Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh quốc tế
Nhân viên kinh doanh quốc tế là người tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới và làm việc với đối tác nước ngoài. Nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này, chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh quốc tế sẽ giúp bạn thêm tự tin và tăng cơ hội thành công có được công việc mơ ước. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn bạn tham khảo:
Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh quốc tế về chuyên môn
Câu 1: Đối với môi trường kinh doanh quốc tế xa lạ và khó khảo sát thực tiễn, bạn làm thế nào để xác định và tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng? Trong trường hợp sản phẩm của công ty chúng tôi, bạn nghĩ đâu là cách tiếp cận hiệu quả nhất?
Đây là một trong những câu hỏi hay nhất nhưng cũng khó nhất trong cuộc phỏng vấn Nhân viên kinh doanh quốc tế. Tuỳ thuộc vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp mà bạn đưa ra những đánh giá cụ thể, chính xác. Nhìn chung, đối với môi trường kinh doanh quốc tế xa lạ, cách xác định đối tượng khách hàng tiềm năng thường được tiến hành dựa trên điều tra thị trường qua số liệu, phân tích bối cảnh và thậm chí là các đối thủ cạnh tranh - cả bản địa và nước ngoài.
Cách tiếp cận hiệu quả nhất của doanh nghiệp sẽ dựa trên phân tích thị trường và phân khúc mục tiêu của sản phẩm đó cũng như định hướng mở rộng của công ty.
Gợi ý trả lời: "Ở thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, không phải lúc nào cách tiếp cận trực tiếp cũng là tốt nhất, đặc biệt là khi kinh doanh trong môi trường quốc tế. Có nhiều công cụ để hỗ trợ nghiên cứu, phân tích dữ liệu về thị trường, khách hàng tiềm năng như [kể tên một số phần mềm]. Tôi cũng đánh giá cao những đóng góp của bộ phận marketing trong việc tìm kiếm và phân tích thông tin, xác định chính xác phân khúc và đặc điểm của đối tượng khách hàng, từ đó hỗ trợ cho các chuyên viên kinh doanh quốc tế".
Câu 2: Bạn đánh giá đối tượng khách hàng của chúng tôi là ai và bạn có những đề xuất gì để tăng thị phần?
Với câu hỏi này, người phỏng vấn muốn đánh giá về sự chuẩn bị của ứng viên. Họ muốn xem bạn đã tìm hiểu về công ty hay chưa: về sản phẩm, đối tượng khách hàng, mức giá cả, vị trí trên thị trường,... Do đó, nếu đã đọc và phân tích trước cuộc phỏng vấn, bạn hoàn toàn có khả năng trả lời đầy đủ, hợp lý.
Bên cạnh đó, phương pháp tăng thị phần phần nhiều phụ thuộc vào tình hình kinh doanh thực tiễn của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể trình bày dựa trên kinh nghiệm làm việc và tư duy sáng tạo của bản thân
Gợi ý trả lời: "Tôi đã tiến hành một số nghiên cứu từ về công ty ngay từ trước khi gửi CV ứng tuyển và cảm thấy rằng, đối tượng khách hàng của công ty mình là người dùng trung niên, phổ biến trong khoảng 40 - 60 tuổi vì sản phẩm là thực phẩm chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tôi thì có thể cân nhắc nhắm vào đối tượng khách hàng từ 25 - 40 tuổi vì họ cũng sẽ là những người sẵn sàng chi tiền để chăm sóc, quan tâm, bảo vệ sức khỏe cho cha mẹ, ông bà mình".
Câu 3: Theo bạn, một Nhân viên kinh doanh quốc tế có cần có sự am hiểu văn hoá đối với thị trường mục tiêu hay không?
Công việc của nhân viên kinh doanh nói chung, Nhân viên kinh doanh quốc tế nói riêng yêu cầu bạn phải thường xuyên trao đổi, giao tiếp với người nước ngoài. Tùy vào thị trường mục tiêu của công ty, khách hàng và đối tác của bạn có thể khác nhau nhưng chắc chắn nền văn hoá, cách ứng xử của họ luôn có sự khác biệt so với môi trường trong nước. Để giao tiếp thành công và hợp tác lâu dài, bạn nên học hỏi, trau dồi để ghi nhớ những khác biệt, những điều cần lưu ý trong giao tiếp hoặc đề nghị.
