Công việc của Leader Content là gì?

Leader Content giữ chức vụ quản lý nội dung cho một dự án/doanh nghiệp. Là người quản lý nên họ phải chịu trách nhiệm cho các dự án. Dự án Marketing thường được kết hợp giữa nhiều phòng, ban với nhau. Người quản lý phải kiểm soát và giám sát tiến độ công việc phù hợp.

Để trở thành Leader Content, bạn cần có xuất phát là Content writer hoặc Copy writer. Sau một thời gian khoảng 2 – 5 năm (tùy doanh nghiệp), bạn sẽ đủ kinh nghiệm và hiểu biết để lên vị trí này. 

Mô tả công việc của Leader Content

Giữ chức vụ quản lý nên Leader Content mang trong mình một trọng trách rất lớn. Khối lượng công việc và trách nhiệm của họ là rất lớn. Trong một ngày làm việc, họ phải xử lý những công việc:

Lên kế hoạch, chiến lược content marketing cho team

Để lên được kế hoạch, Leader Content phải đầu tư thời gian nghiên cứu và phân tích thị trường, sản phẩm. Sau đó dựa vào yêu cầu của khách hàng đưa ra bản kế hoạch phù hợp. Từ đó xây dựng Content Marketing chi tiết để đạt được mục tiêu cho cả doanh nghiệp và khách hàng. 

Phân chia và kiểm duyệt nội dung

Quản lý sẽ phân chia công việc cho nhân viên trong team. Người viết nội dung sẽ là các Content writer hoặc Copywriter. Khi đến deadline, họ cần kiểm duyệt nội dung để chỉnh sửa hoặc triển khai theo kế hoạch.  

Làm việc với trưởng các phòng/ban có liên quan

Một chiến dịch Marketing được xây dựng từ nhiều phòng/ban khác nhau. Có thể kể đến leader của các nhóm: Creative Team, Director, Design Team,… . Những trưởng nhóm này phải làm việc chung với nhau một cách hòa hợp. Từ đó đưa ra ý kiến và nhận xét chung cho sản phẩm. 

Bàn bạc kế hoạch với bộ phận quảng cáo và IT

Khi các sản phẩm truyền thông đã hoàn thiện sơ bộ, Leader Content cần triển khai kế hoạch đến IT và Ads. Bộ phận Ads và IT không tham gia vào xây dựng content nên quản lý nội dung phải truyền đạt lại cho họ. Từ đó lên kế hoạch quảng cáo và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết. 

Tuyển dụng các vị trí trong team

Quản lý có quyền tự tuyển dụng nhân sự trong team như: writer, editor, producer. Đây là những nhân sự sẽ làm việc trực tiếp dưới sự quản lý của họ. 

 

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
4,0 ★
Khoảng lương năm 156 - 260 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,7 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Leader Content có mức lương bao nhiêu?

156 - 260 triệu /năm
Tổng lương
144 - 240 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
12 - 20 triệu
/năm

Lương bổ sung

156 - 260 triệu

/năm
156 M
260 M
65 M 390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Leader Content

Tìm hiểu cách trở thành Leader Content, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Leader Content
156 - 260 triệu/năm
Leader Content

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
5%
2 - 4
45%
5 - 7
35%
8+
15%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Leader Content?

Yêu cầu tuyển dụng Leader Content

Vị trí quản lý không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có cả kỹ năng. Chức vụ cao sẽ đi kèm áp lực và trách nhiệm cao. Do vậy, để trở thành Leader Content cần phải đáp ứng tối thiểu các kỹ năng sau:

Kiến thức chuyên môn

Trong bất kỳ ngành nghề nào, yếu tố đầu tiên nhà tuyển dụng cần cũng là chuyên môn. Biết vận dụng kiến thức sách vở vào thực tiễn công việc. Ví dụ: Khả năng phân tích thị trường, sản phẩm và thị hiếu của khách hàng. Thành thạo các công cụ của Google để phục vụ SEO content và nghiên cứu. Khi làm trong mảng Marketing thì việc hiểu rõ các nguyên lý Marketing và Marketing cơ bản là điều bắt buộc.

Kỹ năng lãnh đạo

Để trở thành quản lý thì khả năng lãnh đạo là không thể thiếu. Người làm lãnh đạo vừa có tài năng, vừa phải có đạo đức. Họ là tấm gương để các nhân viên học tập và làm theo.

Bạn cần biết cách phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên phù hợp. Hướng dẫn và hỗ trợ họ để cả bộ máy cùng đi lên. Giám sát quá trình làm việc, đảm bảo hiệu quả và đúng tiến độ.

Làm việc nhóm

Như đã biết, marketing là sự kết hợp giữa nhiều nhóm khác nhau. Bạn vừa phải làm việc tốt với các nhân sự trong nhóm, vừa phải làm tốt với các nhóm còn lại. Leader Content là người nắm thóp của dự án, nếu không có kỹ năng làm việc nhóm thì sẽ không ai hỗ trợ được bạn.

Kỹ năng báo chí

Đương nhiên, bạn cần đảm bảo mình có kỹ năng đọc hiểu và viết lách tốt. Từ đó bạn có tư duy và lập luận sắc bén, không lan man dài dòng. Bạn sẽ là người kiểm tra và chỉnh sửa lại toàn bộ nội dung của writer.

Tinh thần nhiệt huyết, ham học hỏi

Xã hội thay đổi từng giây, từng phút, bạn là lãnh đạo, bạn cần cập nhật kiến thức, xu hướng nhanh nhất. Thậm chí, bạn phải có khả năng dự đoán tương lai. Không ngại học tập và bổ sung kiến thức bất cứ lúc nào. 

Nhiệt huyết, năng nổ, tự tin trình bày ý tưởng của mình trước mọi người sẽ khiến mọi người tâm phục bạn. Bạn sẽ là người truyền cảm hứng trong công việc cho mọi người xung quanh.

Lộ trình thăng tiến của Leader Content 

Mức lương bình quân của Leader Content có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Thực tập sinh Content: dưới 1 năm kinh nghiệm

Đây là vị trí đầu tiên mà nhiều bạn sẽ bắt đầu với nghề này. Ở vị trí kỹ thuật viên, bạn sẽ chưa cần quá nhiều kỹ năng chuyên môn. Thay vào đó, bạn cần có những kỹ năng cơ bản để hỗ trợ cho các nhân viên khác. 

Nhân viên Content: 1 - 3 năm kinh nghiệm

Khi lên tới vị trí Nhân viên Content, bạn sẽ làm việc tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn đảm nhiệm. Bạn sẽ có những nhiệm vụ khác nhau trong công việc của mình, hoặc theo đuổi các mảng khác nhau của Content: Content SEO, Content Marketing, Content Writer, Content Creator,...

Leader Content: 3 - 5 năm kinh nghiệm

Leader Content là người phụ trách quản lý các hoạt động liên quan đến Content – sản xuất nội dung của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các nền tảng hiện có. Bên cạnh đó, Leader Content cũng chịu trách nhiệm liên quan đến vấn đề nhân sự của bộ phận content như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá năng lực,…

Giám đốc nội dung: 5 năm trở lên

Giám đốc nội dung là người chịu trách nhiệm và có vai trò thực hiện, giám sát các chiến lược nội dung của doanh nghiệp. Họ cần có tầm nhìn sáng tạo, kỹ năng cộng tác, khả năng hiểu và làm việc với các bên liên quan cũng như khả năng nhìn thấy bức tranh toàn cảnh cho vai trò này. Cụ thể, một giám đốc nội dung có thể thực hiện những nhiệm vụ như sau: Triển khai chiến lược nội dung, cung cấp nội dung chất lượng cao từ ý tưởng đến sản xuất; Làm việc với các công cụ hỗ trợ cho việc phát triển chiến lược nội dung cho doanh nghiệp,...

Phỏng vấn Leader Content

Bạn có kinh nghiệm gì với việc kiểm duyệt nội dung?
1900.com.vn
Leader Content
Q: Bạn có kinh nghiệm gì với việc kiểm duyệt nội dung?
08/11/2023
1 câu trả lời

Người kiểm duyệt nội dung có trách nhiệm xem xét, đánh giá và xóa nội dung vi phạm chính sách của công ty hoặc tiêu chuẩn ngành. Đây là một vai trò quan trọng đòi hỏi con mắt tinh tường về chi tiết và sự hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc kiểm duyệt nội dung của nền tảng. Người phỏng vấn hỏi câu hỏi này để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm của bạn trong loại vai trò này và để xác định xem bạn có đủ kỹ năng để thực hiện công việc hay không.

Cách trả lời:

Để trả lời câu hỏi này, bạn nên cung cấp thông tin chi tiết về trải nghiệm của mình với việc kiểm duyệt nội dung. Nói về bất kỳ vai trò nào trước đây bạn đảm nhiệm liên quan đến kiểm duyệt nội dung cũng như nền tảng hoặc công cụ bạn đã sử dụng cho vai trò đó. Giải thích những quy trình bạn đã tuân theo để đảm bảo nội dung tuân thủ chính sách của công ty hoặc tiêu chuẩn ngành. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trực tiếp nào về vai trò này, hãy nói về những trải nghiệm khác chứng tỏ khả năng xem xét và đánh giá nội dung của bạn một cách nhanh chóng và chính xác.

Ví dụ: “Tôi có hai năm kinh nghiệm làm người kiểm duyệt nội dung cho Tập đoàn XYZ. Tôi chịu trách nhiệm xem xét và kiểm duyệt nội dung do người dùng tạo trên trang web của họ, bao gồm hình ảnh, video, nhận xét và bài đăng. Tôi đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau để xác định nội dung không phù hợp hoặc gây khó chịu, vi phạm chính sách của công ty hoặc tiêu chuẩn ngành. Sau khi xác định được, tôi sẽ thực hiện hành động thích hợp bằng cách xóa nội dung hoặc gắn cờ nội dung đó để xem xét thêm. Sự chú ý đến từng chi tiết và khả năng đánh giá nhanh chóng lượng lớn nội dung đã giúp tôi đảm bảo nền tảng này luôn tuân thủ mọi quy định.”

Mô tả cách tiếp cận của bạn để kiểm duyệt nội dung do người dùng tạo trên nền tảng truyền thông xã hội.
1900.com.vn
Leader Content
Q: Mô tả cách tiếp cận của bạn để kiểm duyệt nội dung do người dùng tạo trên nền tảng truyền thông xã hội.
08/11/2023
1 câu trả lời

Kiểm duyệt nội dung là một công việc độc đáo và đầy thử thách, đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng giao tiếp cá nhân. Người phỏng vấn muốn biết bạn sẽ tiếp cận công việc này như thế nào, từ việc hiểu chính sách của công ty đến khả năng nhận biết và phản hồi các vi phạm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Họ cũng muốn biết rằng bạn hiểu tầm quan trọng của việc duy trì trải nghiệm người dùng tích cực trong khi vẫn đảm bảo nội dung được tôn trọng.

Cách trả lời:

Hãy nhớ giải thích trải nghiệm của bạn với việc kiểm duyệt nội dung, từ bất kỳ vai trò nào trước đây bạn từng đảm nhiệm cho đến bất kỳ công việc hoặc dự án tình nguyện nào bạn đã hoàn thành. Đề cập đến bất kỳ công cụ và kỹ thuật nào bạn đã sử dụng trước đây để kiểm duyệt nội dung, chẳng hạn như hệ thống tự động, đánh giá thủ công hoặc kết hợp cả hai. Mô tả cách bạn sẽ xử lý các tình huống khó khăn, chẳng hạn như khi người dùng vi phạm chính sách của công ty hoặc đăng nội dung xúc phạm. Cuối cùng, hãy nhấn mạnh cam kết của bạn trong việc cung cấp trải nghiệm tích cực cho người dùng đồng thời đảm bảo rằng tất cả nội dung đều được tôn trọng.

Ví dụ: “Phương pháp kiểm duyệt nội dung của tôi tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm tích cực cho người dùng trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn của công ty về nội dung tôn trọng và phù hợp. Tôi đã từng có kinh nghiệm làm việc với các hệ thống tự động và đánh giá thủ công, vì vậy tôi quen thuộc với cả hai phương pháp tiếp cận. Khi đối mặt với những tình huống khó khăn, chẳng hạn như khi người dùng vi phạm chính sách của công ty hoặc đăng nội dung xúc phạm, tôi áp dụng cách tiếp cận thông cảm và thấu hiểu trong khi vẫn thực thi các quy tắc. Mục tiêu của tôi là luôn đảm bảo rằng tất cả người dùng cảm thấy được tôn trọng và an toàn khi sử dụng nền tảng và tôi cố gắng đưa ra phản hồi nhanh chóng và hiệu quả đối với mọi vi phạm.”

Bạn xử lý các tình huống khó khăn như thế nào khi người dùng không tuân thủ các điều khoản dịch vụ của nền tảng?
1900.com.vn
Leader Content
Q: Bạn xử lý các tình huống khó khăn như thế nào khi người dùng không tuân thủ các điều khoản dịch vụ của nền tảng?
08/11/2023
1 câu trả lời

Người kiểm duyệt nội dung có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ các điều khoản dịch vụ của nền tảng. Điều này có nghĩa là họ cần có hiểu biết vững chắc về các quy tắc và quy định của nền tảng cũng như khả năng đưa ra quyết định trong các tình huống khó khăn. Bằng cách đặt câu hỏi này, người phỏng vấn đang cố gắng đánh giá khả năng suy nghĩ nhanh chóng và đưa ra quyết định sáng suốt của ứng viên khi đối mặt với những tình huống đầy thử thách.

Cách trả lời:

Để trả lời câu hỏi này, bạn nên nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh và chuyên nghiệp trong những tình huống khó khăn. Giải thích cách bạn đánh giá tình huống một cách khách quan để xác định xem người dùng có vi phạm điều khoản dịch vụ của nền tảng hay không. Mô tả cách bạn sẽ sử dụng kiến ​​thức của mình về các quy tắc và quy định của nền tảng để đưa ra quyết định sáng suốt về việc có nên thực hiện hành động chống lại người dùng hay không. Cuối cùng, giải thích cách bạn sẽ xử lý tình huống theo cách tôn trọng và lịch sự với tất cả các bên liên quan.

Ví dụ: “Khi người dùng không tuân theo các điều khoản dịch vụ của nền tảng, tôi sẽ lùi lại một bước và đánh giá tình hình một cách khách quan. Tôi xem xét các quy tắc và quy định của nền tảng để đảm bảo rằng người dùng vi phạm trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào. Nếu tôi xác định rằng họ thực sự vi phạm, tôi sẽ liên hệ trực tiếp với họ để giải thích lý do nội dung hoặc hành động của họ vi phạm điều khoản dịch vụ của nền tảng. Tôi luôn luôn chuyên nghiệp và lịch sự, đồng thời đảm bảo rằng các điều khoản dịch vụ được tuân thủ.”

Giải thích cách bạn sẽ phản hồi nếu người dùng đăng nội dung xúc phạm hoặc không phù hợp.
1900.com.vn
Leader Content
Q: Giải thích cách bạn sẽ phản hồi nếu người dùng đăng nội dung xúc phạm hoặc không phù hợp.
08/11/2023
1 câu trả lời

Người kiểm duyệt nội dung phải có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác khi kiểm duyệt nội dung. Câu hỏi này được thiết kế để đánh giá khả năng suy nghĩ của bạn và đưa ra quyết định trong những tình huống khó khăn. Người phỏng vấn muốn biết bạn sẽ phản ứng thế nào khi người dùng đăng nội dung nào đó đi ngược lại chính sách của công ty hoặc không phù hợp. Họ cũng muốn biết liệu bạn có hiểu tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc và hướng dẫn của công ty hay không.

