Công việc của Nhân Viên Khu Vui Chơi là gì?

Nhân viên khu vui chơi (Entertainment Staff) là những người chịu trách nhiệm trong các khu vực vui chơi, giải trí tại các khách sạn, resorts, khu nghỉ dưỡng… với công việc chính là đón tiếp, chỉ dẫn, phục vụ khách hàng sử dụng các dịch vụ trong phạm vi trách nhiệm, nhằm giúp các hoạt động giải trí diễn ra trơn tru và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Mô tả công việc của Nhân viên khu vui chơi 

Nhân viên khu vui chơi đóng vai trò quan trọng trong các khu vui chơi, bởi họ sẽ là những người đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Các nhiệm vụ chính của một Nhân viên khu vui chơi là:

Công việc đầu ca:

  • Họp đầu ca/giao ca để cập nhật thông tin và phân công/nhận việc theo phạm vi phụ trách

  • Thực hiện Checklist công việc, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ theo quy định tại từng vị trí

  • Dọn vệ sinh, thiết bị/công cụ, hạ tầng khu vực phục vụ khách và khu vực làm việc  

Chăm sóc khách hàng:

  • Tiếp đón và mời khách hàng tham gia trò chơi

  • Giới thiệu, hướng dẫn cách sử dụng đối với từng loại trò chơi cho khách hàng trong khu vực quản lý

  • Kịp thời hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của khách hàng trong quá trình tham gia vào trò chơi

  • Cập nhật số lượng khách tham gia sau mỗi lượt chơi

  • Nắm bắt xử lý kịp thời các sự cố xảy ra trong phạm vi phụ trách

Bảo đảm cơ sở vật chất trong phạm vi phụ trách:

  • Vệ sinh trò chơi/mô hình, máy games, thiết bị/công cụ trong quá trình phục vụ khách

  • Duy trì đầy đủ hệ thống bảng nội quy trò chơi, biển chức năng, cảnh báo, chỉ dẫn, bảng biển thông tin tại khu vực trò chơi/thiết bị phục vụ khách.

  • Kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị sau khi kết thúc ca làm việc

Các công việc khác:

  • Phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức, kiểm soát các chương trình giải trí, sự kiện cho khách,  cung cấp các thông tin liên quan đến khu vui chơi và khu du lịch đến với du khách

  • Thực hiện đặt thông báo bảo dưỡng, di chuyển khách và báo ngay CBQL để khắc phục kịp thời khi phát hiện trò chơi/thiết bị bị lỗi hoạt động

  • Tham gia đầy các cuộc họp của bộ phận, báo cáo những phản hồi ghi nhận từ khách hàng.

  • Nhiệt tình tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ khi được tạo điều kiện

  • Thực hiện các công việc khác khi cấp trên yêu cầu

Bằng cấp Không yêu cầu
Công việc/Cuộc sống
3.6 ★
Khoảng lương năm 97,5-130 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,5 ★
Số năm kinh nghiệm 0 - 1 năm

Nhân Viên Khu Vui Chơi có mức lương bao nhiêu?

97,5-130 triệu /năm
Tổng lương
90-120 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
7,5-10 triệu
/năm

Lương bổ sung

97,5-130 triệu

/năm
97,5 M
130 M
85,5 M 156 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Nhân Viên Khu Vui Chơi

Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên Khu Vui Chơi, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

OOP Developer
117 - 195 triệu/năm
Bình luận viên
156 - 195 triệu/năm
Người dẫn chương trình
104 - 156 triệu/năm
Nhân Viên Khu Vui Chơi

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
42%
2 - 4
32%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Khu Vui Chơi?

Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên khu vui chơi 

Tuỳ vào quy mô công ty và ngân sách chi trả lương, nhà tuyển dụng có những yêu cầu khác nhau với một Nhân viên khu vui chơi. Thông thường, ứng viên phải đáp ứng được các tiêu chí như:

Kiến thức chuyên môn

  • Tốt nghiệp THPT/ trung cấp trở lên.

