Trình bày định nghĩa tri giác và các quy luật cơ bản của tri giác. Cho ví dụ minh họa với từng quy luật?
1. Định nghĩa tri giác
- Khác với cảm giác, tri giác là một mức độ mới của nhận thức cảm tính.
- Nó không phải là tổng thể các thuộc tính riêng lẻ mà là một sự phản ánh sự vật hiện tượng nói chung trong tổng hòa các thuộc tính của nó.
VD: Nếu cho phép người bạn nắm bàn tay lại và sờ bóp sự vật thì người bạn có thể nói được sự vật ấy là cái gì, tức đã phản ánh sự vật đang tác động một cách trọn vẹn.
➔ Tri giác là một quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
2. Các quy luật cơ bản của tri giác
a) Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật hiện tượng nhất định của thế giới bên ngoài.
- Tính đối tượng của tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan/ chân thực/ của tri giác và nó được hình thành/ do sự tác động của sự vật hiện tượng xung quanh/ vào giác quan con người/ trong hoạt động/ vì những nhiệm vụ thực tiễn.
- Vai trò: là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người.
- Ví dụ: trẻ nhỏ nhận thức được sự vật tồn tại độc lập với cơ quan cảm giác, trong giai đoạn hành động với đồ vật, trẻ phát triển các chức năng tâm lý mới: biết cách sử dụng đồ vật, hoạt động có mục đích, sử dụng đồ vật theo những mục đích xác định.
b) Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Tri giác của con người không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật hiện tượng đa dạng đang tác động mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh tức là tách vật nào đó ra khỏi các vật xung quanh nói lên tính tích cực của tri giác
- Sự lựa chọn của tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể thay đổi cho nhau, tùy thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện xung quanh tri giác.
- Quy luật này có nhiều ứng dụng trong thực tế như kiến trúc, trang trí, ngụy trang và trong dạy học như thay đổi màu sắc chữ viết, gạch chân để nhấn mạnh…
Ví dụ: sự tri giác những bức tranh hai nghĩa
- Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan:
- Yếu tố khách quan: những đặc điểm của kích thích (cường độ, nhịp độ vận động, sự tương phản ...), đặc điểm của các điều kiện bên ngoài khác (khoảng cách từ vật đến ta, độ chiếu sáng của vật ...), sự tác động bằng ngôn ngữ của người khác. Ví dụ: hoạt động quảng cáo, nghệ thuật bán hàng dựa trên đặc điểm khách quan này để thu hút sự tri giác không chủ định của khách hàng.
- Yếu tố chủ quan: Tình cảm, xu hướng, nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm, tính chất nghề nghiệp,...
Ví dụ: hoạt động kinh doanh, quảng cáo phải chú ý những đặc điểm này của khách hàng để tạo ra sản phẩm phù hợp
c) Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
- Tri giác ở người gắn chặt với tư duy, với bản chất của sự vật hiện tượng
- Tri giác diễn ra có ý thức ➔ gọi được tên của sự vật hiện tượng đang trí giác ở trong óc, xếp được chúng vào một nhóm, một lớp sự vật hiện tượng nhất định, khái quát vào những từ xác định.
- Việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh gắn liền với việc hiểu ý nghĩa và tên gọi của nó.
- Từ đây, có thể thấy vì sao phải bảo đảm việc tri giác những tài liệu cảm tính và dùng ngôn ngữ truyền đạt đầy đủ, chính xác trong dạy học.
d) Quy luật về tính ổn định của tri giác
- Sự vật hiện tượng được tri giác ở những vị trí và điều kiện khác nhau nên bộ mặt của chúng luôn thay đổi.
- Các quá trình tri giác cũng được thay đổi một cách tương ứng, nhưng do khả năng bù trừ của hệ thống tri giác (các cơ quan phân tích tham gia) nên ta vẫn tri các sự vật hiện tượng ổn định về hình dáng, kích thước, màu sắc… Tri giác có tính ổn định
- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng không thay đổi/ khi điều kiện tri giác thay đổi.
Ví dụ: Trước mặt ta là em bé, xa hơn là ông già. Trên võng mạc ta có hình ảnh đứa bé lớn hơn hình ảnh ông già, nhưng ta vẫn tri giác được rằng ông già lớn hơn đứa bé.
