Điều kiện và Lộ trình trở thành một Strategic Planner?
Strategic planner (Nhân viên hoạch định chiến lược) chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển các chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Họ kết hợp giữa việc nghiên cứu thị trường, hiểu biết về khách hàng, và khả năng phân tích dữ liệu để tạo ra các kế hoạch chiến lược hiệu quả. Vai trò của Strategic Planner rất quan trọng trong việc xác định hướng đi của doanh nghiệp, từ việc tối ưu hóa hoạt động tiếp thị đến định hình vị trí của thương hiệu trên thị trường.
Lộ trình thăng tiến Strategic Planner
Mức lương bình quân của Strategic Planner có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động. Dưới đây là bảng Lộ trình thăng tiến của Nhân viên Hoạch định chiến lược mà bạn có thể tham khảo:
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
0 – 2 năm |
Trợ lý hoạch định chiến lược |
7.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng |
2 – 4 năm |
Nhân viên Hoạch định chiến lược |
9.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng |
3 – 5 năm |
Chuyên viên Hoạch định chiến lược |
15.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng |
5 – 7 năm |
Trưởng phòng Kế hoạch chiến lược |
25.000.000 – 30.000.000 đồng/tháng |
7 - 10 năm |
Giám đốc Hoạch định chiến lược |
30.000.000 – 40.000.000 đồng/tháng |
1. Trợ lý Hoạch định chiến lược (Assistant Planner)
Mức lương: 7 - 9 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 2 năm
Trợ lý Hoạch định chiến lược hỗ trợ các nhiệm vụ cơ bản như thu thập dữ liệu, phân tích sơ bộ và chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho các dự án chiến lược. Bạn sẽ tham gia vào việc nghiên cứu thị trường và xu hướng để hỗ trợ các nhân viên cấp cao hơn trong việc phát triển kế hoạch đồng thời cũng tham gia vào các cuộc họp và ghi chép lại các thông tin quan trọng để đảm bảo dự án được thực hiện đúng hướng. Đây là vị trí khởi đầu, giúp cá nhân tích lũy kiến thức và kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực hoạch định chiến lược.
>> Đánh giá: Đây là bước khởi đầu tốt để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng cơ bản, mở ra cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong lĩnh vực hoạch định chiến lược.
2. Nhân viên Hoạch định chiến lược (Strategic Planner)
Mức lương: 9 - 15 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm
Nhân viên Hoạch định chiến lược chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện các chiến lược kinh doanh cụ thể dưới sự chỉ đạo của các chuyên viên hoặc trưởng phòng. Bạn sẽ phân tích dữ liệu chi tiết, đề xuất các chiến lược kinh doanh và đảm bảo các kế hoạch này phù hợp với mục tiêu dài hạn của công ty. Nhân viên hoạch định chiến lược cũng thường xuyên làm việc với các phòng ban khác để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng trong việc triển khai các chiến lược. Đây là vị trí trung gian, nơi các kỹ năng phân tích và lập kế hoạch được phát triển mạnh mẽ hơn.
>> Đánh giá: Vị trí này cung cấp nền tảng vững chắc và cơ hội để phát triển chuyên môn sâu hơn, đồng thời tạo điều kiện để thăng tiến lên chuyên viên hoặc quản lý.
3. Chuyên viên Hoạch định chiến lược (Senior Strategic Planner)
Mức lương: 15 - 20 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Chuyên viên Hoạch định chiến lược có trách nhiệm cao hơn trong việc phát triển các chiến lược toàn diện và phức tạp. Bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường sâu rộng, phân tích các cơ hội và thách thức, đồng thời đưa ra các đề xuất chiến lược tối ưu cho ban lãnh đạo. Chuyên viên hoạch định chiến lược thường đóng vai trò cố vấn cho các nhóm khác và có thể chịu trách nhiệm quản lý các dự án chiến lược từ đầu đến cuối. Vị trí này đòi hỏi kỹ năng phân tích xuất sắc và khả năng ra quyết định dựa trên dữ liệu.
>> Đánh giá: Cơ hội nghề nghiệp ở vị trí này khá rộng mở, với khả năng thăng tiến lên các vị trí quản lý hoặc chuyển sang các vai trò chiến lược quan trọng hơn trong công ty.
4. Trưởng phòng kế hoạch chiến lược (Strategic Planning Manager)
Mức lương: 20 - 30 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm
Trưởng phòng Kế hoạch chiến lược chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý nhóm hoạch định chiến lược. Bạn phải giám sát quá trình phát triển và triển khai các chiến lược kinh doanh, đảm bảo mọi kế hoạch phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Ngoài ra, bạn sẽ thường xuyên phải tương tác với ban lãnh đạo để định hình và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. Vị trí này yêu cầu khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và kỹ năng quản lý dự án xuất sắc.
>> Đánh giá: Đây là vị trí quản lý quan trọng với cơ hội lãnh đạo và ảnh hưởng lớn đến chiến lược của tổ chức, đồng thời là bước đệm để thăng tiến lên vị trí giám đốc hoặc cao hơn.
5. Giám đốc Hoạch định chiến lược (Director of Strategic Planning)
Mức lương: 30 - 40 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 10 năm
Giám đốc Hoạch định chiến lược là vị trí cao cấp nhất trong lộ trình này, chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chiến lược toàn diện cho công ty. Bạn phải làm việc chặt chẽ với các lãnh đạo cấp cao khác để xác định các mục tiêu dài hạn và định hướng chiến lược cho toàn bộ tổ chức. Giám đốc hoạch định chiến lược cũng giám sát hiệu quả của các kế hoạch chiến lược và điều chỉnh khi cần thiết để đạt được các mục tiêu đề ra. Đây là vị trí yêu cầu tầm nhìn chiến lược và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực hoạch định.
>> Đánh giá: Vị trí này mang lại cơ hội cao nhất trong lộ trình, với khả năng tham gia vào ban lãnh đạo và định hướng chiến lược toàn diện cho công ty, mở ra cánh cửa cho các vai trò lãnh đạo cấp cao khác.
Yêu cầu tuyển dụng Strategic Planner
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Yêu cầu về bằng cấp: Để trở thành Strategic Planner, ứng viên thường cần có bằng cử nhân trong các lĩnh vực như tiếp thị, quản trị kinh doanh, kinh tế, Marketing hoặc truyền thông. Một số vị trí có thể yêu cầu bằng thạc sĩ, đặc biệt là trong các công ty lớn hoặc trong những ngành công nghiệp chuyên biệt. Ngoài ra, việc có các chứng chỉ chuyên ngành như chứng chỉ phân tích dữ liệu hoặc quản lý dự án cũng là một lợi thế.
- Kiến thức chuyên môn: Strategic Planner cần có kiến thức sâu rộng về tiếp thị, nghiên cứu thị trường và hành vi người tiêu dùng. Bạn cũng cần hiểu rõ về các công cụ phân tích dữ liệu và kỹ thuật đánh giá hiệu quả chiến lược. Kiến thức về ngành công nghiệp cụ thể mà bạn làm việc, cùng với khả năng nắm bắt xu hướng thị trường, cũng rất quan trọng để đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng phân tích: Strategic Planner cần có khả năng phân tích dữ liệu và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đưa ra các nhận định chính xác về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Bạn phải thành thạo trong việc sử dụng các công cụ phân tích và có khả năng biến những dữ liệu thô thành những thông tin có giá trị.
- Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả là rất quan trọng, vì Strategic Planner thường phải trình bày các chiến lược và kế hoạch cho các bên liên quan, bao gồm cả lãnh đạo doanh nghiệp và các nhóm nội bộ. Kỹ năng viết và thuyết trình tốt giúp bạn truyền đạt ý tưởng một cách thuyết phục.
- Kỹ năng sáng tạo: Strategic Planner cần có tư duy sáng tạo để phát triển các chiến lược mới mẻ và hiệu quả. Điều này bao gồm việc tìm kiếm các giải pháp đột phá, tiếp cận vấn đề từ các góc độ khác nhau và luôn tìm cách đổi mới để tạo ra giá trị vượt trội cho doanh nghiệp.
- Kỹ năng quản lý dự án: Công việc Strategic Planner thường liên quan đến việc lập kế hoạch và triển khai các dự án chiến lược phức tạp, do đó, kỹ năng quản lý thời gian, nguồn lực và điều phối công việc là rất cần thiết. Bạn phải đảm bảo rằng mọi hoạt động đều đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đã đề ra.
-
Kỹ năng nghiên cứu: Để xây dựng chiến lược mang tính khả thi cao nhất, việc nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh hay khách hàng mục tiêu là hoạt động không thể thiếu. Do đó, kỹ năng nghiên cứu đặc biệt quan trọng với một chuyên gia hoạch định chiến lược. Kỹ năng nghiên cứu có thẻ bao gồm một số các kỹ năng khác, chẳng hạn như: định hướng chi tiết, thu thập thông tin/dữ liệu, phân tích dữ liệu.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Strategic Planner thường phải làm việc với nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, vì vậy khả năng hợp tác và làm việc nhóm là rất quan trọng. Bạn cần biết cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác và làm việc hiệu quả trong môi trường đa dạng.
Các yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm làm việc: Nhiều vị trí Strategic Planner yêu cầu ứng viên phải có một số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị, nghiên cứu thị trường, hoặc quản lý dự án. Kinh nghiệm này giúp ứng viên hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng và cách thức xây dựng chiến lược hiệu quả.
-
Khả năng thích nghi: Công việc này đòi hỏi khả năng thích nghi nhanh với các thay đổi trong thị trường và môi trường kinh doanh. Strategic Planner cần linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược và phương pháp tiếp cận khi gặp phải những thách thức hoặc cơ hội mới.
-
Tư duy chiến lược: Để thành công trong vai trò này, ứng viên cần có khả năng tư duy chiến lược, tức là khả năng nhìn xa, hiểu rõ các yếu tố tác động lâu dài và xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi sự kết hợp giữa phân tích logic và sáng tạo.
-
Đam mê và sự nhạy bén: Một Strategic Planner hiệu quả cần có đam mê với việc phân tích và xây dựng chiến lược, cùng với sự nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng và cơ hội mới trên thị trường. Sự nhiệt huyết này sẽ giúp luôn duy trì động lực và tạo ra các chiến lược đổi mới.
Học gì để trở thành Strategic Planner?
Để trở thành Strategic planner, bạn ít nhất cần có bằng cử nhân liên quan lĩnh vực ngành Marketing, truyền thông và trao dồi tư duy phân tích, tư duy logic, viết lách và giao tiếp.
Dưới đây là một số gợi ý về các ngành học phù hợp để trở thành Strategic planner:
Cử nhân Marketing, Truyền thông: Đây là chương trình đào tạo cơ bản nhất cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành Strategic Planner.
Thạc sĩ Marketing, Truyền thông: Chương trình đào tạo này sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực marketing, truyền thông.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia các khóa học ngắn hạn về marketing, truyền thông: Các khóa học này sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức và kỹ năng thực tế.
Dưới đây là một số gợi ý về các khóa học đào tạo chuyên nghiệp dành cho Admin fanpage:
- Khóa học Marketing Online
- Khóa học Digital Marketing
- Khóa học Social Media Marketing
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự học bằng cách đọc sách, tài liệu, xem video hướng dẫn, hoặc tham gia các cộng đồng chia sẻ kiến thức về marketing và mạng xã hội.
Nghề nghiệp liên quan
Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Strategic Planner. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Strategic Planner phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.