Trình bày định nghĩa trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ. Làm thế nào để ghi nhớ và lưu giữ tài liệu một cách hiệu quả? | Câu hỏi ôn tập môn Tâm lý học đại cương | Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn

Trình bày định nghĩa trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ. Làm thế nào để ghi nhớ và lưu giữ tài liệu một cách hiệu quả? Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Trình bày định nghĩa trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ. Làm thế nào để ghi nhớ và lưu giữ tài liệu một cách hiệu quả?

1. Định nghĩa trí nhớ

- Trí nhớ là sự ghi lại, giữ lại và tái hiện những gì cá nhân thu được trong hoạt động sống của mình.

- Trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lí con người.

- Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lí bình thường, ổn định, lành mạnh.

2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ

a) Sự ghi nhớ

  • Sự ghi nhớ là một quá trình trí nhớ/ đưa tài liệu nào đó/ vào ý thức, gắn tài liệu đó/ với những kiến thức hiện có, làm cơ sở cho quá trình giữ gìn đó về sau.
  • Sự ghi nhớ của con người được quyết định bởi hành động.
  • Sự ghi nhớ một tài liệu nào đó là kết quả của hành động với tài liệu đó, đồng thời nó là điều kiện, phương tiện để thực hiện những hành động tiếp theo của hoạt động.
  • Sự ghi nhớ thường diễn ra theo hai hướng: có chủ định và không có chủ đính.

Sự ghi nhớ có chủ định

Sự ghi nhớ không có chủ định

  • Là sản phẩm của những hành động mang tính kĩ thuật đặc thù trong đó bản thân sự ghi nhớ là mục đích của những hành động đấy. Kết quả của sự ghi nhớ này phần lớn phụ thuộc vào động cơ, mục đích của sự ghi nhớ.
  • Là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước.
  • Diễn ra trong hành động nhưng mục đích ghi nhớ được cá nhân tự giác đặt ra, đồng thời tìm kiếm các kĩ thuật để ghi nhớ.
  • Được thực hiện trong trường hợp nội dung của tài liệu trở thành mục đích chính của hành động, hơn nữa, hành động lặp đi lặp lại nhiều lần dưới hình thức nào đó.

- Phương pháp để đạt hiệu quả cao:

• Dùng nhiều biện pháp (lặp lại nhiều lần dưới nhiều hình thức, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu cần ghi nhớ…) để ghi nhớ một tài liệu trên cơ sở không hiểu nội dung của nó  ghi nhớ máy móc: tìm mọi biện pháp đưa vào trí nhớ những gì có trong tài liệu một cách chính xác và chi tiết.

• Nắm lấy bản thân logic của tài liệu, ghi nhớ tài liệu trên cơ sở hiểu bản chất của nó. Quá trình tìm hiểu nội tại của tài liệu cũng là quá trình ghi nhớ tài liệu đó ghi nhớ logic hiểu nội dung, nội dung được gắn vào vốn tri thức kinh nghiệm hiện có và giải quyết được các nhiệm vụ mới. cách ghi nhớ này được tưởng tượng và tư duy tham gia rất tích cực

  • Sự ghi nhớ đạt hiệu quả tối đa khi nội dung tài liệu tạo ra sự tập trung chú ý cao độ hoặc cảm xúc mạnh mẽ.

Các biện pháp ghi nhớ logic

  • Phân chia tài liệu thành các đoạn
  • Đặt cho mỗi đoạn một tên thích hợp với nội dung của nó
  • Nối liền những điểm tựa thành một tổng thể phức hợp bằng một tên gọi nhất định
  • Tái hiện tài liệu dưới hình thức nói thầm và ghi chép ra giấy: cố gắng tái hiện toàn bộ tài liệu một lần tiếp đó tái hiện từng phần đặc biệt là những phần khó tái hiện toàn bộ tài liệu
  • Ôn tập: gắn tài liệu dưới những hình thức khác  luyện tập tài liệu đã ghi nhớ thay vì lặp lại y nguyên tài liệu.

b) Sự tái hiện

  • Là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi lại.
  • Thường phân làm ba loại:

Nhận lại:

Nhớ lại:

Hồi tưởng

Là hình thức tái hiện khi sự trí giác đối tượng được lặp lại

Là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại đối tượng

Là hình thức tái hiện cần có sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ

  • Sự nhận lại cũng có thể không đầy đủ và không xác định
  • Đòi hỏi những quá trình phức tạp nhờ đó mới đạt được kết quả xác định
  • Có ý nghĩa trong đời sống: giúp con người định hướng trong hiện thực tốt và đúng hơn
  • Là điều kiện của hoạt động nhưng khi ta không có ý thức được họat động vừa qua ta đã nhớ lại cái gì ( nhớ lại không chủ định)
  • Diễn ra có nguyên nhân, quy luật liene tưởng mang tính hất logic chặt chẽ và có hệ thống
  • là hành động trí tuệ phức tạp mà kết quả của nó phụ thuộc vào việc cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện.

 

  • Hồi tưởng không được tái hiện một cách máy móc mà thường sắp xếp khác did gắn với những sự kiện mới.

-  Quên là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết.

Diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau: có cái không thể nào quên, cáo cái chật vật lắm mới nhớ lại được, có cái không thể nhớ lại được.

Thường ta không còn nhớ những hình thức cụ thể của nó nhưng bản chất và ý nghĩa ổn định của nó đã nhập vào tri thức và hành vi của ta.

Nguyên nhân:

  • Do quá trình ghi nhớ
  • Do quy luật ức chế của hoạt động thần kinh trong quá trình ghi nhớ ít gắn với thực tiễn của cá nhân

- Sự quên diễn ra có quy luật: Tốc độ quên nhanh nhất là ngay sau lần thứ nhất, sau đó giảm dần

3. Ghi nhớ tài liệu

- Gắn tài liệu cần nhớ vào tài liệu học tập, hình thành nhu ầu, hứng thú với tài liệu

- Tổ chức họat động dạy học hiệu quả khoa học

- Tổ chức cho học sinh tái hiện tài liệu học tập

a) Tin tưởng là mình có một trí nhớ tốt và cải tiến được

Rất nhiểu người tự cho là mình có một trí nhớ kém đến cả tên người cũng không nhớ nổi và tự nhiên các con số biến mất khỏi trí óc không biết vì lý do gì. Nếu bạn có suy nghĩ như vậy thì hãy gạt bỏ ngay. Bạn phải quyết tâm cải thiện trí nhớ và tìm sự vui thích trong các tiến bộ của mình. Bạn đừng bao giờ nản chí.

b) Rèn luyện não bộ

Rèn luyện não bộ đểu đặn sẽ giúp cho não tăng trưởng và thúc đẩy sự phát triển các mối nối thẩn kinh mới có thể giúp cải thiện trí nhớ. Bằng việc phát triển các kỹ xảo trí óc mới ---đặc biệt là các kỹ xảo phức tạp như học một ngôn ngữ mới hay chơi một nhạc cụ mới---và việc thách đố não với những bài đố hoặc trò chơi game, chúng ta có thể giữ cho não năng hoạt và cải thiện chức năng sinh lý của não. Mỗi ngày bạn hãy dành khoảng 30 phút để chơi ô chữ, sudoku, hoặc game đã được chuyển tải sẵn vào máy điện thoại di động của bạn

c) Tập thể dục mỗi ngày

Tập aerobic đều đặn sẽ giúp cải thiện sự lưu thông máu huyết trong cơ thể bao gồm cả não, .và có thể giúp ngăn chặn sự mất trí nhớ do tuổi già. Thể dục còn giúp bạn trở thành lanh lẹn hơn và cảm thấy thư giãn hơn, do đó việc ghi nhận các “hình ảnh” trong trí nhớ được tốt hơn

Môn tập aerobic là môn thể dục liên hệ tới và cải thiện việc tiêu thụ oxogen bởi cơ thể. Đây là một loại thễ dục đòi hõi tim và phổi phải lảm việc quá tải nhiểu hơn so với lúc nghỉ ngơi. Môn tập aerobic gồm có nhảy aerobic, đạp xe đạp, đi trượt tuyết, đi bộ, nhảy dây, chạy bộ, leo thang và bơi lội

d) Giảm căng thẳng tâm thần (stress)

Sự căng thẳng tâm thần mạn tính (chronic stress) , mặc dầu không gây tổn thương về thể chất cho não, nhưng làm cho việc nhớ trở thành khó khăn hơn nhiếu. Nếu tình trạng stress kéo dài thì não sẽ bị tổn thương. Tình trạng stress mạn tính sẽ ảnh hưởng lên sức khoẻ và trí nhớ của bạn, nó sẽ làm tổn thương não, vì vậy cách tốt nhầt là phải tập kiểm soát stress. Stress không bao giờ có thể loại bỏ được, nhưng chắc chằn có thể kiểm soat được. Ngay cả những stress tạm thời cũng làm cho việc tập trung tư tưởng và quan sát sự việc trở thành khó khăn. Bạn hãy tập thư dãn, tập đểu đặn yoga hay những môn tập thư dãn khác, và bạn cần tham khảo bác sĩ nếu bị stress mạn tính trẩm trọng

