Chuyên viên pháp chế có khoảng lương bao nhiêu?

Cập nhật: 21/09/2024

130 - 195 triệu /năm
Tổng lương
120 - 180 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 15 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 195 triệu

/năm
130 M
195 M
52 M 598 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương

1. Chuyên viên pháp chế là gì? 

Chuyên viên pháp chế là những người đại diện luật pháp của công ty, đảm nhiệm việc thực hiện các công việc hành chính trong văn phòng luật hoặc bộ phận pháp chế của một tổ chức. Họ có kiến thức chuyên sâu về khung pháp lý và chịu trách nhiệm tư vấn, tiến hành nghiên cứu pháp lý và soạn thảo các văn bản pháp luật cho các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân.

Mức lương bình quân của Chuyên viên pháp chế có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Mô tả công việc Chuyên viên pháp chế

Có thể thấy, Chuyên viên pháp chế phụ trách chủ yếu các công việc liên quan đến pháp luật của công ty, cụ thể như: 

  • Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. 
  • Nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản ban hành tại công ty. 
  • Hỗ trợ thành viên trong công ty hiểu và nắm rõ các vấn đề liên quan đến luật pháp. 
  • Cập nhật liên tục, thường xuyên những quy định mới. 
  • Làm việc với các cơ quan nhà nước để hoàn thiện thủ tục cần thiết cho công ty. 
  • Chuẩn bị hồ sơ pháp lý, tham gia giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo quyền lợi cho công ty. 
  • Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

2. Lương của Chuyên viên pháp chế theo kinh nghiệm 

Mức lương trung bình của chuyên viên pháp chế là 16.900.000đ/ tháng, dao động trong khoảng 13,9 - 18,6 triệu đồng/ tháng. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà mức thu nhập của nhân viên pháp chế có thể sẽ khác nhau. Ngoài ra số năm kinh nghiệm cũng như năng lực của nhân viên pháp chế cũng sẽ ảnh hưởng đến mức thu nhập của vị trí này.

Năm kinh nghiệm  Vị trí  Mức lương 
0 - 1 năm Thực tập sinh pháp chế  3.000.000 - 8.000.000 đồng/ tháng
1 - 3 năm  Nhân viên pháp chế  9.000.000 - 25.000.000 đồng/ tháng
3 - 5 năm  Chuyên viên pháp chế  12.000.000 - 40.000.000 đồng/ tháng 
5 - 7 năm  Trưởng phòng pháp chế  20.000.000 - 50.000.000 đồng/ tháng
Trên 7 năm  Quản lý pháp chế 25.000.000 - 65.000.0000 đồng/ tháng

Mức lương thực tập sinh Pháp chế

Mức lương của thực tập sinh pháp chế thường thấp hơn so với các vị trí chính thức do họ thường chưa có nhiều kinh nghiệm và đang trong giai đoạn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, mức lương cụ thể có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm, quy mô công ty, lĩnh vực hoạt động, và yêu cầu của công việc. Mức lương thực tập sinh pháp chế dao động trong khoảng 3.000.000 - 6.000.000 đồng/ tháng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Ở các tỉnh thành khác là 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ tháng. 

Mức lương nhân viên pháp chế

Nhân viên pháp chế đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi pháp lý của công ty, đảm bảo tuân thủ pháp luật và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Đây là một vị trí quan trọng và đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng về pháp luật cũng như khả năng tư vấn và giải quyết vấn đề hiệu quả. Mức lương dao động từ 9.000.000 - 25.000.000 đồng/ tháng cho những người có kinh nghiệm từ 1-5 năm, và có thể lên đến 40 triệu VND/tháng hoặc cao hơn cho những người có kinh nghiệm lâu năm. 

Mức lương chuyên viên pháp chế

Chuyên viên pháp chế là vị trí đòi hỏi kinh nghiệm và yêu cầu cao nên mức lương cho vị trí này thường cao hơn, có thể từ 20-40 triệu VND/tháng cho những người có kinh nghiệm. Các công ty trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, công nghệ thông tin, hoặc các ngành có yêu cầu pháp lý cao thường trả mức lương cao hơn.

Mức lương trưởng phòng pháp lý

Mức lương của trưởng phòng pháp lý (Legal Manager) thường cao hơn so với các vị trí khác trong bộ phận pháp lý do yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, và trách nhiệm công việc cao hơn. Mức lương tại các thành phố lớn khoảng 40-70 triệu VND/tháng cho những người có kinh nghiệm từ 5-10 năm, và có thể lên đến 80-100 triệu VND/tháng hoặc cao hơn cho những người có kinh nghiệm lâu năm và làm việc trong các công ty lớn hoặc đa quốc gia. 