  • Tối thiểu 1 năm kinh nghiệm trong các công việc chăm sóc khách hàng, vận hàng

Kỹ năng giao tiếp và phục vụ chuyên nghiệp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cơ bản mà nhân viên khu vui chơi cần phải có, đặc biệt đối tượng khách hàng của khu vui chơi là các em nhỏ, những nhận thức đầu đời của các em là vô cùng quan trọng. Khi khách bước vào khu vui chơi, hãy mỉm cười, niềm nở đón khách; tư vấn và bán vé vào khu vui chơi, giới thiệu qua các trò chơi dùng xu, xèng để khách hàng có thể lựa chọn mua thêm với một thái độ lịch sự, giọng điệu dễ nghe, phát âm rõ ràng.

Và nhân viên khu vui chơi  cũng phải biết cách “giao tiếp bằng ánh mắt” để tạo được sự kết nối với khách hàng vì bạn là cầu nối để giúp khách hàng hiểu và biết hết những gì mà khu vui chơi hiện đang có thông qua giao tiếp.

Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng

Có rất nhiều khách hàng đi tới khu vui chơi mà không biết mình thích chơi trò chơi gì? Lúc này họ sẽ cần được những lời tư vấn từ nhân viên khu vui chơi. Tuy nhiên để nắm bắt được tâm lý khách hàng là một việc hết sức khó khăn nhưng nếu các nhân viên khu vui chơi  chăm chỉ làm việc, lắng nghe và cảm nhận những gì khách hàng muốn thì có thể sở hữu được kỹ năng này

Đối tượng khách hàng chính của khu vui chơi chủ yếu là ở tuổi mầm non và thiếu niên nên các em có những sở thích, yêu cầu khác nhau, … do đó, nếu nắm bắt được tâm lý của họ thì đồng nghĩa với việc sẽ nâng cao được chất lượng phục vụ và uy tín khu vui chơi.

Kỹ năng xử lý tính huống

Nhân viên khu vui chơi cần phải có kỹ năng xử lý tình huống để tránh gây ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu của khu vui chơi. Mặt khác, trong quá trình phục vụ và vận hành khu vui chơi thì những sai sót xảy ra là không tránh khỏi. Dù lỗi sai ở khu vui chơi hay do khách hàng các nhân viên phải luôn nhớ rằng: Khách hàng luôn luôn đúng để xử lý các tình huống thật linh hoạt và mềm mỏng.

Các nhân viên phải để quyền lợi của khách hàng lên làm đầu và cố xử lý tình huống sao cho vừa lòng khách mà vẫn không làm thiệt hại quá nhiều tới khu vui chơi .

Kỹ năng học hỏi

Hiện tại, với sự hỗ trợ phần mềm quản lý bán hàng giúp cho các khu vui chơi có thể phục vụ nhanh chóng và hạn chế mắc phải các lỗi hơn. Do vậy, kỹ năng học hỏi là kỹ năng vô cùng cần thiết đối với các nhân viên khu vui chơi .

Các nhân viên cần không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức để có thể dễ dàng làm quen được các phần mềm quản lý bán hàng, điều này không chỉ làm các nhân viên hoàn thành tốt công việc mà còn tăng kinh nghiệm riêng cho cá nhân họ.

Kỹ năng quan sát

Đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết cho công việc của nhân viên khu vui chơi. Họ phải quan sát để biết được các khách hàng thích chơi trò nào, hướng dẫn khách hàng cách chơi, quan sát để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Qua đó, nhân viên sẽ biết được khách cần hỗ trợ gì trong khi vui chơi hay không, khách có lấy nhầm áo dép, đồ của người khác trong tủ đồ hay không… để từ đó có những bước ứng xử phù hợp.

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên khu vui chơi 

Mức lương của một Nhân viên khu vui chơi tại Việt Nam khoảng từ 5 - 8 triệu VND/tháng. Mức lương có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc cụ thể, khu vực địa lý và công ty mà bạn làm việc.

  • Đối với Nhân viên khu vui chơi trẻ em, mức lương sẽ từ 6 - 8 triệu VND/tháng.

  • Đối với Nhân viên khu vui chơi ở Trung tâm thương mại, mức lương sẽ từ 5 - 7 triệu VND/tháng.

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Nhân viên thu ngân khu vui chơi

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Nhân viên thu ngân khu vui chơi. Nhiệm vụ chính của nhân viên là tương tác với khách hàng và hiểu về quy trình thanh toán. Bạn sẽ học cách làm việc trong môi trường công ty và xây dựng kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ.

