Trưởng phòng tư vấn có khoảng lương bao nhiêu?
Cập nhật: 05/09/2024
Lương cơ bản
Lương bổ sung
390 - 520 triệu
/năm1. Trưởng phòng tư vấn là gì?
Trưởng phòng tư vấn là người đứng đầu phòng ban, bộ phận tư vấn trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trưởng phòng là người thực hiện các chức năng như điều hành, tổ chức, kiểm tra, xây dựng chính sách tư vấn, giới thiệu các chương trình phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty. Trưởng phòng tư vấn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, gắn liền với chương trình hành động sản xuất, kinh doanh trong tương lai. Ngoài ra họ còn tham mưu cho lãnh đạo Công ty và trực tiếp chỉ đạo phòng tư vấn về các mặt hoạt động, tư vấn khách hàng.
2. Mô tả công việc của Trưởng phòng tư vấn
Công việc của Trưởng phòng tư vấn là gì? Trưởng phòng tư vấn đóng vai trò quan trọng trong quy trình kinh doanh của doanh nghiệp nhiều hoạt động khác nhau. Công việc của trưởng phòng tư vấn không chỉ bao gồm các nhiệm vụ chuyên môn mà còn đảm nhận vai trò trong đề xuất các ý tưởng sáng tạo.
Thực hiện xây dựng các chiến lược kinh doanh, các kế hoạch cho doanh nghiệp
Trưởng Phòng Tư vấn chịu trách nhiệm lập kế hoạch và chiến lược cho phòng tư vấn dựa trên mục tiêu và hướng đi của công ty. Họ phải hiểu rõ về nhu cầu và mong muốn của khách hàng để đảm bảo rằng dịch vụ được cung cấp đáp ứng tốt nhất. Cụ thể đó là các Trưởng phòng tư vấn sẽ cần đưa ra các tiêu chí về việc tư vấn và mục tiêu để phổ biến đến đội ngũ nhân viên tư vấn, cùng nhau đưa ra các ý kiến đóng góp tích cực để xây dựng nên bản kế hoạch và quy trình chi tiết, đầy đủ nhất về việc tư vấn bán hàng và chăm sóc khách hàng..
Giám sát và đánh giá về hiệu quả của các hoạt động tư vấn và chăm sóc khách hàng
Một nhiệm vụ nữa của trưởng phòng tư vấn đó là cần liên tục giám sát quá trình thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp, chỉ đạo, đôn đốc sao cho kịp với tiến độ đã đưa ra trong kế hoạch. Sau mỗi giai đoạn, trưởng phòng tư vấn cần phải kiểm tra, đánh giá về hiệu quả thực hiện như thế nào, có đáp ứng được những yêu cầu mà kế hoạch đề ra hay không? Các vấn đề cần thay đổi, chỉnh sửa là gì?,… Đây là công việc không thể thiếu, đảm bảo mọi thao tác, công đoạn của dự án được diễn ra suôn sẻ, đúng với mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra cũng như tiết kiệm được các chi phí không cần thiết cho dự án. Sau đó, các trưởng phòng tư vấn sẽ phải tổng kết lại toàn bộ quá trình thực hiện, đưa ra những nhận định khách quan nhất về hiệu quả đạt được như thế nào? Các tiêu chí đặt ra đã được áp dụng và thực hiện đúng chưa? Kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được từ dự án là bao nhiêu?,…
Quản lý dữ liệu khách hàng
Trưởng phòng tư vấn thường nắm trong tay một lượng lớn thông tin khách hàng để có thể phân công một cách phù hợp cho từng nhân viên tư vấn. Họ có trách nhiệm lưu trữ, bảo mật và khai thác dữ liệu khách hàng một cách phù hợp, và có thể phối hợp với các phòng ban khác như Marketing để cùng xây dựng các chương trình khuyến mãi, quảng cáo thu hút khách hàng dựa trên các dữ liệu sẵn có.
