nghĩa (triển khai mô hình).
D. Tổ chức cho học sinh hành động với các đối tượng chứa đựng khái niệm, nhằm tách những thuộc tính chung, bản chất để khái quát thành khái niệm.
Câu 36: Bản chất của quá trình hình thành khái niệm là:
A. Quá trình học sinh thực hiện những hành động nhất định để đưa khái niệm từ ngoài vào trong.
B. Quá trình giáo viên tổ chức cho học sinh hành động với các đối tượng chứa đựng khái niệm, nhằm tách những thuộc tính chung, bản chất để khái quát thành khái niệm.
C. Quá trình giáo viên giúp học sinh thực hiện một hệ thống hành động nhất định để đưa khái niệm từ ngoài vào trong.
D. Quá trình giáo viên mô tả, giảng giải, minh hoạ, cho ví dụ để học sinh hiểu khái niệm.
Câu 37: Kĩ năng là:
A. Khả năng vận dụng tri thức và phương pháp giải quyết các nhiệm vụ học tập.
B. Hành động được luyện tập nhiều lần.
C. Hành động trí tuệ giải quyết các nhiệm vụ học tập.
D. Khả năng giải quyết các nhiệm vụ khác nhau của học tập.
Câu 38: Cơ sở của kĩ năng là:
A. Năng lực học tập của học sinh.
B. Tri thức và phương pháp đã học.
C. Khả năng trí tuệ của học sinh.
D. Sự nhanh trí và tháo vát của học sinh.
Câu 39: Trong dạy học, muốn phát triển trí tuệ cho học sinh thì:
A. Nội dung dạy học phải cải cách cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.
B. Phương pháp dạy học phải kích thích được tính tích cực học tập của học sinh.
C. Phải cung cấp cho học sinh một hệ thống tri thức và các biện pháp tư duy.
D. Cả A, B và C.
Câu 40: Dạy học và sự phát triển trí tuệ có mối quan hệ với nhau, vì:
A. Dạy học định hướng và thúc đẩy sự phát triển trí tuệ.
B. Mục dích của dạy học là phát triển trí tuệ cho học sinh và phát triển trí tuệ là điều kiện của dạy học.
C. Dạy học và phát triển trí tuệ là hai vấn đề khác nhau của một quá trình đi đến sự phát triển trí tuệ của học sinh.
D. Dạy học bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển trí tuệ và không thể có sự phát triển trí tuệ ngoài quá trình dạy học.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Đáp án |
C |
C |
A |
D |
D |
C |
B |
A |
B |
Câu |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
Đáp án |
C |
D |
D |
C |
A |
A |
D |
D |
C |
Câu |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
Đáp án |
C |
A |
D |
B |
B |
D |
D |
C |
A |
Câu |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
Đáp án |
B |
A |
C |
D |
D |
B |
C |
D |
B |
Câu |
37 |
38 |
39 |
40 |
|
|
|
|
|
Đáp án |
A |
B |
D |
D |
|
|
|
|
|
Xem thêm:
Câu hỏi trắc nghiệm Nhập môn tâm lý học giáo dục
Câu hỏi trắc nghiệm Sự phát triển của tâm lí cá nhân
Câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở tâm lí học của hoạt động học
Câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở tâm lí học của hoạt động dạy học
Câu hỏi trắc nghiệm Động cơ và hứng thú học tập
Câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở tâm lí học của quản lí lớp học
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh tâm lý
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo
Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?