Từ 2 - 3 năm: Nhân viên an ninh khu vui chơi

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 3 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Nhân viên an ninh khu vui chơi. Vai trò của bạn là đảm bảo rằng mọi hoạt động trong khu vui chơi đều an toàn và tuân thủ các quy tắc an ninh. Bạn sẽ tham gia vào việc xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định của khách hàng.

Từ 3 - 5 năm: Quản lý bộ phận

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý bộ phận, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn sẽ tăng cường quản lý nhóm nhân viên và đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng. Bạn sẽ quản lý các hoạt động trong một phạm vi khu vui chơi cụ thể.

Từ 5 - 7 năm: Quản lý khu vui chơi

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý khu vui chơi. Vai trò của Quản lý khu vui chơi là quản lý quản lý nhóm nhân viên, giám sát các hoạt động hàng ngày và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Bạn sẽ chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng và phát triển chiến lược kinh doanh cho khu vui chơi.

Từ 7 - 9 năm: Giám đốc khu vui chơi

Sau khoảng thời gian này, bạn có thể tiến lên vị trí Giám đốc khu vui chơi. Với vai trò này, bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo chiến lược, phát triển kế hoạch kinh doanh và đảm bảo hoạt động hiệu quả của toàn bộ khu vui chơi.

Đánh giá, chia sẻ về Nhân Viên Khu Vui Chơi

Các Nhân Viên Khu Vui Chơi chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Nhân Viên Khu Vui Chơi

Bạn có thấy thoải mái khi làm việc trong môi trường có nhịp độ nhanh không?
1900.com.vn
Nhân Viên Khu Vui Chơi
Q: Bạn có thấy thoải mái khi làm việc trong môi trường có nhịp độ nhanh không?
29/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: “Chắc chắn rồi. Tôi phát triển mạnh trong một môi trường có nhịp độ nhanh và có nhiều kinh nghiệm làm việc nhanh chóng và hiệu quả dưới áp lực. Ở vai trò trước đây, tôi chịu trách nhiệm quản lý các sự kiện với thời hạn chặt chẽ và đảm bảo rằng mọi nhiệm vụ đều được hoàn thành đúng thời hạn. Tôi tự tin rằng tôi có thể xử lý loại khối lượng công việc tương tự ở đây.

Tôi cũng hiểu tầm quan trọng của việc đa nhiệm và luôn ngăn nắp khi nói đến công việc của nhân viên sự kiện. Tôi có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ và giao trách nhiệm khi cần thiết để đảm bảo mọi thứ được thực hiện chính xác và đúng tiến độ. Kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ của tôi giúp tôi kết nối với các thành viên khác trong nhóm và thông báo cho mọi người về tiến trình và những thay đổi.”

Một số sự kiện yêu thích của bạn khi làm việc là gì?
1900.com.vn
Nhân Viên Khu Vui Chơi
Q: Một số sự kiện yêu thích của bạn khi làm việc là gì?
29/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: “Sự kiện công việc là một trong những việc tôi yêu thích nhất. Tôi yêu năng lượng và sự phấn khích đi kèm với mỗi sự kiện. Loại sự kiện làm việc yêu thích của tôi là những sự kiện liên quan đến âm nhạc, chẳng hạn như các buổi hòa nhạc hoặc lễ hội. Tôi thích có thể giúp tạo ra bầu không khí tuyệt vời cho khách và đảm bảo mọi người đều có khoảng thời gian thú vị. Tôi cũng có kinh nghiệm tổ chức các sự kiện của công ty, những công việc đòi hỏi sự chú ý nhiều hơn đến chi tiết và tổ chức. Tôi tự hào về việc đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả để sự kiện diễn ra suôn sẻ. Cho dù tôi đang tổ chức loại sự kiện nào, tôi luôn cố gắng cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc và đảm bảo tất cả khách đều cảm thấy được chào đón và chăm sóc.”