Lập các báo cáo gửi lên Ban Giám đốc
Trưởng phòng tư vấn là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ chỉ tiêu doanh số của phòng tư vấn bán hàng, và sẽ phải lập các báo cáo chi tiết về tiến độ đạt được các mục tiêu đề ra như thế nào, kết quả đạt được chiếm bao nhiêu % so với kế hoạch, các công đoạn thực hiện ra sao, số lượng nhân sự thực hiện là bao nhiêu, khó khăn, vướng mắc là gì?,… Toàn bộ các vấn đề xảy ra trong quá trình phát triển và kinh doanh sẽ đều cần phải báo cáo lại cụ thể và chi tiết nhất để gửi lên Ban Giám đốc xem xét, nắm bắt cũng như đưa ra hướng giải quyết hoặc phản hồi kịp thời cho các vấn đề phát sinh.
Điều hành và quản lý đội ngũ nhân sự thuộc bộ phận tư vấn
Trưởng phòng tư vấn cũng là người sẽ điều hành, quản lý các hoạt động của nhân viên cấp dưới trong bộ phận mình đảm nhiệm. Đó là sắp xếp, phân chia công việc cho từng nhóm, cá nhân, giám sát quá trình nhân viên làm việc, thực hiện dự án, đánh giá về hiệu quả làm việc của nhân viên và đưa ra các đề xuất về khen thưởng, phạt, kỷ luật với từng cá nhân nếu làm tốt hoặc vi phạm.
3. Mức lương của Trưởng phòng tư vấn theo số năm kinh nghiệm và chức vụ
Chức vụ |
Số năm kinh nghiệm |
Mức lương |
Thực tập sinh tư vấn |
Dưới 1 năm |
khoảng 3 triệu - 5 triệu đồng/ tháng |
Nhân viên tư vấn |
Từ 1 - 2 năm |
khoảng 8 triệu - 15 triệu đồng/ tháng |
Trưởng nhóm tư vấn |
Từ 3 - 5 năm |
khoảng 15 triệu - 25 triệu đồng/ tháng |
Trưởng phòng tư vấn |
Từ 5 - 10 năm |
khoảng 25 triệu - 40 triệu đồng/tháng |
Giám đốc tư vấn |
Từ 10 năm trở lên |
khoảng 40 triệu - 60 triệu đồng/tháng trở lên |
Thực tập sinh tư vấn
Để trở thành Trưởng phòng tư vấn, bạn sẽ thường khởi đầu với vị trí Thực tập sinh tư vấn. Các thực tập sinh tư vấn thường được đào tạo về các kỹ năng tư vấn, giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề. Công việc của họ là tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề, đưa ra các giải pháp và cung cấp thông tin và kiến thức chuyên môn. Mức lương thực tập sinh tư vấn sẽ dao động từ 3 triệu - 5 triệu đồng/tháng tùy doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh tư vấn cho người mới ra trường
Nhân viên tư vấn
Nhân viên tư vấn là người có vai trò cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc và đưa ra lời khuyên cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ hoặc vấn đề cụ thể nào đó. Họ thường làm việc trong các lĩnh vực như bán hàng, dịch vụ khách hàng, tài chính, giáo dục, y tế,... Nhân viên tư vấn có vai trò quan trọng vì họ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là bộ mặt của công ty và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của công ty. Mức lương của Nhân viên tư vấn nằm trong khoảng từ 8 triệu - 15 triệu đồng/tháng.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên tư vấn đang tuyển dụng
Trưởng nhóm tư vấn
Trưởng nhóm tư vấn có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý một nhóm nhân viên tư vấn. Họ phải đảm bảo hoạt động của nhóm tư vấn diễn ra hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra. Họ chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, và đào tạo các thành viên trong nhóm, theo dõi hiệu suất làm việc, giải quyết các vấn đề phát sinh, thúc đẩy tinh thần đồng đội và nâng cao năng suất làm việc của nhóm. Với kinh nghiệm và chất lượng công việc cao hơn kèm với công việc quản lý đội nhóm, mức lương của Trưởng nhóm tư vấn sẽ tăng nhẹ so với Nhân viên tư vấn, dao động từ 15 triệu - 25 triệu đồng/tháng.