- Tính ổn định của tri giác được hình thành trong hoạt động và đối tượng là một điều kiện cần thiết để định hướng trong đời sống và trong hoạt động của con người giữa thế giới đa dạng và biến đổi này.
e) Quy luật tổng giác
- Tri giác còn bị quy định bởi một loạt nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác như: thái độ, nhu cầu, hứng thú, sở thích , tình cảm, mục đích, động cơ…
- Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lí con người, vào đặc điểm nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác. Điều này chứng tỏ ta có thể điều khiển được tri giác
- Trong dạy học và giáo dục: cần phải tính đến kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh, xu hướng, hứng thú và tâm thế của họ, đồng thời việc cung cấp tri thức, kinh nghiệm, giáo dục niềm tin, nhu cầu…cho học sinh sẽ làm cho sự tri giác hiện thực của hs tinh tế, súc tích hơn.
f) Ảo giác
- Trong thực tế với một số trường hợp có những điều kiện xác định, tri giác có thể không cho ta hình ảnh đúng về sự vật. Hiện tượng này gọi là ảo ảnh thị giác, hay gọi là ảo giác.
- Ảo ảnh là tri giác không đúng, bị sai lệch. Những hiện tượng tri giác này tuy không nhiều nhưng có tính chất quy luật.
- Tính sai lầm của ảo giác cũng như tính chân thực của tri giác được kiểm tra bằng thực tế. Ta có thể dùng cách đo đạc để xác định tính đúng đắn của những trường hợp ảo ảnh nêu trên.
- Người ta lợi dụng ảo giác và trong kiến trúc, hội họa, trang trí, phục trang…để phục vụ cho cuộc sống con người.
Ví dụ: Áp dụng hiện tượng ảo ảnh tri giác trong nghệ thuật quảng cáo, hội họa, trang trí, trang điểm hóa trang cho diễn viên khi lên sân khấu, nghệ thuật bán hàn.
Xem thêm câu hỏi ôn tập khác
Câu 1: Trình bày đối tượng, nhiệm vụ và nêu các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm lý học?
Câu 2: Trình bày định nghĩa tâm lý người và phân tích mối quan hệ giữa não và tâm lý con người?
Câu 3: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể?"
Câu 4: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử?"
Câu 5: Trình bày định nghĩa về hoạt động và lý giải tại sao tâm lý của người lại được hình thành thông qua hoạt động?
Câu 6: Hãy trình bày định nghĩa về giao tiếp và phân loại các hình thức giao tiếp cơ bản của con người. Lợi ích và các nguy cơ trong việc giao tiếp qua mạng xã hội?
Câu 7: Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý người?
Câu 8: Trình bày định nghĩa cảm giác và các quy luật cơ bản của cảm giác. Cho ví dụ minh họa với từng quy luật?
Câu 10: Trình bày định nghĩa tư duy và các đặc điểm cơ bản của tư duy? Phân tích vai trò của tư duy với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?
Câu 11: Trình bày định nghĩa tưởng tượng và các đặc điểm cơ bản của tưởng tượng? Phân tích vai trò của tưởng tượng với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?
Câu 12: Trình bày định nghĩa trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ. Làm thế nào để ghi nhớ và lưu giữ tài liệu một cách hiệu quả?
Câu 13: Trình bày định nghĩa và đặc điểm của tình cảm? Phân tích các quy luật cơ bản của tình cảm? Nêu việc vận dụng từng quy luật trong định nghĩa đời sống?
Câu 14: Trình bày định nghĩa ý chí? Phân tích các phẩm chất cơ bản của ý chí? Cho ví dụ minh họa với từng phẩm chất?
Câu 15: Trình bày đặc điểm của hai loại hành động tự động hóa là thói quen và kỹ xảo? Nêu các quy luật cơ bản hình thành kỹ xảo và việc vận dụng từng quy luật trong thực tiễn đời sống?
Câu 16: Trình bày khái niệm về nhân cách và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách?
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh tâm lý mới nhất
Việc làm cộng tác viên tư vấn tâm lý học đường
Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?
Được cập nhật 28/03/2024
484 lượt xem