Bệnh án BASEDOW | PDF

Bệnh án Basedow là một trong những báo cáo thường gặp của sinh viên y. Tài liệu trên giúp bạn học tốt và đạt điểm cao chuyên ngành của mình!

BỆNH ÁN BASEDOW

Bệnh Basedow là gì?

1. Khái niệm

Bệnh Basedow là dạng bệnh nội tiết phổ biến, bệnh đặc trưng bởi tình trạng bướu giáp lan tỏa, đa phần gặp ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ độ tuổi từ 21 - 30. Basedow là dạng bệnh tự miễn, nguyên nhân chủ yếu là do di truyền làm thay đổi tính kháng nguyên hoặc trình diện kháng nguyên lạ trên bề mặt tế bào tuyến giáp.

2. Nguyên nhân

Ngoài nguyên nhân do di truyền, bệnh Basedow còn do 1 số yếu tố tác động khác như: tuổi tác, môi trường sống, giới tính, thực phẩm ăn uống hàng ngày, cơ địa,… Người mắc bệnh Basedow có tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất lượng hormone lớn hơn vào máu và từ đó gây ra những biểu hiện nhiễm độc giáp.

Bệnh Basedow rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu điều trị chậm trễ hoặc sai cách dễ khiến người bệnh đối mặt với các biến chứng suy tim, suy kiệt trong cơn bão giáp và khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng. 

3. Triệu chứng 

Triệu chứng bệnh Basedow do tuyến giáp hoạt động quá mức bao gồm 2 nhóm chính sau:

- Nhóm triệu chứng bệnh Basedow tại tuyến giáp

Bệnh Basedow khiến người bệnh gặp phải các vấn đề về tuyến giáp sau:

  • Bướu giáp: Người bệnh Basedow thường xuất hiện bướu giáp lớn, tương đối đều, lan tỏa, có thể mềm hoặc cứng. Theo sự phát triển của bệnh, bướu giáp to có thể chèn ép lên các cơ quan lân cận, ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu. Điển hình là biểu hiện rối loạn vùng mạch tại cổ do bệnh Basedow gây nóng cơ thể, tăng tiết mồ hôi.
  • Thần kinh cơ: Đây cũng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân Basedow, khi thần kinh cơ bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân bị run tay, khó điều khiển các chi. Ngoài ra, tính khí bệnh nhân cũng thường hay thay đổi thất thường, khó tập trung, mất ngủ, dễ nóng giận, cáu gắt hoặc bực tức.
  • Tim mạch: Dấu hiệu bệnh Basedow khi ảnh hưởng đến tim mạch gây ra bao gồm nhịp tim nhanh, hồi hộp, loạn nhịp tim cả khi làm việc gắng sức hay khi nghỉ ngơi. Đây là điểm khác nhau giữa bệnh Basedow và rối loạn nhịp tim do bệnh tim mạch. Trường hợp nặng hơn bệnh nhân có thể bị phù phổi, suy tim, phù hai chi dưới, gan to,…
  • Triệu chứng tiêu hóa: Bệnh nhân Basedow có đặc điểm là ăn nhiều nhưng vẫn gầy, vàng da, hay bị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy,…
  • Triệu chứng tăng chuyển hóa: Do hormone tuyến giáp sản xuất nhiều hơn làm tăng chuyển hóa, người bệnh thường bị tăng cao thân nhiệt, luôn có cảm giác nóng bức, uống nhiều nước, người gầy nhanh, thích ứng thời tiết lạnh tốt hơn thời tiết nóng. Ở người già mắc bệnh Basedow có thể bị loãng xương nặng, gặp phải các biến chứng như xẹp đốt sống, viêm quanh các khớp,…
  • Triệu chứng rối loạn sinh lý: Bệnh Basedow gây rối loạn sinh lý giảm ham muốn ở nam giới và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

Triệu chứng khác: Một số triệu chứng khác khi tuyến giáp hoạt động quá mức như tóc khô, rối loạn sắc tố da, hay bị ngứa da, dễ bị rụng tóc,…