Cách trả lời:

Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là đưa ra lời giải thích từng bước về cách bạn sẽ trả lời. Bạn nên giải thích rằng ưu tiên hàng đầu của bạn là xóa nội dung nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể, đồng thời tính đến mọi lo ngại về pháp lý hoặc an toàn. Ngoài ra, bạn nên đề cập rằng bạn sẽ liên hệ với người dùng đã đăng nội dung xúc phạm hoặc không phù hợp để thông báo cho họ lý do bài đăng của họ bị xóa và những bước họ cần thực hiện nếu muốn tiếp tục sử dụng nền tảng. Cuối cùng, bạn nên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các chính sách và nguyên tắc của công ty khi kiểm duyệt nội dung.


Ví dụ: “Nếu người dùng đăng nội dung xúc phạm hoặc không phù hợp, ưu tiên hàng đầu của tôi là xóa nội dung đó nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể. Tôi hiểu tầm quan trọng của việc tuân thủ các chính sách và nguyên tắc của công ty khi kiểm duyệt nội dung, vì vậy tôi cũng sẽ cân nhắc mọi lo ngại về pháp lý hoặc an toàn có thể phát sinh từ bài đăng. Sau khi nội dung bị xóa, tôi sẽ liên hệ với người dùng để thông báo cho họ lý do tại sao bài đăng của họ bị xóa và những bước họ cần thực hiện nếu muốn tiếp tục sử dụng nền tảng. Cuối cùng, tôi xin nhắc lại tầm quan trọng của việc tuân theo các quy tắc và nguyên tắc của chúng tôi nhằm đảm bảo một môi trường an toàn và tôn trọng cho tất cả người dùng.”

Câu hỏi thường gặp về Leader Content

Leader content thường là người đứng đầu trong việc xây dựng và điều hành chiến lược nội dung của một tổ chức hoặc một dự án. Họ có nhiệm vụ định hình chiến lược nội dung, lên kế hoạch, tạo nội dung sáng tạo và đảm bảo rằng nội dung đạt được mục tiêu kinh doanh và tương tác tốt với khách hàng. Leader content thường có kiến thức chuyên sâu về nội dung, kỹ năng lãnh đạo và khả năng tư duy chiến lược.

 

Các câu hỏi phỏng vấn Leader Content thường gặp là: 

  • Trách nhiệm của bạn với tư cách là người quản lý nội dung là gì? 
  • Bạn sử dụng chiến lược nào để thu hút lưu lượng truy cập vào nội dung của mình? 
  • Bạn đo lường mức độ thành công của nội dung của mình bằng cách nào? 
  • Làm thế nào để bạn đảm bảo rằng nội dung của bạn hấp dẫn và phù hợp với đối tượng mục tiêu?
  • Bạn sẽ tạo loại nội dung nào để thu hút khách hàng của chúng tôi?
  • Bạn cần xác định chiến lược Inbound Marketing của công ty chúng tôi, bạn sẽ bắt đầu từ đâu?
  • Bạn nghĩ mục tiêu của inbound marketing đối với một công ty là gì?
  • Theo bạn, một hoạt động inbound thực hiện bao lâu thì có kết quả?

Lộ trình thăng tiến nghề nghiệp của Leader Content bao gồm các vị trí sau: 

  • Thực tập sinh Content: dưới 1 năm kinh nghiệm
  • Nhân viên Content: 1 - 3 năm kinh nghiệm
  • Leader Content: 3 - 5 năm kinh nghiệm
  • Giám đốc nội dung: 5 năm trở lên

Để nâng cao thu nhập cho vị trí Leader Content, bạn cần làm theo các cách sau:

  • Làm mới bản thân, đọc nhiều và cập nhật nhiều thông tin hơn
  • Trang bị kiến thức sử dụng các công cụ hỗ trợ sáng tạo nội dung
  • Học hỏi, cập nhật kiến thức mỗi ngày
  • Không cam chịu
  • Lưu lại thành quả
  • Trau dồi các kỹ năng cần thiết
  • Rèn luyện khả năng sáng tạo và làm việc trong thời gian dài, liên tục
  • Rèn luyện sự kiên trì và không ngừng tích lũy kinh nghiệm

Bài viết xem nhiều