Phân tích chức năng, vai trò của Marketing?
1. Khái niệm
Marketing là hình thức tiếp thị, nhằm mục đích quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ nào đó đến đối tượng khách hàng tiềm năng.Ngoài ra, Marketing còn được xem là hình thức quản lý, trao đổi giữa khách hàng và doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng.
Theo quan điểm của Philip Kotler “cha đẻ” của ngành Marketing, định nghĩa về Marketing như sau: “Marketing là quá trình mà các cá nhân hay tập thể đạt được tất cả những gì họ cần và muốn thông qua quá trình tạo lập, cống hiến và trao đổi một cách tự do những giá trị của các sản phẩm và dịch vụ”. (Marketing is the science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit).
2. Chức năng
Chức năng của Marketing là tập hợp các hoạt động, quy trình và công cụ được sử dụng nhằm xác định và tiếp cận khách hàng, từ việc nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, phát triển sản phẩm và xúc tiến bán hàng đến việc quản lý mối quan hệ khách hàng và tạo dựng thương hiệu.
Chức năng của Marketing là cung cấp các giải pháp và chiến lược nhằm tạo ra những giá trị tốt đẹp cho khách hàng, đồng thời tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Cụ thể chức năng của Marketing như sau.
- Hoạch định sản phẩm
Mục tiêu này liên quan đến việc phát triển và quản lý các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc xác định tính năng và lợi ích của sản phẩm, nghiên cứu và phân tích về các sản phẩm cạnh tranh và chiến lược để phát triển và tiếp thị sản phẩm. Đồng thời loại bỏ đi những sản phẩm yếu kém, tập trung vào sản phẩm mới.
- Hoạch định phân phối
Chọn kênh phân phối tiềm năng quản lý hệ thống phân phối và đảm bảo rằng sản phẩm được cung cấp đúng địa điểm, thời gian và số lượng phù hợp.
- Hoạch định xúc tiến
Tạo ra nhận thức và tạo động lực mua hàng từ phía khách hàng. Và đảm bảo sử dụng các công cụ xúc tiến quảng cáo, bán hàng và truyền thông để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ và tạo ra sự tương tác tích cực với khách hàng.
- Hoạch định giá
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá sản phẩm, thị trường từ đó đưa ra các chiến lược giá phù hợp cho từng giai đoạn sản phẩm và phân khúc khách hàng mục tiêu.
- Thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing
Đây là chức năng vô cùng quan trọng trong Marketing, giúp doanh nghiệp xem xét lại toàn bộ quá trình làm việc và đưa ra những cách khắc phục khi gặp phải sự cố trong các khâu triển khai chiến lược.
3. Vai trò
Marketing ngày càng khẳng định được vai trò to lớn của mình trong các hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể vai trò của Marketing bao gồm:
- Marketing giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng
Ngày nay, Marketing đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn mong muốn của khách hàng là gì và cần gì? Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ triển khai nghiên cứu bằng nhiều hình thức khác nhau, xác định nhu cầu của khách hàng và làm căn cứ cho hoạt động Marketing.
Để hiểu hơn về khách hàng, doanh nghiệp cần phải thu thập thông tin qua các đội ngũ bán hàng, điểm bán hoặc nghiên cứu thị trường. Việc thu thập dữ liệu này có thể dễ dàng hơn thông qua mạng xã hội. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ mang đến những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, đáp ứng được mọi đối tượng, nhu cầu của khách hàng.
- Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu
Xây dựng và phát triển thương hiệu là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng của doanh nghiệp. Nhờ độ phủ thương hiệu mà doanh nghiệp có thể bán được sản phẩm, dịch vụ với giá cao hơn, đồng thời nhận được lòng tin lớn của khách hàng hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Tiêu biểu là những thương hiệu nổi tiếng như: Apple, Coca cola có giá trị đến hàng trăm tỉ đô la. Thực chất, Marketing giúp doanh nghiệp lên ý tưởng cốt lõi, vạch ra giá trị thương hiệu mang lại cũng như xác định tính cách, triển khai và xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cũng như thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm đưa thông tin thương hiệu đến gần hơn với khách hàng.