e) Ăn uống cho tốt và đúng

Ngoài thị trường có bầy bán nhiểu dược thảo bổ sung được quảng cáo là cải thiện trí nhớ, nhưng chưa có thứ nào được chứng tỏ là có hiệu nghiệm qua các thử nghiêm lâm sàng. Tuy nhiện một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cho não khoẻ mạnh và những thực phẩm chứa các chất chống oxi- hóa và các acid béo Omega-3 giúp tăng cường chức năng của não. Bạn hãy nuôi dưỡng não với những chất bổ sung như thiamine, vitamin E, niacin và vitamin B-6. Ăn thành 5 hay 6 bữa ăn nhỏ trong một ngày thay vì 3 bữa ăn lớn cũng cải thiện sự vận hành của trí óc (bao gổm cả trí nhớ) vì giới hạn được sự tụt giảm của mức đường-huyết có thể có ảnh hưởng tiêu cực tới não

f) Ghi nhận tốt các “hình ảnh”

Chúng ta thường quên các sự việc không phải vì trí nhớ chúng ta kém mà vì kỹ năng quan sát của chúng ta không tốt. Một tình huống thường xẩy ra (và điểu này hẩu như mọi người đều liên quan tới ) là khi chúng ta được giới thiệu với một người. Thông thường lúc ban đầu chúng ta không nhớ tên người đó vì chúng ta thật sự không chú tâm vào việc đó. Bạn sẽ nhận thấy là nếu bạn chủ tâm muốn nhớ những điểu như vậy thì bạn sẽ làm khá hơn. Một cách để tự huấn luyện kỹ năng quan sát của mình thì bạn hãy tập chú tâm quan sát trong vài giây ảnh chụp của một người không quen biết, rổi lật xấp tấm ảnh lại và sau đó mô tả hoặc viết xuống càng nhiểuchi tiết vể tấm ảnh càng hay. Bạn hãy nhắm mắt lại và cố hình dung ra bức ảnh chụp trong trí óc. Mỗi lần tập như thế bạn hãy dùng một tấm ảnh khác và nếu thực tập đều đặn bạn sẽ thấy mình có thể nhớ được nhiều chi tiết hơn, ngay cả khi chỉ nhìn thoáng qua tấm ảnh

h) Để ký ức có thời gian hình thành

Các ký ức ngắn hạn rất mong manh và chỉ cần chúng ta xao lãng là quên đi nhanh chóng những sự việc đơn giản như số điện thoại chẳng hạn. Chìa khoá để tránh mất các ký ức trước khi chúng hình thành thì chúng ta phài có thời gian tâp trung vào sự việc mà chúng ta cẩn phải nhớ trong môt khoảng khắc mà không nghĩ tới các sự việc khác. Vì vậy khi bạn muốn nhớ việc gì thì bạn hãy tránh đừng để bị xao lãng và ngưng những công việc phức tạp trong một vài phút 8-Tạo ra những hình ảnh linh hoạt dễ nhớ

Bạn có thể nhớ một thông tin dễ dàng hơn khi mà bạn có thể hình dung ra nó. Nếu bạn muốn liên hợp một đứa trẻ với một cuốn sách, bạn đừng có hình dung một đứa bé đang ngồi đọc sách. vì hình ảnh đó quá đơn giản và dễ quên. Thay vào đó, bạn hãy nghĩ ra một cái gì nổi bật hơn, một cái gì bắt mắt hơn, chẳng hạn như cuốn sách đuổi theo đứa bé hay đứa bé đang gặm ăn cuốn sách. Hình ảnh càng đập vào mắt và càng gây cảm xúc nhiểu thì sự liên hợp càng mạnh mẽ bấy nhiêu

i) Lập đi lập lại những điểu mà bạn cẩn nhớ

Bạn càng nghe thấy, nhìn thấy hoặc nghĩ tới điểu gì nhiều lần thì chắc chắn bạn sẽ nhớ điều đó, có đúng thế không? Khi bạn muốn nhớ điều gì chẵng hạn như tên người đổng nghiệp mới hay ngày sinh nhật của người bạn thân. bạn hãy lặp đi lặp lạinhiểu lần hoặc lớn tiếng hoặc nhẩm trong miệng. Bạn có thể viểt xuống và nghĩ tới điểu bạn muốn nhớ

k) Tập trung thành nhóm các điểu bạn muốn nhớ

Một bản liệt kê một cách ngẫu nhiên các thứ (như bản kê những thứ phải ra chợ mua sắm) có thể đặc biệt khó nhớ. Muốn dể nhớ hơn, bạn hãy phân loại các thứ trên bản liệt kê ra thành từng nhóm. Như vậy nếu bạn cần mua bốn thứ trong nhóm rau thì bạn sẽ thấy dễ nhớ hơn cả bốn.

