BỆNH ÁN LIỆT HAI CHI DƯỚI
Liệt hai chi dưới là gì?
1. Khái niệm
Liệt hai chi dưới là hội chứng mà bệnh nhân giảm hoặc mất vận động tự chủ ở cả hai chân. Bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng như teo cơ, cứng khớp và rất khó phục hồi được chức năng vận động đi lại.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân do tổn thương ngoại vị
- Viêm sừng trước tủy cấp hay bệnh bại liệt: Do virus bại liệt phá hủy tế bào vận động sừng trước gây liệt vận động các cơ chi phối, tuy nhiên hiện bệnh ngày càng ít gặp vì đã có vaccine bại liệt được tiêm cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng;
- Bệnh đa dây thần kinh: Là bệnh mãn tính do nhiều nguyên nhân như đái tháo đường, thiếu vitamin B1, nhiễm độc mạn tính hay suy thận mạn giai đoạn cuối;
- Bệnh đa rễ và dây thần kinh cấp tính: Là bệnh cấp tính gây tổn thương mất myelin khu trú thành ổ ở rễ và dây thần kinh, với đặc trưng là rối loạn cảm giác - vận động đối xứng 2 bên và có thể tự khỏi;
- Hội chứng đuôi ngựa: Là bệnh lý tổn thương các rễ vùng chóp cùng đuôi ngựa gây rối loạn cảm giác khu trú, giảm vận động đi lại, liệt mềm hoặc mất phản xạ gân xương.
Nguyên nhân do tổn thương trung ương
- Viêm tủy do virus hướng thần kinh: Tùy theo vị trí tổn thương mà có biểu hiện khác nhau:
- Viêm tủy do giang mai: Bệnh nhân thường mang đặc điểm là liệt cứng từng đợt do tổn thương chọn lọc bó tháp và phản ứng huyết thanh dương tính;
- Viêm tủy do các nhiễm khuẩn khác: Nhiễm trùng do tụ cầu vàng hoặc liên cầu hay trực khuẩn lao;
- Viêm tủy do biến chứng của các bệnh như: Thủy đậu, cúm, tiêm phòng chó dại cắn;
- U di căn vào tủy và cột sống: Chỉ gặp ở 5% người bị ung thư và phần lớn là di căn cột sống dẫn tới chèn ép tủy. Lâm sàng khá đa dạng với đau cột sống, đau tăng khi thay đổi tư thế và không đáp ứng thuốc giảm đau.
- Lao cột sống: Chẩn đoán xác định bằng chụp X-quang và cộng hưởng từ cột sống kết hợp các xét nghiệm đặc trưng của lao như AFB, Xpert,... Điều trị kết hợp cả kháng sinh và thuốc chống lao;
- Áp xe ngoài màng cứng: Bệnh khá hiếm gặp, thường là sau nhiễm khuẩn, bệnh cảnh nhiễm trùng nặng cần điều trị kháng sinh mạnh và phẫu thuật giải thoát;
- Thoát vị đĩa đệm: Liệt hai chân thường do thoát vị lớn ở đường giữa sau tai nạn sinh hoạt hoặc thể thao;
- Viêm màng nhện tủy: Có lâm sàng tiến triển chậm với rối loạn cảm giác không đều nhau, kết hợp với tổn thương trung ương và cả ngoại vi;
- Chấn thương tủy sống và vết thương cột sống, tủy sống: Thường để lại di chứng nặng nề
3. Triệu chứng
Liệt cứng
Triệu chứng lâm sàng của liệt cứng hai chân gồm có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn khởi phát: Thường bắt đầu chậm và có thể là từ giai đoạn liệt mềm chuyển sang liệt cứng. Ban đầu bệnh nhân sẽ có biểu hiện rối loạn cảm giác kiểu rễ do tổn thương ép rễ như đau, tê bì khi gắng sức, ho, hắt hơi, thở mạnh,...
- Giai đoạn toàn phát: Là khi biểu hiện lâm sàng đã là phối hợp của rối loạn vận động, phản xạ, cảm giác và thần kinh tự chủ với các triệu chứng:
Liệt mềm
Triệu chứng lâm sàng của liệt mềm hai chân gồm 2 tiêu chuẩn chính là:
- Giảm trương lực và cơ lực cả 2 bên;
- Giảm hoặc mất phản xạ gân xương (gân cơ tứ đầu đùi, gân gót), phản xạ da bụng, da bìu.
Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể mất hoàn toàn vận động, phản xạ hoặc thậm chí là mất cảm giác, không còn nhận biết chân mình.
Bệnh án Liệt hai chi dưới
Bệnh án Liệt hai chi dưới cần cảm bảo những nội dung sau
A. Phần hành chính
- Họ và tên, tuổi, giới tính, địa chỉ bệnh nhân và người liên hệ
B. Phần chuyên môn
- Ngày vào viện/ Lý do vào viện
- Tiền sử: Bản thân và gia đình
- Bệnh sử
- Thăm khám và lượng giá: khám toàn thân và khám cơ quan
- Tóm tắt bệnh án
- Chẩn đoán sơ bộ
- Chẩn đoán phân biệt
- Đề xuất xét nghiệm
- Điều trị
Mẫu bệnh án Liệt hai chi dưới
Xem thêm:
Mẫu Bệnh án Hậu sản
Mẫu Bệnh án Hen phế quản
Mẫu Bệnh án Y học cổ truyền
Mẫu Bệnh án Viêm khớp dạng thấp
Mẫu Bệnh án Nhi khoa viêm phổi
Mẫu Bệnh án Hậu phẫu viêm ruột thừa
Mẫu Bệnh án Sỏi túi mật
Mẫu Bệnh án Sốt xuất huyết
Mẫu Bệnh án Sản khoa u sơ tử cung
Mẫu Bệnh án COPD
Mẫu Bệnh án Rối loạn tiền đình
Mẫu Bệnh án Xuất huyết tiêu hóa
Mẫu Bệnh án Răng hàm mặt
Mẫu Bệnh án Tay chân miệng
Mẫu Bệnh án Tai mũi họng
Mẫu Bệnh án Sản khoa chửa ngoài tử cung
Mẫu Bệnh án Nhồi máu não
Mẫu Bệnh án Nội tiết
Mẫu Bệnh án Đau thần kinh tọa
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư môn Sinh học mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Mức lương của gia sư môn Sinh học là bao nhiêu?
Việc làm thực tập sinh Dược mới nhất
Được cập nhật 11/04/2024
108 lượt xem