Trưởng phòng tư vấn
Khi đã sở hữu cho mình số năm gắn bó với công ty và kinh nghiệm làm việc nhất định, bạn rất có thể sẽ được thăng tiến lên vị trí Trưởng phòng tư vấn và đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn. Trưởng phòng tư vấn là người đứng đầu bộ phận tư vấn trong tổ chức. Họ phát triển chiến lược tư vấn, đặt ra các mục tiêu và chuẩn bị ngân sách cho bộ phận tư vấn, quản lý các dự án tư vấn lớn, giám sát hoạt động của các nhóm tư vấn, và báo cáo cho cấp lãnh đạo cao hơn về hiệu quả hoạt động. Họ có trách nhiệm định hướng chiến lược tư vấn và quản lý toàn bộ hoạt động của bộ phận. Với trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn, mức lương của Trưởng nhóm tư vấn sẽ ở mức 25 triệu - 40 triệu đồng/tháng.
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng tư vấn mới nhất
Giám đốc tư vấn
Giám đốc tư vấn là người đứng đầu toàn bộ hoạt động tư vấn của công ty. Họ có trách nhiệm đưa ra các chiến lược chi tiết và hướng dẫn tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu chiến lược của công ty. Thay vì định hướng và lên kế hoạch các hoạt động tư vấn ngắn hạn, Giám đốc tư vấn sẽ định hướng và phát triển chiến lược tư vấn dài hạn, điều hành toàn bộ hoạt động tư vấn của công ty, đảm bảo chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Họ cũng đại diện cho công ty trong các cuộc đàm phán chiến lược với khách hàng lớn và các đối tác quan trọng. Mức lương của vị trí này sẽ dao động từ 40 triệu - 60 triệu đồng/tháng.
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc tư vấn hiện tại
4. Mức lương của Trưởng phòng tư vấn theo khu vực
Khu vực |
Mức lương trung bình |
TP. Hồ Chí Minh |
30 triệu - 45 triệu đồng/tháng |
Hà Nội |
28 triệu - 42 triệu đồng/tháng |
Hải Phòng |
25 triệu - 38 triệu đồng/tháng |
Đà Nẵng |
26 triệu - 40 triệu đồng/tháng |
Cần Thơ |
24 triệu đến 36 triệu đồng/tháng |
Các tỉnh khác |
20 triệu đến 30 triệu đồng/tháng |
Mức lương Trưởng phòng tư vấn tại TP. Hồ Chí Minh
TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, thu hút nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Do đó, nhu cầu tuyển dụng cho vị trí quản lý cao cấp như Trưởng phòng tư vấn thường cao hơn so với các khu vực khác để có thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Thị trường lao động lớn tại TP.HCM yêu cầu Trưởng phòng tư vấn phải có kinh nghiệm rõ ràng trong việc lãnh đạo, quản lý nhóm, khả năng tư vấn chiến lược và giải quyết các vấn đề phức tạp. Do đó mức lương của Trưởng phòng tư vấn tại TP.HCM tương đối cao, dao động từ 30 triệu - 45 triệu đồng/tháng.
Mức lương Trưởng phòng tư vấn tại Hà Nội
Hà Nội là một trung tâm văn hóa và giáo dục, với một cộng đồng sáng tạo đang phát triển nhanh chóng. Sự phát triển của nền kinh tế và các ngành nghề tại Hà Nội tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu hút nhiều công ty tư vấn và các doanh nghiệp khác mở rộng hoạt động. Điều này dẫn đến việc gia tăng nhu cầu tuyển dụng các vị trí quản lý chất lượng cao. Mặc dù không cao bằng so với TP.HCM, nhưng mức lương cho vị trí Trưởng phòng tư vấn tại Hà Nội cũng ở mức tương đối cao do chi phí sinh sống và thu nhập trung bình của người dân ở đây. Mức lương của Trưởng phòng tư vấn tại Hà Nội tương đối cao, dao động từ 28 triệu - 42 triệu đồng/tháng.
