1. Gaslighting là gì ?
Gaslighting là thao túng tâm lý người khác, làm họ tự nghi hoặc nhận thức, trải nghiệm và chính bản thân họ. là cách dùng những thông tin sai trái, thiếu chính xác để thao túng, điều khiển và bạo hành người khác nhằm có được sức mạnh và sự kiểm soát tâm lý, tinh thần của nạn nhân. Người thao túng dùng lời nói để khiến nạn nhân sợ hãi và cảm thấy không còn tin tưởng vào chính mình. Sự tự hoài nghi liên tục sẽ từ từ khiến nạn nhân không còn tự tin và dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh hơn. Đây là một quá trình xảy ra chậm và rất khó nhận biết. Lúc đầu, bạn thậm chí có thể cảm thấy tội lỗi khi nghi ngờ người thao túng mình.
Có thể nói, gaslighting xuất hiện ở rất nhiều bối cảnh, từ các mối quan hệ yêu đương, gia đình, bạn bè cho đến nơi học tập và làm việc.
Đọc thêm: Tâm lý học là gì? Cơ hội việc làm ngành tâm lý học
2. 7 cách xử trí khi bị thao túng tinh thần
Nếu bạn có những dấu hiệu bị thao túng tinh thần, hãy tham khảo các biện pháp dưới đây:
Thông báo với người thân về tình trạng của mình
Khi bạn nhận ra bất kỳ điều nào trong số những dấu hiệu ở trên, hãy cảm thông cho chính bản thân mình. “Mình không biết nên tin điều gì. Mình thấy như mình bị điên vậy.” Hãy đối xử ân cần tử tế với trải nghiệm về sự bối rối và nghi ngờ của bạn.
Viết nhật ký
Nếu bạn có đủ sự riêng tư, hãy ghi chép lại những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của mình vì điều đó có thể đem lại sự nhẹ nhõm cho bạn. Nhật ký của bạn có thể đón nhận những ấn tượng mâu thuẫn mà không cần đến sự chắc chắn. Nếu có ai đó hỏi về trí nhớ của bạn, bạn có thể nhìn lại những ghi chép của riêng mình. Nếu những đồ vật xuất hiện và biến mất một cách bí ẩn, bạn có thể chụp lại những bức hình một cách có chiến lược của các khu vực bạn cho là có vấn đề.
Lắng nghe bản thân mình
Để xây dựng lại lòng tin vào bản thân, hãy lắng nghe những tín hiệu từ bên trong với sự tò mò hứng thú. Khi bạn bị ép buộc phải làm một việc mà bạn không yêu thích thì có thể bạn sẽ làm qua loa mà không chuyên tâm tuyệt đối. Bạn chỉ cố gắng ép mình trong một giới hạn chịu đựng, nếu đã vượt qua ranh giới, nó sẽ thay đổi.
Một vài người sẽ cảm thấy áp lực khi phải tuân theo con đường sự nghiệp của bố mẹ, một thành viên nào đó trong gia đình, đặc biệt nếu bạn chọn nghề nghiệp hay trường đại học chỉ để làm hài lòng người khác. Nên để không bị mắc kẹt giữa một bên là đam mê, một bên là sự vâng lời thì hãy trình bày với phụ huynh những suy nghĩ của riêng bạn, những gì bạn muốn thực hiên để họ hiểu được tâm tư của bạn.
Bạn có thể tin vào những giấc mơ của mình, nhưng bạn phải hành động để biến những giấc mơ ấy thành hiện thực.Khi bạn lắng nghe bản thân, những cảm giác mơ hồ sẽ trở nên rõ ràng hơn. Khi bạn luyện tập lắng nghe, bạn sẽ lấy lại được sự tự tin vào nhận thức của mình.
Làm ngơ những động thái của người bạo hành bạn
Bạn không cần phải tìm ra lý do tại sao một người nào đó đang thao túng bạn. Bạn cũng không cần phải dán nhãn một hành vi thành thao túng nữa. Bạn có thể chỉ cần đơn giản nói xin chào sự bối rối và nỗi khát khao được hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân
Hỏi những người khác để xác nhận nhận thức của bạn về sự thao túng là một việc rất nên làm. Hãy hỏi bất kì ai bạn tin tưởng, ngoại trừ người bạn nghi ngờ đang thao túng bạn. Để chắc chắn hơn, bạn cũng đừng nên hỏi những người có khả năng đang bắt tay với người đang bạo hành bạn.
Thay vì đắn đo không biết nhận thức của bạn là đúng hay sai, hãy tìm kiếm những người ủng hộ bạn.