Bạn sẽ xử lý một khách hàng khó tính như thế nào?
1900.com.vn
Nhân Viên Khu Vui Chơi
Q: Bạn sẽ xử lý một khách hàng khó tính như thế nào?
29/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: “Tôi hiểu tầm quan trọng của việc cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc, ngay cả trong những tình huống khó khăn. Nếu tôi gặp phải một khách hàng khó tính, cách tiếp cận đầu tiên của tôi là giữ bình tĩnh và chuyên nghiệp. Tôi tin rằng bằng cách giữ bình tĩnh và thấu hiểu, tôi có thể giúp giảm leo thang mọi tình huống.

Nếu cần, tôi sẽ dành thời gian lắng nghe cẩn thận mối quan tâm của họ và cố gắng tìm ra giải pháp đáp ứng nhu cầu của cả hai chúng tôi. Tôi nhận thấy rằng cách tiếp cận này thường thành công trong việc giải quyết xung đột một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, tôi cũng thoải mái đề xuất các giải pháp thay thế nếu cần.”

Kinh nghiệm của bạn khi làm việc với công nghệ sự kiện là gì?
1900.com.vn
Nhân Viên Khu Vui Chơi
Q: Kinh nghiệm của bạn khi làm việc với công nghệ sự kiện là gì?
29/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: “Tôi có nhiều kinh nghiệm làm việc với công nghệ tổ chức sự kiện. Tôi đã từng tổ chức nhiều sự kiện khác nhau, từ các cuộc họp công ty nhỏ đến các hội nghị và lễ hội quy mô lớn. Trong các vai trò trước đây của tôi, tôi chịu trách nhiệm thiết lập và khắc phục sự cố thiết bị âm thanh/hình ảnh cũng như quản lý các khía cạnh kỹ thuật của phát trực tiếp và phát sóng trên web. Tôi cũng quen với việc sử dụng các phần mềm như Zoom, WebEx và Microsoft Teams để hỗ trợ các sự kiện ảo.

Ngoài ra, tôi có kinh nghiệm làm việc với hệ thống bán vé, nền tảng đăng ký và các công cụ kỹ thuật số khác được sử dụng trong lập kế hoạch sự kiện. Tôi hiểu cách sử dụng những công nghệ này để đảm bảo khách hàng có được trải nghiệm thú vị và liền mạch. Cuối cùng, tôi cảm thấy thoải mái với việc nghiên cứu các công nghệ mới và học cách sử dụng chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả.”

Câu hỏi thường gặp về Nhân Viên Khu Vui Chơi

Nhân viên khu vui chơi (Entertainment Staff) là những người chịu trách nhiệm trong các khu vực vui chơi, giải trí tại các khách sạn, resorts, khu nghỉ dưỡng… với công việc chính là đón tiếp, chỉ dẫn, phục vụ khách hàng sử dụng các dịch vụ trong phạm vi trách nhiệm, nhằm giúp các hoạt động giải trí diễn ra trơn tru và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Mức lương của một Nhân viên khu vui chơi tại Việt Nam khoảng từ 5 - 8 triệu VND/tháng. Mức lương có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc cụ thể, khu vực địa lý và công ty mà bạn làm việc.

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của vị trí Nhân Viên Khu Vui Chơi là:

  • Theo bạn, Nhân viên khu vui chơi là gì?
  • Vì sao bạn muốn trở thành Nhân viên khu vui chơi?
  • Nhân viên khu vui chơi làm công việc gì?
  • Bạn nghĩ đội ngũ nhân viên tư vấn của chúng tôi có thể làm gì để cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng?
  • Tại sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì những ứng viên khác?
  • Mức lương mà bạn mong muốn nhận được khi làm việc tại công ty chúng tôi là bao nhiêu?
  • Để kết thúc buổi phỏng vấn, bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?

Vị trí này có lộ trình thăng tiến rõ ràng, cụ thể từ những vị trí thấp, ít kinh nghiệm đến các vị trí cao hơn.

  • Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Nhân viên thu ngân khu vui chơi
  • Từ 2 - 3 năm: Nhân viên an ninh khu vui chơi
  • Từ 3 - 5 năm: Quản lý bộ phận
  • Từ 5 - 7 năm: Quản lý khu vui chơi
  • Từ 7 - 9 năm: Giám đốc khu vui chơi

Đánh giá (review) của công việc Nhân Viên Khu Vui Chơi được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc. 

Bài viết xem nhiều