Mức lương Trưởng phòng tư vấn tại Hải Phòng
Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc Việt Nam, với nhiều doanh nghiệp và công ty không chỉ hoạt động trong các ngành công nghiệp như logistics, sản xuất, mà còn là các hoạt động dịch vụ cần nhiều sự tư vấn trước khi khách hàng thực hiện mua. Với trung bình 25 triệu - 38 triệu đồng/tháng, mức lương của Trưởng phòng tư vấn tại Hải Phòng tuy không cao bằng 2 thành phố lớn trên nhưng vẫn cao hơn so với một số khu vực khác ở miền Bắc.
Mức lương Trưởng phòng tư vấn tại Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong những điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam, với một lượng lớn các khách du lịch đến từ cả trong nước và quốc tế. Sự phát triển của Đà Nẵng trong các lĩnh vực như du lịch, bất động sản và dịch vụ tài chính đòi hỏi sự chuyên môn cao và các dịch vụ tư vấn chất lượng để hỗ trợ cho các dự án và doanh nghiệp. Do đó mức lương trung bình của Trưởng phòng tư vấn tại Đà Nẵng là 26 triệu - 40 triệu đồng/tháng, chỉ xếp sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Mức lương Trưởng phòng tư vấn tại Cần Thơ
Mức lương trung bình của Trưởng phòng tư vấn tại Cần Thơ là 24 triệu đến 36 triệu đồng/tháng, thấp nhất trong các thành phố lớn nhưng cao hơn trung bình các tỉnh thành khác do Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn ở miền Tây Nam Bộ, với sự phát triển của các ngành công nghiệp như nông nghiệp, công nghệ thực phẩm và dịch vụ.
Ngoài mức lương cơ bản, Trưởng phòng tư vấn sẽ hưởng đầy đủ các quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN, chính sách phúc lợi đầy đủ theo quy định của công ty và pháp luật, hoặc lương thưởng khi làm tăng ca, đạt KPI hoặc đi làm vào các dịp nghỉ lễ. Lưu ý rằng đây chỉ là ước lượng và mức lương thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mức lương cũng có thể được điều chỉnh dựa trên các yếu tố như quy mô công ty và tình hình kinh tế chung. Ngoài ra các Trưởng phòng tư vấn thường sẽ có các khoản thu hoa hồng thêm từ các bản hợp đồng giá trị.
5. So sánh mức lương của Trưởng phòng tư vấn với các vị trí Trưởng phòng khác
Hiện nay, mức lương trung bình của một Trưởng phòng tư vấn là 25 triệu - 40 triệu đồng/tháng. Lương Trưởng phòng tư vấn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ, năng lực, quy mô công ty và các lĩnh vực nên mức lương sẽ tương đối khác nhau. Nhìn chung, mức lương của Trưởng phòng tư vấn ở mức trung bình so với các vị trí Trưởng phòng khác. Cụ thể, mức lương của Trưởng phòng kế hoạch trong khoảng từ 25 triệu - 45 triệu đồng/ tháng. Trưởng phòng nhân sự sở hữu mức lương dao động từ 25 triệu - 35 triệu đồng/tháng, trong khi Trưởng phòng truyền thông và Trưởng phòng tài chính sẽ có mức lương cao nhất, từ 30 triệu - 50 triệu đồng/tháng.