Mức lương quản lý pháp chế

Mức lương của quản lý pháp chế khá cao so với các vị trí pháp lý khác do yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng quản lý cao hơn. Với kinh nghiệm, kỹ năng tốt và làm việc tại các công ty lớn hoặc trong các lĩnh vực có yêu cầu pháp lý cao, họ có thể nhận được mức lương rất hấp dẫn và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Mức lương có thể từ 50-100 triệu VND/tháng hoặc hơn, đặc biệt đối với các vị trí tại các công ty đa quốc gia hoặc trong lĩnh vực tài chính, công nghệ, và năng lượng. 

>> Việc làm chuyên viên pháp chế mới cập nhật 

3. So sánh mức lương của chuyên viên pháp chế với các vị trí công việc liên quan

Mức lương của chuyên viên pháp chế nằm trong tầm trung so với các vị trí công việc pháp lý khác. Các vị trí như luật sư và tư vấn pháp lý thường có mức lương cao hơn do yêu cầu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao hơn. Trong khi đó, các vị trí như trợ lý luật sư và chuyên viên tuân thủ có mức lương thấp hơn ở giai đoạn khởi đầu nhưng có thể tăng cao theo thời gian và kinh nghiệm.

So sánh mức lương của chuyên viên pháp chế với các vị trí công việc liên quan sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường lao động trong lĩnh vực pháp lý. Dưới đây là so sánh giữa mức lương của chuyên viên pháp chế và một số vị trí công việc liên quan:

Vị trí  Mức lương
Chuyên viên pháp chế  Khoảng 12-20 triệu VND/tháng đối với những người mới ra trường hoặc có kinh nghiệm từ 1-3 năm. Với những người có kinh nghiệm trên 5 năm, mức lương có thể từ 20-40 triệu VND/tháng hoặc cao hơn, tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực của công ty.
Luật sư Luật sư tại các công ty luật hoặc văn phòng luật sư có thể nhận từ 15-30 triệu VND/tháng cho những người mới vào nghề. Luật sư có kinh nghiệm và danh tiếng có thể kiếm từ 50-100 triệu VND/tháng hoặc hơn, đặc biệt là khi làm việc cho các công ty quốc tế hoặc tư vấn các dự án lớn.
Trợ lý luật sư Khoảng 10-15 triệu VND/tháng cho những người mới vào nghề. Với kinh nghiệm từ 3-5 năm, mức lương có thể tăng lên từ 15-25 triệu VND/tháng.
Tư vấn pháp lý  Khoảng 15-25 triệu VND/tháng cho những người có kinh nghiệm từ 1-3 năm. Với kinh nghiệm nhiều hơn, mức lương có thể từ 30-50 triệu VND/tháng hoặc cao hơn, đặc biệt nếu làm việc cho các công ty tư vấn quốc tế.
Nhân viên pháp lý  Khoảng 15-25 triệu VND/tháng cho những người mới bắt đầu. Với kinh nghiệm từ 3-5 năm, mức lương có thể từ 25-40 triệu VND/tháng. Những người có nhiều kinh nghiệm và giữ các vị trí quản lý có thể nhận từ 50-80 triệu VND/tháng hoặc hơn.

>> Việc làm Luật sư đang tuyển dụng lương cao

4. Mức lương của chuyên viên pháp chế theo khu vực 

Mức lương của chuyên viên pháp chế có thể khác nhau tùy thuộc vào khu vực làm việc. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về mức lương của chuyên viên pháp chế theo một số khu vực chính tại Việt Nam:

Hà Nội

Mức lương trung bình: Khoảng 15-25 triệu VND/tháng cho những người mới ra trường hoặc có kinh nghiệm từ 1-3 năm. Với kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, mức lương có thể từ 25-40 triệu VND/tháng hoặc cao hơn, đặc biệt nếu làm việc tại các công ty lớn hoặc tập đoàn đa quốc gia.

Thành phố Hồ Chí Minh

Mức lương trung bình: Tương tự như Hà Nội, mức lương trung bình cho chuyên viên pháp chế là khoảng 15-25 triệu VND/tháng cho người mới bắt đầu và có thể lên đến 25-40 triệu VND/tháng hoặc cao hơn với những người có nhiều kinh nghiệm.

Đà Nẵng

Mức lương trung bình: Thấp hơn một chút so với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, dao động từ 12-20 triệu VND/tháng cho những người mới ra trường hoặc có ít kinh nghiệm. Với kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, mức lương có thể tăng lên từ 20-30 triệu VND/tháng.