Gợi ý trả lời: "Không thể phủ nhận rằng đối tượng khách hàng ở mỗi quốc gia sẽ có đặc thù riêng, tùy theo văn hóa, ngôn ngữ, khu vực địa lý mà sở thích, thói quen mua sắm cũng thay đổi. Theo tôi, chuyên viên kinh doanh quốc tế buộc phải có nền tảng kiến thức cơ bản về văn hóa, con người ở thị trường mục tiêu vì chỉ khi thực sự hiểu họ, mình mới có thể có cách tiếp cận, tư vấn và thuyết phục hợp lý. Đánh trúng tâm lý người tiêu dùng là yêu cầu tối thiểu để thành công, cho dù kinh doanh ở đâu, với mặt hàng, dịch vụ nào".
Câu 4: Trong trường hợp bạn phụ trách hoạt động kinh doanh tại thị trường quốc tế mới của công ty và gặp phải khó khăn khi giao tiếp với khách hàng bản địa vì vấn đề ngoại ngữ, bạn giải quyết ra sao?
Nhân viên kinh doanh quốc tế bắt buộc phải thành thạo một ngoại ngữ (thường là tiếng Anh). Tuy nhiên, bạn có thể phải làm việc với đối tác, khách hàng ở các quốc gia không nói tiếng Anh và khả năng ngoại ngữ của họ cũng có hạn. Lúc này, vấn đề giao tiếp có thể xảy ra vì hai bên không thực sự hiểu được ý của đối phương.
Một số cách giải quyết mà bạn có thể xem xét: đề nghị trao đổi kỹ lưỡng hơn bằng văn bản hoặc nhờ sự hỗ trợ từ đồng nghiệp giỏi ngôn ngữ của đối phương.
Gợi ý trả lời: "Ngoại ngữ là một rào cản đáng kể nếu muốn kinh doanh hiệu quả ở môi trường quốc tế. Ai cũng biết tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, nhưng ở một số thị trường thì khách hàng có trình độ tiếng Anh cũng không trôi chảy. Việc của chuyên viên kinh doanh quốc tế là biết ngoại ngữ, tốt nhất là ngoài tiếng Anh thì cần giao tiếp thành thạo ngôn ngữ bản địa. Ở giai đoạn đầu tiên, tôi có thể buộc phải nhờ đến sự trợ giúp của biên phiên dịch. Sau đó, tôi cũng sẽ tham gia các khóa học trực tuyến để ít nhất có thể giao tiếp cả bằng lời nói và văn bản bằng ngôn ngữ của quốc gia đó".
Câu 5: Nhân viên kinh doanh quốc tế có thể phải đi công tác nước ngoài trong thời gian dài, bạn có thoải mái với môi trường bên ngoài văn phòng hay không?
Nhà tuyển dụng muốn đánh giá sự sẵn sàng và đam mê, quyết tâm của ứng viên. Một Nhân viên kinh doanh quốc tếgiỏi thường tham vọng, cạnh tranh, lăn xả và kiên định với mục tiêu của mình: mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc khách hàng cũ và cuối cùng là tăng doanh thu.
Gợi ý trả lời: "Có thể nói, đây là lợi thế đáng kể của tôi khi ứng tuyển chuyên viên kinh doanh quốc tế vì tôi còn trẻ, chưa lập gia đình lại vốn tính năng động, hướng ngoại. Thay vì nói là phải đi công tác xa nhà, tôi thích được gọi là được đi công tác, mở mang kiến thức ở nước ngoài hơn. Tôi sẵn sàng cho mọi kế hoạch, dự án và biết cách cân bằng tốt, thích nghi nhanh cho dù phải thường xuyên thay đổi môi trường làm việc".
Những lưu ý khi phỏng vấn vị trí Nhân viên kinh doanh quốc tế
Nắm rõ kiến thức về kinh doanh quốc tế
Trước khi tham gia phỏng vấn, hãy nắm vững kiến thức về thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, luật pháp liên quan và các khía cạnh kinh doanh quốc tế. Điều này giúp bạn thể hiện sự chuyên môn và sẵn sàng cho công việc.
Thể hiện khả năng giao tiếp đa dạng
Làm việc trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế yêu cầu khả năng giao tiếp với người từ nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau. Trong phỏng vấn, thể hiện khả năng giao tiếp hiệu quả, sự linh hoạt và sự tôn trọng đối với đa dạng văn hóa.
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế
Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc hoặc sống ở nước ngoài, hãy chia sẻ những kinh nghiệm này để thể hiện sự hiểu biết về thế giới quốc tế và khả năng thích nghi với môi trường mới.
Sự sẵn sàng học hỏi
Lĩnh vực kinh doanh quốc tế thường biến đổi nhanh chóng. Đảm bảo rằng bạn thể hiện sự sẵn sàng học hỏi và thích ứng với những thay đổi trong ngành.
Tóm tắt kỹ năng quan trọng
Đảm bảo rằng bạn tóm tắt những kỹ năng quan trọng như quản lý dự án, khả năng đàm phán, xử lý xung đột và khả năng làm việc dưới áp lực.
Nắm vững tiếng Anh và ngôn ngữ ngoại khác
Kiến thức về tiếng Anh là quan trọng, và nếu công việc yêu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ ngoại khác, hãy nắm vững cả ngôn ngữ đó.
Đặt câu hỏi
Đừng ngần ngại đặt câu hỏi về công việc, tổ chức và ngành nghề. Điều này cho thấy sự quan tâm và tìm hiểu của bạn về vị trí và môi trường làm việc.
Thể hiện sự đam mê và tầm nhìn
Chia sẻ tầm nhìn của bạn về tương lai và sự đam mê trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Điều này có thể ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Thực hành câu chuyện thành công
Chuẩn bị những câu chuyện về những thành công hoặc thách thức mà bạn đã trải qua trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Câu chuyện này giúp minh họa kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.
Câu hỏi phỏng vấn
Đối với môi trường kinh doanh quốc tế xa lạ và khó khảo sát thực tiễn, bạn làm thế nào để xác định và tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng? Trong trường hợp sản phẩm của công ty chúng tôi, bạn nghĩ đâu là cách tiếp cận hiệu quả nhất?
↳
Đây là một trong những câu hỏi hay nhất nhưng cũng khó nhất trong cuộc phỏng vấn nhân viên kinh doanh quốc tế. Tuỳ thuộc vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp mà bạn đưa ra những đánh giá cụ thể, chính xác. Nhìn chung, đối với môi trường kinh doanh quốc tế xa lạ, cách xác định đối tượng khách hàng tiềm năng thường được tiến hành dựa trên điều tra thị trường qua số liệu, phân tích bối cảnh và thậm chí là các đối thủ cạnh tranh - cả bản địa và nước ngoài.
Cách tiếp cận hiệu quả nhất của doanh nghiệp sẽ dựa trên phân tích thị trường và phân khúc mục tiêu của sản phẩm đó cũng như định hướng mở rộng của công ty.
Bạn đánh giá đối tượng khách hàng của chúng tôi là ai và bạn có những đề xuất gì để tăng thị phần?
Ý kiến của bạn về tầm quan trọng của việc học hỏi trong kinh doanh là gì?
Hãy giải thích một điều gì đó…?
Bạn sẽ làm gì khi không hoàn thành doanh số tháng hoặc không có khách hàng hài lòng?
Bạn sẽ tiếp cận chu kỳ bán hàng ngắn hạn và chu kỳ bán hàng lâu dài như thế nào?
Khi nào bạn ngừng theo đuổi một khách hàng?
Bạn thoải mái nhất khi bán cho ai và vì sao?
Điều bạn yêu thích nhất trong quá trình bán hàng là gì?
Điều gì sẽ là động lực cho bạn?
Đích đến cuối cùng trong sự nghiệp của bạn là gì?
Bạn hãy nêu ra 3 tính từ mà một cựu khách hàng đã sử dụng để mô tả về bạn?
Làm thế nào để bạn giữ nụ cười trên khuôn mặt của bạn trong một ngày?
Điều gì khiến bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng?
Đã bao giờ bạn thất bại và làm thế nào để bạn giải quyết nó?
Bạn nghĩ công ty/đội ngũ bán hàng của chúng tôi có thể làm gì để cải thiện tốt hơn?
Bạn dành bao nhiêu thời gian nuôi dưỡng khách hàng so với “săn” khách hàng mới, tại sao?
Bạn đã bao giờ hỏi một khách hàng tiềm năng nhưng không mua hàng từ bạn để nghe giải thích vì sao bạn thất bại trong hợp đồng đó? Họ nói gì và bạn học được kinh nghiệm gì từ đó?
Bạn nghĩ phương tiện truyền thông xã hội có vai trò gì trong quá trình bán hàng của bạn?
Bạn nghĩ sao về sự hợp tác trong một đội ngũ bán hàng?