Xây dựng lại lòng tin vào bản thân
Trong khi bạn sửa chữa lại mối quan hệ của mình đối với bản thân, những hậu quả của sự thao túng sẽ dần dần phai đi. Qua thời gian, những ranh giới của bạn sẽ lành và bạn sẽ nói không với hành vi bạo hành tinh thần một cách tự nhiên. Ban hãy nuôi dưỡng cho mình một thái dộ sống tích cực:
- Khám phá kỹ năng bản thân: Hãy nhìn lại bản thân, xem xét những kỹ năng mà bạn có và những lĩnh vực mà bạn giỏi nhất. Chắc chắn là có rất nhiều, chỉ là bạn chưa thể nhận ra nhưng đâu đó tiềm ẩn trong con người bạn luôn tồn tại những thế mạnh riêng. Một cách là để tìm kiếm những điều này đó là khi bạn cảm thấy thoái mái, vui vẻ khi làm một việc gì đó và kết quả đem lại khá tốt.
- Đặt mục tiêu: Đặt mục tiêu cho bản thân và cố gắng hết sức để hoàn thành mục tiêu đó. Chỉ suy nghĩ về những gì bạn muốn làm thôi thì sẽ chỉ làm cho bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân hơn thay vì biến nó thành hành động. Một khi bạn đã bắt đầu thực hiện một mục tiêu nào đó, hãy làm việc thật chăm chỉ để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, đó phải là những mục tiêu hợp lý.
- Học hỏi từ thất bại: Thay vì xem thất bại của bạn như một sự kết thúc, hãy coi chúng như những cơ hội để học tập kinh nghiệm. Bạn đã từng sai một lần cho nên bạn biết chắc chắn điều đó sẽ không đúng trong tương lai nếu gặp phải một lần nữa và bạn sẽ dễ dàng tìm ra điều gì mới là đúng. Tất cả mọi sai lầm trong cuộc sống của bạn từ trước đến nay đều là những cơ hội để học hỏi vậy nên hãy nắm bắt lấy nó.
- Hãy thử thách: ngay cả khi bạn cảm thấy như bạn không thể hoặc không nên. Đôi khi chúng ta cảm thấy như chúng ta không nên làm điều gì đó vì có thể điều đó là sai. Đây là một suy nghĩ không tốt. Thay vào đó, hãy cho phép mình thử thách một cái gì đó, thậm chí có thể bạn sẽ gặp thất bại. Nếu bạn dám đối mặt thử thách những điều mới, bạn sẽ không bao giờ có thể tiến bộ được.
Tìm đến một nhà trị liệu tâm lý hoặc người có chuyên môn tham vấn tâm lý
Hãy gặp họ vì họ là những người có chuyên môn, và họ chắc chắn sẽ giúp bạn thêm bình tĩnh, khỏe mạnh và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.
>> Việc làm thực tập sinh tâm lý
Việc làm Giảng viên tâm lý
3. Các giai đoạn của gaslighting
Gaslighting là một thủ thuật tâm lý lạm dụng tinh thần và cảm xúc của nạn nhận. Hình thức thao túng tâm lý này có thể thúc đẩy sự lo lắng, trầm cảm ở nạn nhân và dẫn đến suy sụp tinh thần. Quá trình gaslight thường xảy ra theo các giai đoạn:
- Giai đoạn hoài nghi: Bạn sẽ cảm thấy mọi chuyện diễn ra khá kì lạ trong mối quan hệ, nhưng bạn vẫn tiếp tục mối quan hệ đó với sự nghi hoặc mà không dừng lại.
- Giai đoạn phòng thủ: Bạn bắt đầu tự bảo vệ bản thân chống lại thao túng của người gaslight.
- Giai đoạn trầm cảm: Giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy buồn chán, giảm sự hài lòng, hứng thú và suy nghĩ tiêu cực.
Ngoài ra, gaslighting còn có thể dẫn đến hội chứng Stockholm. Đây là hội chứng khiến nạn nhân phát triển tình cảm với chính người đã thao túng mình. Điều đáng lo sợ là bất kể ai cũng có nguy cơ bị gaslighting. Thủ thuật thao túng này có thể xuất hiện ở rất nhiều nơi như trong một mối quan hệ tình cảm, trong gia đình hay trong công ty.
4. Hậu quả của gaslighting trong môi trường làm việc
Gaslighting tại nơi làm việc có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực không chỉ cho cá nhân bị lạm dụng mà còn ảnh hưởng đến môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp. Dưới đây là một số hậu quả tiêu biểu:
- Suy giảm năng suất làm việc: Người bị gaslighting thường phải đối mặt với sự mất tập trung, giảm khả năng đưa ra quyết định và luôn cảm thấy mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
- Sức khỏe tinh thần: Gaslighting có thể gây ra stress, trầm cảm, lo âu và cảm giác mất tự tin. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc mà còn gây hại cho sức khỏe tinh thần của người bị lạm dụng.
- Tăng khả năng nghỉ việc: Người bị gaslighting thường cảm thấy bất lực và mất định hướng, dẫn đến việc họ có thể quyết định nghỉ việc, gây ảnh hưởng đến độ ổn định nhân sự.
- Môi trường làm việc tiêu cực: Gaslighting có thể tạo ra một môi trường làm việc đầy áp lực, không khí căng thẳng và độc hại. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người bị gaslighting mà còn có thể làm giảm động lực của tất cả nhân viên.