Các tỉnh/thành phố khác

Mức lương trung bình: Ở các tỉnh và thành phố khác, mức lương của chuyên viên pháp chế thường thấp hơn so với các thành phố lớn. Mức lương trung bình dao động từ 10-18 triệu VND/tháng cho người mới bắt đầu và có thể tăng lên từ 18-30 triệu VND/tháng với những người có kinh nghiệm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương theo khu vực:

  • Quy mô và lĩnh vực của công ty: Các công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia và công ty tài chính thường trả mức lương cao hơn.
  • Nhu cầu thị trường lao động: Khu vực có nhu cầu cao về chuyên viên pháp chế thường có mức lương cao hơn.
  • Chi phí sinh hoạt: Các khu vực có chi phí sinh hoạt cao hơn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thường có mức lương cao hơn để bù đắp cho chi phí sinh hoạt.

Nhìn chung, mức lương của chuyên viên pháp chế có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, với mức lương cao hơn tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, và thấp hơn ở các khu vực khác.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của chuyên viên pháp chế

Mức lương của chuyên viên pháp chế bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức lương của vị trí này:

Kinh nghiệm làm việc

  • Số năm kinh nghiệm: Người có nhiều năm kinh nghiệm thường có mức lương cao hơn do họ đã tích lũy được kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết.
  • Chất lượng kinh nghiệm: Kinh nghiệm làm việc tại các công ty lớn, đặc biệt là các công ty đa quốc gia hoặc công ty luật danh tiếng, có thể giúp nâng cao mức lương.
    Trình độ học vấn và chứng chỉ chuyên môn
  • Bằng cấp: Bằng cử nhân luật là yêu cầu tối thiểu, nhưng những người có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ thường có mức lương cao hơn.
  • Chứng chỉ chuyên môn: Chứng chỉ hành nghề luật sư, chứng chỉ về tuân thủ pháp luật, hoặc các chứng chỉ quốc tế như CIPP (Certified Information Privacy Professional) có thể giúp nâng cao mức lương.

Kỹ năng chuyên môn

  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Những kỹ năng này rất quan trọng trong công việc pháp chế và được đánh giá cao.
  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với các bộ phận khác trong công ty và với khách hàng có thể ảnh hưởng đến mức lương.

Quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty

  • Quy mô công ty: Các công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, thường có mức lương cao hơn so với các công ty nhỏ hoặc vừa.
  • Lĩnh vực hoạt động: Các công ty trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, hoặc công nghệ thông tin thường trả lương cao hơn do tính phức tạp và yêu cầu cao của ngành.
    Địa điểm làm việc
  • Khu vực địa lý: Như đã đề cập, mức lương có thể khác nhau giữa các khu vực địa lý, với các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thường có mức lương cao hơn.
  • Chi phí sinh hoạt: Khu vực có chi phí sinh hoạt cao thường đi kèm với mức lương cao hơn để bù đắp.

Tình hình kinh tế và thị trường lao động

  • Nhu cầu và cung lao động: Khi nhu cầu về chuyên viên pháp chế cao hơn cung, mức lương sẽ tăng lên.
  • Tình hình kinh tế: Tình hình kinh tế ổn định và phát triển có thể tạo điều kiện cho mức lương tăng.

Khả năng đàm phán

 Kỹ năng đàm phán mức lương trong quá trình tuyển dụng hoặc đánh giá hiệu suất cũng có thể ảnh hưởng đến mức lương.

Các phúc lợi và đãi ngộ khác

Các chế độ bảo hiểm, thưởng, phụ cấp, và các phúc lợi khác cũng ảnh hưởng đến tổng thu nhập của chuyên viên pháp chế.

Những yếu tố trên kết hợp lại để tạo nên sự khác biệt về mức lương của chuyên viên pháp chế giữa các cá nhân và giữa các công ty, khu vực làm việc.

6. Cách để nâng cao thu nhập và thăng tiến tại vị trí Chuyên viên pháp chế

Tự tin trao đổi mục tiêu nghề nghiệp với quản lý 

Dù bạn ở vị trí nào thì Luật là ngành coi trọng sự chính xác và rõ ràng. Hơn ai hết, bạn chính là người tự quyết định thành công cho sự nghiệp và không có gì lạ khi bạn trình bày trực tiếp về những gì bạn muốn. Muốn thăng tiến, bạn không thể cứ ngồi đó và chờ một ngày sếp thông báo rằng bạn được thăng chức lên trưởng phòng pháp chế hay quản lý pháp ché. Điều quan trọng là bạn phải thẳng thắn về những gì bạn muốn đạt được và thậm chí là xin lời khuyên từ họ xem bạn có thế mạnh ở đâu, còn thiếu những gì nếu muốn thăng chức, tăng lương.

Luôn sẵn sàng cho những thử thách

Trong khi bạn đang nói chuyện với sếp của mình về những gì bạn muốn làm, hãy chứng minh năng lực để được cho phép tham gia vào các công việc, dự án quan trọng. Trong cuộc họp hay những tình huống căng thẳng, bạn đừng ngại đưa ra giải pháp sau khi đã phân tích chính xác mức độ khả thi qua dữ liệu. Mọi người sẽ ấn tượng bởi sự chủ động và khả năng lãnh đạo của bạn.

Xây dựng các mối quan hệ

Lĩnh vực nào cũng vậy, mạng kết nối chính là một công cụ giúp bạn phát triển sự nghiệp và luật cũng không ngoại lệ. Bạn nên bắt đầu tìm hiểu và áp dụng các cách kết nối với những người phù hợp như đồng nghiệp, quản lý, cố vấn... Ở một thời điểm nào đó, họ có thể giúp bạn thăng tiến sự nghiệp theo hướng bạn muốn. Dĩ nhiên, trước đó thì ít nhất bạn có thể học được rất nhiều điều bằng cách quan sát người khác và đặt câu hỏi.

Học để nâng cao chuyên môn 

Pháp chế đều đòi hỏi nhân sự phải có bằng cấp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Một số sẽ đến từ kinh nghiệm làm việc, trong khi đó rất nhiều kiến thức chỉ có được thông qua các chương trình đào tạo chính quy. 

Ngoài ra, các chương trình học lấy chứng chỉ, chẳng hạn như phát triển kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, ngoại ngữ đều có ích vào một thời điểm nhất định trên lộ trình sự nghiệp luật.

Tìm hiểu về thị trường và xu hướng

Nắm bắt thông tin về thị trường và xu hướng trong lĩnh vực pháp chế có thể giúp bạn đưa ra các giải pháp sáng tạo và hiệu quả hơn. Hãy đọc sách, tài liệu và theo dõi các nguồn tin liên quan để cập nhật thông tin mới nhất.

Theo dõi các cơ hội thăng tiến

Đặt mục tiêu và theo dõi các cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực pháp chế. Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào các khóa đào tạo chuyên sâu, đạt được các chứng chỉ chuyên ngành hoặc tìm kiếm các vị trí công việc cao hơn trong lĩnh vực này.

Giữ thái độ và tinh thần trách nhiệm

Không chỉ riêng ngành luật mà bất kỳ công việc nào cũng yêu cầu phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở nhân viên. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Chuyên viên pháp chế là cam kết giữ bí mật tuyệt đối, không chia sẻ hoặc tiết lộ thông tin cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào để gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.

Bạn thấy mức lương 130 - 195 triệu/năm chính xác đến mức nào?

Câu trả lời của bạn giúp 1900.com.vn điều chỉnh các ước tính tiền lương theo thời gian.

Top Công Ty Lương Cao Nhất

Dành cho Chuyên viên pháp chế

Dưới đây là Top 5 công ty trả lương cao nhất cho Chuyên viên pháp chế. Các nhà tuyển dụng bao gồm.

Danh sách công ty trả lương cho Chuyên viên pháp chế

Công ty
Việc làm
Lương trung bình

20.5 triệu

/ tháng
18 M 23 M

20.5 triệu

/ tháng
16 M 25 M

20.5 triệu

/ tháng
18 M 23 M

20.3 triệu

/ tháng
15 M 25 M

20.3 triệu

/ tháng
13 M 30 M

20 triệu

/ tháng
15 M 25 M

20 triệu

/ tháng
15 M 25 M

20 triệu

/ tháng
15 M 25 M

20 triệu

/ tháng
15 M 25 M

20 triệu

/ tháng
15 M 25 M

20 triệu

/ tháng
15 M 25 M

20 triệu

/ tháng
15 M 25 M

20 triệu

/ tháng
18 M 22 M

19.8 triệu

/ tháng
17 M 22 M

19.6 triệu

/ tháng
15 M 25 M

19.5 triệu

/ tháng
13 M 25 M

Câu hỏi thường gặp về lương của Chuyên viên pháp chế

Mức lương trung bình của Chuyên viên pháp chế ở Việt Nam theo thu thập của 1900.com.vn là khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của Chuyên viên pháp chế theo dữ liệu của 1900.com.vn là khoảng 46.000.000 đồng/ tháng.

Mức lương thấp nhất của Chuyên viên pháp chế theo số liệu của 1900.com.vn là khoảng 5.000.000 đồng/ tháng, thường là của vị trí nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm.

Để gia tăng thu nhập ở vị trí này, bạn cần trau dồi thêm những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Truy cập Cẩm nang nghề nghiệp để khám phá những kiến thức hữu ích giúp bạn nâng cao hiệu quả trong công việc.