Vị trí |
Mô tả công việc |
Mức lương |
Quản lý toàn bộ các hoạt động của phòng Tư vấn. Hoạch định chiến lược tư vấn ngắn hạn và xúc tiến thực hiện thông qua việc quản lý ngân sách, nhân sự và các mối quan hệ khách hàng hiệu quả. |
25 triệu - 40 triệu đồng/tháng |
|
Đứng đầu phòng kế hoạch, có trách nhiệm nghiên cứu các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty để từ đó lên kế hoạch chiến lược phù hợp để thực hiện các mục tiêu đó. |
25 triệu - 45 triệu đồng/tháng |
|
Đứng đầu bộ phận nhân sự (hoặc hành chính nhân sự) trong công ty, chịu trách nhiệm về tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, quản lý tiền lương, trợ cấp và các phúc lợi về sự an toàn và sức khỏe cho toàn bộ nhân viên. |
25 triệu - 35 triệu đồng/tháng |
|
Đứng đầu phòng truyền thông, có nhiệm vụ giám sát toàn bộ công việc của đội ngũ nhân viên trong phòng ban, quản lý một mạng lưới công nghệ mạnh mẽ, giúp nâng cao nhận thức và phát triển hình ảnh doanh nghiệp cách xuất sắc, đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp trước công chúng và duy trì, phát triển hình ảnh doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh. |
30 triệu - 50 triệu đồng/tháng |
|
Dẫn đầu bộ phận tài chính của doanh nghiệp; và chịu toàn bộ trách nhiệm các vấn đề liên quan đến tài chính của doanh nghiệp đó. |
30 triệu - 50 triệu đồng/tháng |
Tìm hiểu thêm
Việc làm Trưởng phòng truyền thông mới cập nhật
6. Cách để nâng cao thu nhập tại vị trí Trưởng phòng tư vấn
Để đảm nhận tốt công việc tại vị trí Trưởng phòng tư vấn và nâng cao thu nhập của mình, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
Nắm vững kiến thức chuyên môn
Đầu tiên, bạn cần đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ trong lĩnh vực tư vấn của mình. Việc hiểu sâu về các sản phẩm, dịch vụ, và quy trình tư vấn sẽ giúp bạn cung cấp giải pháp tốt hơn cho khách hàng và tăng khả năng đàm phán thành công.
Kỹ năng đào tạo nhân sự
Bạn sẽ là người đứng đầu phòng ban tư vấn của công ty, do đó kết quả hoạt động của cả phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bạn. Bạn cần có khả năng truyền đạt kiến thức và kỹ năng tư vấn của mình cho nhân viên để họ cũng có thể hoàn thành xuất sắc công việc, từ đó đem lại khách hàng cho công ty.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một yếu tố cần thiết trong việc xây dựng lòng tin và xây dựng mối quan hệ với khách hàng và người nhà của họ. Khi đã tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của họ, bạn sẽ đưa ra giải pháp phù hợp và khiến khách hàng hài lòng. Ngoài ra bạn cũng cần giao tiếp nội bộ tốt để có thể hiểu rõ khó khăn, thử thách của nhân viên, từ đó giúp họ khắc phục, tăng hiệu quả kinh doanh của cả phòng.
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe chính là sợi dây liên kết giữa bạn và khách hàng. Khi bạn lắng nghe những gì khách hàng nói, bạn sẽ nắm bắt được nhu cầu, tâm lý và mong muốn của họ để đáp ứng nó kịp thời. Ngoài ra bạn cũng có thể tận dụng sự hiểu biết về khách hàng của bản thân để chủ động đề xuất các kế hoạch thu hút khách hàng, các hoạt động tư vấn phù hợp, từ đó tăng doanh thu cho toàn công ty. Việc này cũng sẽ giúp bản thân bạn được đánh giá cao và tăng khả năng thăng tiến.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong bất kỳ công việc nào, khi làm việc với khách hàng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề lớn, nhỏ. Những lúc này đòi hỏi bạn phải hết sức bình tĩnh và đưa ra những giải pháp khéo léo để giải quyết vấn đề, tránh gây mất thiện cảm và khó chịu ở khách hàng. Bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề do nhân viên mình gây ra, do đó bạn cần khả năng phân tích tình hình nhanh và xử lý khôn khéo để đảm bảo lợi ích của hai bên.
7. Các yêu cầu với nghề Trưởng phòng tư vấn
Yêu cầu về trình độ, bằng cấp
Vị trí Trưởng phòng tư vấn yêu cầu bằng cử nhân trở lên trong các lĩnh vực như Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Quản lý bán hàng hoặc các ngành liên quan. Một số doanh nghiệp có thể yêu cầu bằng cấp cao hơn như thạc sĩ hoặc MBA. Bạn cần nắm vững kiến thức về kinh doanh, quản trị, marketing, phân tích số liệu và chiến lược kinh doanh. Các đào tạo và chứng chỉ về quản lý dự án, quản lý nhân sự, hoặc kỹ năng lãnh đạo cũng có thể là một lợi thế.
Yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng
Kinh nghiệm: Thường yêu cầu từ 3-5 năm kinh nghiệm trong vị trí tư vấn, chăm sóc khách hàng, quản lý bán hàng, quản lý kinh doanh hoặc các vị trí tương đương. Kinh nghiệm làm việc trong ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty hoạt động là một lợi thế.
Kỹ năng lãnh đạo: Khả năng lãnh đạo hiệu quả để điều hành và quản lý nhóm làm việc, tạo động lực và phát triển nhân viên. Kỹ năng này bao gồm khả năng thúc đẩy, hỗ trợ và định hình các mục tiêu của nhóm, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc tích cực và truyền cảm hứng cho đội ngũ. Khi tất cả thành viên trong đội ngũ của bạn làm việc tốt, hiệu suất công việc sẽ được cải thiện đáng kể, từ đó tăng doanh thu cho công ty.
Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ để tương tác với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng và đối tác là rất quan trọng. Khả năng lắng nghe, truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng, khéo léo và hiệu quả là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ, thực hiện các chiến lược và kế hoạch tư vấn, chăm sóc khách hàng và bán hàng một cách hiệu quả.
Kỹ năng phân tích và ra quyết định: Khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá tình hình và đưa ra quyết định nhanh chóng là một trong những kỹ năng cần thiết nhất cho Trưởng phòng tư vấn. Đôi khi bạn phải đối mắt với các tình huống rắc rối hoặc khiếu nại bất ngờ, cần sự ứng xử và phân xử khéo léo. Ngoài ra bạn cũng cần có khả năng phán đoán trước những tình huống phát sinh và chưa có tiền lệ để đưa ra những quyết định đúng đắn.
Kỹ năng quản lý xung đột, mâu thuẫn: Khả năng giải quyết xung đột và xử lý các tình huống khó khăn một cách hiệu quả là yêu cầu cần thiết. Trưởng phòng tư vấn thường phải đối mặt với các vấn đề và xung đột, vì vậy khả năng giải quyết xung đột một cách chín chắn, thỏa đáng và xử lý tình huống một cách chuyên nghiệp là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn hòa giải và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty với đối tác, khách hàng, giữa bản thân với đồng nghiệp, cấp dưới, hoặc thậm chí là giữa các cấp dưới với nhau.
Kỹ năng đàm phán: Khả năng đàm phán và thuyết phục để đạt được kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp là một trong những kỹ năng cần thiết khác. Có khả năng thương lượng một cách thông minh và xây dựng mối quan hệ khách hàng bền vững có thể giúp tăng cường sự thành công và phát triển sự nghiệp của bạn.
Qua bài viết trên, 1900.com.vn hy vọng bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về mức lương của Trưởng phòng tư vấn, bao gồm các mức lương theo khu vực, lĩnh vực, chức vụ và số năm kinh nghiệm. Những con số này chỉ mang tính chất tương đối và có thể thay đổi tùy thuộc vào môi trường làm việc, quy mô của doanh nghiệp và kỹ năng cá nhân của mỗi người. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và cung cấp thông tin hữu ích để lựa chọn công việc phù hợp với mục tiêu và mong muốn của bản thân!
Bạn thấy mức lương 390 - 520 triệu/năm chính xác đến mức nào?
Câu trả lời của bạn giúp 1900.com.vn điều chỉnh các ước tính tiền lương theo thời gian.
Top Công Ty Lương Cao Nhất
Dành cho Trưởng phòng tư vấn
Danh sách công ty trả lương cho Trưởng phòng tư vấn
Thỏa thuận
Mức lương của các nghề nghiệp tương tự
Câu hỏi thường gặp về lương của Trưởng phòng tư vấn
Theo thu thập của 1900.com.vn, mức lương mà trưởng phòng có thể nhận được dao động từ 27-35M đồng/tháng.
Mức lương cao nhất của trưởng phòng tư vấn theo dữ liệu của 1900.com.vn lên tới 35M đồng/tháng.
Mức lương thấp nhất của trưởng phòng tư vấn theo số liệu của 1900.com.vn hiện nay là 27M đồng/tháng.
Để gia tăng thu nhập ở vị trí này, bạn cần trau dồi thêm những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Truy cập Cẩm nang nghề nghiệp để khám phá những kiến thức hữu ích giúp bạn nâng cao hiệu quả trong công việc.