Ngoài ra, gaslighting còn có thể dẫn đến hội chứng Stockholm. Đây là hội chứng khiến nạn nhân phát triển tình cảm với chính người đã thao túng mình. Điều đáng lo sợ là bất kể ai cũng có nguy cơ bị gaslighting. Thủ thuật thao túng này có thể xuất hiện ở rất nhiều nơi như trong một mối quan hệ tình cảm, trong gia đình hay trong công ty.
5. Dấu hiệu nhận biết một người đang muốn gaslight là gì?
Nói dối
Những người muốn thao túng bạn sẽ liên tục nói dối về những việc mà bạn biết rõ rằng họ đang nói dối. Những chuyện này quá hiển nhiên tới nỗi bạn sẽ không tin được rằng ai đó có thể nói dối về một vấn đề như vậy. Vậy nên, bạn bắt đầu đặt câu hỏi về mọi thứ và trở nên không chắc chắn về những vấn đề đơn giản nhất.
Họ dựng ra những chuyện không có thật
Người muốn gaslighting có thể nói một câu tổn thương bạn rồi một thời gian sau thì hoàn toàn chối bỏ việc này. Thậm chí, họ còn có thể yêu cầu bạn đưa ra bằng chứng họ đã làm tổn thương bạn. Bạn sẽ dần có những nghi ngờ về trí nhớ và nhận thức của mình. Bạn bắt đầu tự hỏi liệu người kia có thể nói đúng không và dần chấp nhận những gì họ nói.
Họ dùng những gì bạn trân trọng chống lại bạn
Người muốn gaslighting sẽ dùng những thứ bạn yêu quý nhất để chống lại bạn. Nếu bạn thích công việc của mình, họ sẽ nói công việc của bạn có nhiều vấn đề. Đối với những ai có con cái, những kẻ thích thao túng có thể sẽ đưa ra những lý do tại sao bạn không nên có con. Điều này sẽ khiến bạn không tin tưởng vào cả những thứ mình rất trân trọng và yêu quý nhất.
Họ khiến bạn không còn chính kiến
Một trong những phần đáng sợ của việc thao túng là nạn nhân không thay đổi ngay mà sẽ biến thành con người khác một cách từ từ. Nạn nhân sẽ không còn những suy nghĩ, hành động, chính kiến của mình mà dần trở thành một người giống kẻ đi thao túng kia.
Họ liên tục dùng lời nói thao túng bạn
Người muốn gaslighting bạn sẽ luôn dùng những câu nói sáo rỗng để bạn tin họ. Đôi khi, họ cũng sẽ có những hành động mang tính bạo hành bên cạnh những lời nói thao túng.
Họ có những lúc ngọt ngào với bạn
Chiêu trò thường gặp ở những người muốn gaslight là gì? Bên cạnh những lời nói gây tổn thương, những người muốn gaslighting bạn cũng có thể có những lúc ngọt ngào. Họ nhẹ nhàng, khen ngợi, cổ vũ bạn để khiến bạn nghĩ rằng họ không phải người xấu. Tuy nhiên, sau những lời ngọt ngào, mục đích sau cùng của họ là chiếm được sự tin tưởng và phục tùng của bạn.
Họ khiến bạn cảm thấy mập mờ
Nếu bạn đề cao sự ổn định và rõ ràng, người thích thao túng sẽ lợi dụng tâm lý này và tạo ra sự mập mờ, hỗn loạn xung quanh nạn nhân. Khi này, nạn nhân sẽ không còn cách nào khác ngoài việc dựa vào người thao túng mình để có sự ổn định nhất thời.
Họ đổ tội cho bạn
Những người muốn thao túng sẽ khiến bạn cảm thấy mình là người gian dối và lừa lọc dù chính họ mới là người có lỗi. Bạn sẽ cảm thấy mình luôn là người có lỗi và liên tục phải nhận phần sai về mình.
Họ khiến bạn nghĩ mình không tỉnh táo
Người muốn gaslighting biết bạn đang cảm thấy hoang mang và nghi ngờ bản thân nên sẽ lợi dụng điều này để khiến bạn nghĩ mình không tỉnh táo. Điều này sẽ khiến những người xung quanh và cả chính bạn cho rằng những vấn đề bạn đang gặp là không có thật. Lúc này, bạn sẽ khó tìm kiếm sự giúp đỡ hơn.
Họ cho rằng mọi người khác đều nói dối
Kẻ lạm dụng cũng có thể nói với bạn rằng mọi người đều đang dối trá và muốn hãm hại bạn. Từ đó, bạn sẽ không còn lòng tin vào bất kỳ ai mà chỉ còn biết trông cậy vào người thao túng bạn. Tâm lý này khiến họ càng dễ dàng gaslighting bạn hơn.
Gaslight cũng chẳng khác nào “Miệng nam mô, bụng bồ dao găm” nên mỗi người đều phải rèn luyện kĩ năng thoát khỏi nó. Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Gaslighting. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Gaslightingvà thực hành hiệu quả.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực