Chuyên viên Thẩm định có khoảng lương bao nhiêu?
Cập nhật: 10/09/2024
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 234 triệu
/năm1. Chuyên viên thẩm định là gì?
Chuyên viên thẩm định là những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm, tích lũy nhiều kiến thức chuyên môn sâu, nắm rõ nhu cầu thị trường, tình hình biến động giá trị của một loại tài sản. Tài sản đó có thể là hàng hóa, dịch vụ ở dạng vô hình (như thương hiệu, sức ảnh hưởng…) và hữu hình (bất động sản, cổ vật…)
Mô tả công việc của vị trí Chuyên viên thẩm định
Chuyên viên thẩm định phải sở hữu lượng kiến thức lớn về tài sản, nắm rõ biến động giá trị tài sản theo thời cuộc, vì vậy, khối lượng công việc hằng ngày của Chuyên viên thẩm định giá sẽ bao gồm nhiều nội dung:
-
Tổng hợp thông tin liên quan đến tài sản thẩm định
-
Khảo sát thực tế tài sản
-
Lập kế hoạch thẩm định tài sản
-
Đề xuất giải pháp xử lý công việc
-
Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định
2. Mức lương Chuyên viên thẩm định theo số năm kinh nghiệm
Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng Chuyên viên thẩm định, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về mức lương Chuyên viên thẩm định. Điều đó giúp cho các bạn có được những cơ hội để biết được mức lương của mình ra sao. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Chuyên viên thẩm định theo số năm kinh nghiệm.
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
Thực tập sinh thẩm định |
2.000.000 – 5.000.000 đồng/tháng |
1 – 3 năm |
Nhân viên thẩm định |
6.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm |
Chuyên viên thẩm định |
10.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng |
5 – 7 năm |
Quản lý dự án thẩm định |
15.000.000 – 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương Thực tập sinh thẩm định
Thực tập sinh thẩm định là một vị trí dành cho những bạn sinh viên đang còn đi học hoặc những cử nhân tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Thực tập sinh thẩm định sẽ được hỗ trợ và hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm và chuyên môn. Làm việc thực tế để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm về ngành nghề mà mình đã được đào tạo tại trường lớp. Với mức lương từ 2.000.000 - 5.000.000 triệu/tháng.
Mức lương Nhân viên thẩm định
Nhân viên thẩm định là những người đưa ra giá trị cuối cùng của tài sản sau khi đã phân tích dữ liệu thực tế và so sánh các loại tài sản. Quá trình thiết lập và đưa ra báo cáo cuối cùng cần đảm bảo về kết quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật và thẩm định viên phải trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định. Với mức lương khá cao từ 6.000.000 - 15.000.000 triệu/tháng.
Mức lương của Chuyên viên thẩm định
Chuyên viên thẩm định là những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm, tích lũy nhiều kiến thức chuyên môn sâu, nắm rõ nhu cầu thị trường, tình hình biến động giá trị của một loại tài sản. Tài sản đó có thể là hàng hóa, dịch vụ ở dạng vô hình (như thương hiệu, sức ảnh hưởng…) và hữu hình (bất động sản, cổ vật…). Với mức lương dao động từ 10.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng.
Mức lương Quản lý dự án thẩm định
Quản lý dự án thẩm định là người có kinh nghiệm và kiến thức sâu xác định tính khả thi của dự án từ góc độ tài chính, kinh doanh và kỹ thuật. Qua quá trình này, doanh nghiệp có thể đánh giá xem dự án có thể đạt được lợi nhuận, tiềm năng tăng trưởng và có khả năng cạnh tranh trên thị trường hay không. Điều này giúp tránh rủi ro và đảm bảo rằng dự án sẽ mang lại giá trị kinh tế và bền vững cho doanh nghiệp. Với mức lương cao từ 15.000.000 - 30.000.000 triệu/tháng.
3. So sánh mức lương Chuyên viên thẩm định theo công việc
Mức lương Chuyên viên thẩm định giá
-
Công việc chủ yếu: Đảm nhiệm công việc đánh giá giá trị thực tế của tài sản phù hợp với thị trường tại một khoảng thời gian nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế. Cần phải xem xét những đặc điểm của từng loại tài sản và tiến hành đánh giá các yếu tố về pháp luật, rủi ro có thể ảnh hưởng đến tài sản thẩm định
-
Mức lương: Mức lương trung bình khoảng 5 - 25 triệu đồng/tháng. Là một ngành nghề mới trên thị trường việc làm tại Việt Nam nên lĩnh vực thẩm định giá hiện nay đang rất thiếu hụt nguồn nhân lực. Hơn nữa, các doanh nghiệp/tập đoàn đều rất cần chiêu mộ những chuyên viên định giá có chuyên môn cao.
Mức lương Chuyên viên thẩm định tài sản
-
Công việc chủ yếu: Họ là thẩm định thực tế tại nơi tài sản tọa lạc, kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ bộ chứng từ tài sản đảm bảo, xác định tính xác thực của các thông tin về tài sản bảo đảm theo chứng từ sở hữu, xác định các vấn đề có liên quan đến nội dung thẩm định tài sản (như quy hoạch, khả năng chuyển nhượng, tính pháp lý...).
-
Mức lương: Mức lương cơ bản cao thường dao động từ 8 - 20 triệu đồng/tháng. Vì yêu cầu tuyển dụng cao nên mức lương của chuyên viên định giá cũng được xếp vào loại bậc cao trên thị trường việc làm
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên thẩm định tài sản
Mức lương Chuyên viên thẩm định dự án
-
Công việc chủ yếu: Làm các công tác để xác minh, kiểm tra lại tất cả các thông tin của các chủ đầu tư dự án để có thể kết luận được chủ đầu tư dự án đó có đủ điều kiện để vay tiền vốn cho dự án đầu tư tại ngân hàng đó hay không. Thực hiện thu thập các thông tin về hồ sơ của chủ đơn vị chủ đầu tư và thực hiện việc kiểm tra, so sánh, đối chiếu, và đưa ra các quyết định cụ thể dựa trên kết quả có trong các tài liệu.
-
Mức lương: Lương cứng thường từ 9 - 22 triệu đồng/tháng, và các quyền lợi được hưởng như: được hưởng các chế độ bảo hiểm từ công ty, được đi du lịch, được hưởng mức,…
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên thẩm định dự án lương cao
Mức lương Chuyên viên thẩm định tín dụng
-
Công việc chủ yếu: Chịu trách nhiệm thẩm tra tính chính xác của hồ sơ mà Chuyên viên Quan hệ Khách hàng đưa lên, đánh giá tính khả thi của hồ sơ (xem xét nguồn tài chính của khách hàng), tính phù hợp của phương án/mục đích vay vốn theo quy định của Ngân hàng theo từng sản phẩm, theo từng thời kỳ và phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.
-
Mức lương: Lương cứng thường từ 7 - 21 triệu đồng/tháng, và các quyền lợi được hưởng như: được hưởng các chế độ bảo hiểm từ công ty, được đi du lịch, được hưởng mức,…
>>Đọc thêm: Việc làm Chuyên viên thẩm định tín dụng đang tuyển dụng
4. Mức lương Chuyên viên thẩm định trung bình theo khu vực tại Việt Nam
Khu vực |
Mức lương |
Hà Nội |
13.700.000 - 19.200.000 triệu/ tháng |
TP. Hồ Chí Minh |
12.100.000 - 18.300.000 triệu/ tháng |
Hải Dương |
10.600.000 - 15.400.000 triệu/ tháng |
Hải Phòng |
11.400.000 - 16.400,000 triệu/ tháng |
Hưng Yên |
10.700.000 - 18.700.000 triệu/ tháng |
Các tỉnh khác |
12.000.000 - 15.000.000 triệu/ tháng |
Mức lương Chuyên viên thẩm định tại Hà Nội
Mức lương trung bình cho Chuyên viên thẩm định Hà Nội trong khoảng 13.700.000 - 19.200.000 triệu/ tháng. Đây là mức lương cao so với các tỉnh thành khác trong cả nước.
Mức lương Chuyên viên thẩm định tại TP. Hồ Chí Minh
Mức lương trung bình cho Chuyên viên thẩm định TP. Hồ Chí Minh trong khoảng 12.100.000 - 18.300.000 triệu/ tháng. Với mức tăng trưởng kinh tế cao trong cả nước nhưng mức thu nhập Chuyên viên thẩm định ở TP. Hồ Chí Minh cũng thuộc top trung bình cả nước.
Mức lương Chuyên viên thẩm định tại Hải Dương
Mức lương trung bình cho Chuyên viên thẩm định Hải Dương trong khoảng 10.600.000 - 15.400.000 triệu/ tháng, với sự phát triển nhanh và mạnh của Hải Dương cả về dịch vụ và công nghiệp thì công việc Chuyên viên thẩm định ở đây cũng rất nhiều việc làm.
Mức lương Chuyên viên thẩm định tại Hải Phòng
Mức lương trung bình cho Chuyên viên thẩm định Hải Phòng trong khoảng 11.400.000 - 16.400,000 triệu/ tháng cao hơn so với trung bình cả nước.
Mức lương Chuyên viên thẩm định tại Hưng Yên
Mức lương trung bình cho Chuyên viên thẩm định Hưng Yên 10.700.000 - 18.700.000 triệu/ tháng, Hưng Yên tập trung chủ yếu phát triển công nghiệp, mức lương Chuyên viên thẩm định ở đây cũng thuộc dạng khá cao so với cả nước.
Mức lương Chuyên viên thẩm định tại các tỉnh khác
Mức lương trung bình cho Chuyên viên thẩm định các tỉnh khác trong khoảng 12.000.000 - 15.000.000 triệu/ tháng, mức lương này tùy thuộc vào từng vị trí Chuyên viên thẩm định cụ thể và quy mô doanh nghiệp.
Bên cạnh mức lương cơ bản, Chuyên viên thẩm định còn được thưởng theo lợi nhuận, có cơ hội tiếp xúc và làm việc với khách hàng tiềm năng. Mức lương của nghề Chuyên viên thẩm định phụ thuộc nhiều vào năng lực, kinh nghiệm, doanh thu của Chuyên viên thẩm định càng làm tốt thì mức thu nhập càng cao. Các quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN, chính sách phúc lợi đầy đủ theo quy định của công ty và pháp luật.
5. Cách để nâng cao thu nhập tại vị trí Chuyên viên thẩm định
Để đảm nhận tốt công việc tại vị trí Phiên dịch viên tiếng Nhật và nâng cao thu nhập của mình, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
- Kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu: Dù là người giàu kinh nghiệm nhưng chuyên viên thẩm định không thể chỉ dựa vào trực giác và quan điểm cá nhân để xác định giá trị tài sản được. Tất cả đều phải thông qua số liệu tổng hợp và các kết quả phân tích từ những công cụ chuyên dụng. Có như vậy, thông tin mới có giá trị thực tế cao, các kết quả thẩm định đưa ra của Chuyên viên thẩm định cũng tăng sức thuyết phục.
- Kỹ năng thiết lập kế hoạch thẩm định: Muốn thẩm định một tài sản cần liên hệ nhiều nguồn dữ liệu, cần tuân thủ quy trình thẩm định nghiêm ngặt, cần theo kịp tiến độ mong muốn… Trong khi đó, cùng một lúc, mỗi chuyên viên thẩm định phải thực hiện nhiều dự án công việc khác nhau, do đó, năng lực thiết lập kế hoạch thẩm định phải tốt nếu không sẽ dễ bị rối, dẫn đến kết quả thẩm định sai lệch.
- Kỹ năng quản lý nhân sự linh hoạt: Dưới quyền Chuyên viên thẩm định là một đội nhóm nhân viên mới vào nghề hoặc kinh nghiệm dưới 01 năm. Mọi nhiệm vụ mà nhân viên thực hiện, mọi kỹ thuật thẩm định mà nhân viên áp dụng đều cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra từ Chuyên viên thẩm định. Vì vậy, kỹ năng làm việc độc lập tốt là cần thiết, nhưng bên cạnh đó, kỹ năng quản lý làm việc nhóm cũng rất quan trọng.
- Tính cách tỉ mỉ, cẩn trọng: Người chịu trách nhiệm chính cho những bản kê số liệu thực tế hay những báo cáo thẩm định là chuyên viên thẩm định, những người thu thập thông tin, triển khai phân tích đánh giá có thể không phải là chuyên viên, mà là một nhân viên dưới quyền hay một người hỗ trợ bên ngoài. Do đó, để an tâm về giá trị thẩm định, cũng như hạn chế rủi ro về trách nhiệm, mỗi Chuyên viên thẩm định luôn phải ý thức về sự cẩn trọng, tỉ mỉ, giao việc nhưng phải có sự kiểm soát chặt chẽ.
-
Tìm kiếm công việc phụ: Nếu bạn muốn tăng thu nhập thêm, bạn có thể tìm kiếm các công việc phụ hoặc làm thêm giờ để kiếm thêm tiền. Điều này có thể làm tăng thu nhập hàng tháng của bạn.
6. Các yêu cầu với nghề Chuyên viên thẩm định
Yêu cầu về trình độ, bằng cấp
Theo quy định tại Điều 7, Nghị định 89/2013/NĐ-CP, để trở thành một chuyên viên thẩm định, ứng viên/người lao đồng cần đáp ứng một số tiêu chuẩn sau:
-
Tốt nghiệp trình độ Đại học hoặc sau Đại học các chuyên ngành về vật giá, thẩm định như: Kinh tế, Ngân hàng, Tài chính, Kỹ thuật, Luật Kinh tế và các quy phạm pháp luật liên quan.
-
Được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan/tổ chức có chuyên môn trong ngành thẩm định giá đào tạo.
-
Đã từng có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương ít nhất 2 năm, hoặc một số vị trí liên quan tối thiểu 1 năm, có thời gian công tác thực tế từ 1 năm trở lên.
-
Có Thẻ Thẩm định viên về giá được cấp bởi Bộ Tài chính.
-
Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan.
Yêu cầu về kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp, đàm phán, thương lượng, thuyết phục là những kỹ năng sẽ được áp dụng thường xuyên trong quá trình làm việc, giúp Chuyên viên thẩm định thu thập thông tin hiệu quả, giải quyết vấn đề nhanh gọn, dung hòa lợi ích linh hoạt, mang đến giá trị giao dịch tài sản tốt nhất cho khách hàng và tổ chức
Yêu cầu xử lý tình huống tốt
Khả năng xử lý tình huống chính là thước đo hiệu quả để đánh giá năng lực của một chuyên viên thẩm định. Bởi vì chỉ khi có khả năng phản xạ tốt và nhạy bén trong các tình huống khác nhau bạn mới có thể nghe hiểu các từ địa phương, thành ngữ hay tiếng lóng.
Yêu cầu kỹ năng đánh giá thẩm định hiệu quả
Những con số từ kết quả phân tích ai cũng có thể làm được khi có đủ số liệu, có đủ công cụ thực hiện, nhưng nhìn vào những kết quả đó để đưa ra nhận định, đánh giá phù hợp cho giá trị tài sản thì cần kết hợp cả yếu tố tâm lý khách hàng/ đối tác, mức độ mong muốn giao dịch của các bên… để thẩm định mức giá tốt nhất cho tổ chức. Đây chính là kỹ năng đánh giá thẩm định mà chuyên viên cần có.
Qua bài viết trên đây, 1900.com.vn đã cung cấp thông tin mức lương Chuyên viên thẩm định theo năm kinh nghiệm và khu vực địa lý. Tuy nhiên, mức lương là một yếu tố phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cá nhân và quy mô doanh nghiệp. Nếu kinh nghiệm cao bạn sẽ dễ dàng có mức lương tốt, đồng thời những doanh nghiệp lớn thường có đãi ngộ tốt và lương cao hơn. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có những thông tin hữu ích về mức lương Chuyên viên thẩm định và lựa chọn công việc phù hợp!
Bạn thấy mức lương 130 - 234 triệu/năm chính xác đến mức nào?
Câu trả lời của bạn giúp 1900.com.vn điều chỉnh các ước tính tiền lương theo thời gian.
Top Công Ty Lương Cao Nhất
Dành cho Chuyên viên Thẩm định
Danh sách công ty trả lương cho Chuyên viên Thẩm định
15.5 triệu
/ tháng15.5 triệu
/ tháng15.3 triệu
/ tháng15 triệu
/ tháng14.5 triệu
/ tháng13.5 triệu
/ tháng12.5 triệu
/ thángMức lương của các nghề nghiệp tương tự
Câu hỏi thường gặp về lương của Chuyên viên Thẩm định
Mức lương trung bình của Chuyên viên thẩm định theo thu thập của 1900.com.vn ở Việt Nam thường kiếm được khoảng 10 - 18 triệu đồng/tháng.
Mức lương cao nhất của Chuyên viên thẩm định theo dữ liệu của 1900.com.vn là 46.000.000 đồng/ tháng.
Mức lương thấp nhất của Chuyên viên thẩm định theo số liệu của 1900.com.vn là 6.000.000 đồng/ tháng, thường là của vị trí nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm.
Tùy vào mỗi doanh nghiệp khác nhau mà yêu cầu công việc sẽ khác nhau. Sau đây là một số tiêu chí chung của các doanh nghiệp cho vị trí Chuyên viên thẩm định:
- Bằng Cao đẳng hoặc Cử nhân về kinh doanh, tài chính hoặc kỹ thuật hoặc kinh nghiệm tương đương.
- Có khả năng cộng tác và đa nhiệm.
- Quản lý thời gian vững chắc và kỹ năng tư duy phê phán.
- Thoải mái với việc ra quyết định và giải quyết vấn đề bằng kỹ năng tư duy phản biện.
- Đạo đức làm việc mạnh mẽ.
- Thành thạo về thống kê, phát triển hệ thống và sử dụng bộ dữ liệu.
- Có thể trợ giúp trong việc giới thiệu và phòng ngừa rủi ro khi cần thiết.