- Nhóm triệu chứng bệnh Basedow ngoài tuyến giáp

Ngoài ảnh hưởng đến tuyến giáp, nhiều cơ quan khác cũng có biểu hiện bất thường như:

  • Biểu hiện ở mắt: Người mắc bệnh Basedow thường bị lồi mắt tùy theo mức độ nhiễm độc giáp, đây cũng là dấu hiệu điển hình để nhận biết bệnh. 
  • Lồi mắt giả: Đây là dạng tổn thương không thâm nhiễm do tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng thyroxin gây tăng co kéo cơ năng mi, khiến khóe mắt rộng hơn.
  • Lồi mắt thật: là dạng tổn thương thâm nhiễm có liên quan đến các thành phần hốc mắt, ảnh hưởng cả cơ vận nhãn lẫn tổ chức sau hốc mắt.
  • Phù niêm: Phù niêm thường xảy ra ở mặt trước cẳng chân hoặc dưới đầu gối, đường kính khoảng vài cm có màu hồng bóng, thâm nhiễm cứng, lỗ chân lông nổi rõ. 
  • Kích thước lớn ở các đầu chi: có thể cả đầu ngón tay, ngón chân của bệnh nhân đều bị biến dạng hình dùi trống, tiêu móng tay,…

Triệu chứng ở bệnh Basedow khá giống với nhiều bệnh lý tự miễn phối hợp khác nên cần xét nghiệm chẩn đoán phân biệt. Bệnh nhân có thể không biểu hiện tất cả triệu chứng trên tùy theo mức độ bệnh cũng như cơ quan bị ảnh hưởng do bệnh Basedow.

Để chẩn đoán bệnh Basedow, một số phương pháp chẩn đoán được thực hiện bao gồm: xạ hình tuyến giáp, xét nghiệm chẩn đoán hormone, siêu âm tuyến giáp, điện tâm đồ, chụp X-quang, xét nghiệm men gan,…

Bệnh án Basedow

Bệnh án Basedow cần cảm bảo những nội dung sau 

A. Phần hành chính 

- Họ và tên, tuổi, giới tính, địa chỉ bệnh nhân 

B. Phần chuyên môn 

- Ngày vào viện/ Lý do vào viện 

- Tiền sử: Bản thân và gia đình

- Bệnh sử

- Khám bệnh lâm sàng: khám toàn thân và khám cơ quan: Nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,...

- Cận lâm sàng

- Tóm tắt bệnh án

- Chẩn đoán và xác định

- Điều trị 

Mẫu Bệnh án Basedow

Xem thêm:

Mẫu Bệnh án Hậu sản

Mẫu Bệnh án Hen phế quản

Mẫu Bệnh án Y học cổ truyền

Mẫu Bệnh án Viêm khớp dạng thấp 

Mẫu Bệnh án Nhi khoa viêm phổi

Mẫu Bệnh án Hậu phẫu viêm ruột thừa

Mẫu Bệnh án Sỏi túi mật

Mẫu Bệnh án Sốt xuất huyết

Mẫu Bệnh án Sản khoa u sơ tử cung

Mẫu Bệnh án COPD

Mẫu Bệnh án Rối loạn tiền đình

Mẫu Bệnh án Xuất huyết tiêu hóa

Mẫu Bệnh án Răng hàm mặt

Mẫu Bệnh án Tay chân miệng

Mẫu Bệnh án Tai mũi họng

Mẫu Bệnh án Sản khoa chửa ngoài tử cung

Mẫu Bệnh án Nhồi máu não

Việc làm dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh y khoa mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ quán cà phê/nhà hàng dành cho sinh viên

Việc làm bác sĩ tại các bệnh viện mới nhất

Mức lương của bác sĩ là bao nhiêu?

Bệnh án BASEDOW | PDF (trang 1)
Trang 1
Bệnh án BASEDOW | PDF (trang 2)
Trang 2
Bệnh án BASEDOW | PDF (trang 3)
Trang 3
Bệnh án BASEDOW | PDF (trang 4)
Trang 4
Bệnh án BASEDOW | PDF (trang 5)
Trang 5
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!