- Marketing giúp truyền tải thông tin về thương hiệu, sản phẩm đến khách hàng
Để truyền tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đến đối tượng khách hàng thì doanh nghiệp cần dựa vào hoạt động Marketing truyền thông. Hoạt động này bao gồm: quảng cáo ngoài trời, báo chí, trong nhà, cũng như các công cụ quảng cáo Online như: Google Ads, Facebook Ads, Social Media hay các hoạt động PR, hoạt động khuyến mãi, giảm giá để kích thích doanh thu.
Ngoài ra doanh nghiệp có thể thực hiện những hoạt động tối ưu hóa Website (SEO) để xuất hiện trang Web của doanh nghiệp trên trang nhất của Google Search hỗ trợ việc truyền tải trở nên hiệu quả và tối ưu hóa chi phí hơn.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cùng với khả năng tư duy sáng tạo, nhạy bén của Marketer, mọi hoạt động truyền thông Marketing ngày càng đa dạng và phong phú hơn, phá vỡ những rào cản truyền thống như ranh giới địa lý, quốc gia, quốc gia.
- Marketing giúp gia tăng doanh thu bán hàng
Một trong những vai trò của Marketing đó là tạo ra doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp. Marketing không chỉ đóng vai trò giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận mà còn là cơ hội để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, đưa ra quyết định mua sản phẩm trong thời gian ngắn nhất. Một chiến lược Marketing tốt sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và đem về lợi nhuận cao.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng
Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tin cậy và hiểu rõ về khách hàng hơn. Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường dựa vào trên nhân khẩu học, tâm lý học và hành vi của người tiêu dùng.
Dựa vào quá trình phân tích, đánh giá dữ liệu này doanh nghiệp sẽ biết khách hàng muốn gì? Kỳ vọng điều gì ở sản phẩm? Từ đó, giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn hơn cho sản phẩm của mình cũng như đến gần hơn với đích chinh phục khách hàng thành công.
- Marketing giúp phát triển doanh nghiệp
Ngày nay, Marketing đã và đang được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư hơn bao giờ hết. Bởi nó đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển của doanh nghiệp đó. Có thể nói, không có doanh nghiệp nào có thể tồn tài và phát triển lâu dài trên thị trường nếu không có chiến lược Marketing hiệu quả.
Đặc biệt, Marketing giúp duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và mở rộng danh sách khách hàng mới.
- Tạo điều kiện tương tác và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Với sự phát triển của Social Media (mạng xã hội) đã giúp doanh nghiệp tương tác dễ dàng hơn cùng với các khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau. Doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng thông qua Fanpage, Zalo, Email Marketing, tính năng chat và bình luận trên Website,… để gửi các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh nhất và có thể tiếp cận lượng lớn đối tượng khách hàng tiềm năng.
Marketing có nhiệm vụ thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo điều kiện cho các Marketer tương tác, tìm kiếm khách hàng một cách hiệu quả hơn. Trong quá trình tương tác, cung cấp những thông tin hữu ích cho khách hàng hiện tại và khách hàng cũ sẽ cảm nhận tầm ảnh hưởng, tên tuổi, vị thế của doanh nghiệp, phát huy khả năng tìm kiếm khách hàng mới một cách tốt nhất.
Xem thêm:
Giáo trình học phần Marketing căn bản
Tiểu luận học phần Marketing căn bản
Câu hỏi bài tập học phần Marketing căn bản
Câu hỏi trắc nghiệm học phần Marketing căn bản
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 1: Bản chất của Marketing
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 2: Hệ thống thông tin và nghiên cứu Marketing
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Môi trường Marketing
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 4: Hành vi mua của khách hàng
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 5: Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thị trường
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 6: Các quyết định về sản phẩm
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 7: Các quyết định về giá bán
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 8: Các quyết định về phân phối
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 9: Các quyết định về xúc tiến hỗn hợp
việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm cộng tác viên quản trị rủi ro mới nhất
Mức lương cộng tác viên quản trị rủi ro là bao nhiêu