l) Tổ chức đời sống cho gọn gàng

Luôn luôn để các thứ thường dùng như chìa khoá, kính mắt ở cùng một chỗ. Bạnhãy dùng một thiết bị xắp xếp điện tử hay một thiết bị kế hoạch hoá hàng ngày để theo dõi các buổi hẹn, các ngày phải thanh toán hoá đơn, và những công việc khác. Ghi các số điện thoại và địa chỉ trong một cuốn sổ địa chỉ hoặc vào máy điện toán hay điện thoại di động. Việc tổ chức gọn gàng có thể giúp bạn có thời giờ tập trung vào những công việc ít xẩy ra hàng ngày. Ngay cả nếu khi đời sống của bạn được tổ chức như vậy mà trí nhớ của bạn không cải thiện thì bạn cũng vẫn hưởng được nhiểu những lợi ích tương tự (chặng hạn như bạn không còn phải tìm kiếm chìa khoá nữa)

m) Ngồi thiền

Nghiên cứu cho thấy những người ngồi thiền đều đặn có thể tập trung tư tưởng và có trí nhớ tốt hơn. Các nghiên cứu của bệnh viện Massachusetts General Hospital cho thầy là ngổi thiền thường xuyên tăng lượng máu chạy tới vỏ não làm cho vùng này dày thêm. Một số nhà khảo cứu cho rằng điều này có thể gia tăng khả năng chú ý, tập trung và trí nhớ

n) Ngủ ngon giấc

Lượng giấc ngủ ảnh hưởng tới khả năng nhớ của não đối với những thông tin mới nhận được. Theo báo cáo của Đại học Harvard thì ngủ giấc đêm được tối thiểu 7 tiếng có thể cải thiện trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ liên hệ dài hạn

o) Học hỏi các kỹ thuật giúp trí nhớ

Cải thiện trí nhớ với những trò chơi. Các kỹ thuật này tạo nền tảng cho các kỹ thuật rèn luyện trí nhớ và cải thiện trí nhớ hiệuquả

p) Hãy mạo hiểm và học hỏi từ các sai lẩm

Bạn hãy thử nhớ một trăm con số đẩu của pi hoặc nếu bạn đã làm rồi thì hãy thử với một ngàn con số đầu. Bạn hãy thử nhớ tên các vị vua nước Anh với kỹ thuật “memory palaces” hoặc nhớ bản liệt kê thực phẫm cẩn mua ở chợ qua phương pháp hình dung.

Nếu siêng năng cố gắng biết đâu bạn sẽ chẳng nắm vững được nghệ thuật nhớ.

Xem thêm câu hỏi ôn tập khác 

Câu 1: Trình bày đối tượng, nhiệm vụ và nêu các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm lý học?

Câu 2: Trình bày định nghĩa tâm  người  phân tích mối quan hệ giữa não   tâm lý con người?

Câu 3: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể?"

Câu 4: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người  bản chất xã hội  lịch sử?"

Câu 5: Trình bày định nghĩa về hoạt động   giải tại sao tâm  của người lại được hình thành thông qua hoạt động?

Câu 6: Hãy trình bày định nghĩa về giao tiếp và phân loại các hình thức giao tiếp  bản của con người. Lợi ích  các nguy  trong việc giao tiếp qua mạng xã hội?

Câu 7: Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý người?

Câu 8: Trình bày định nghĩa cảm giác  các quy luật  bản của cảm giác. Cho  dụ minh họa với từng quy luật?

Câi 9: Trình bày định nghĩa tri giác  các quy luật  bản của tri giác? Cho     dụ minh họa với từng quy luật?

Câu 10: Trình bày định nghĩa tư duy  các đặc điểm  bản của tư duy? Phân  tích vai trò của tư duy với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?

Câu 11: Trình bày định nghĩa tưởng tượng và các đặc điểm cơ bản của tưởng tượng? Phân tích vai trò của tưởng tượng với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?

Câu 13: Trình bày định nghĩa và đặc điểm của tình cảm? Phân tích các quy luật  bản của tình cảm? Nêu việc vận dụng từng quy luật trong định nghĩa đời sống?

Câu 14: Trình bày định nghĩa ý chí? Phân tích các phẩm chất cơ bản của ý chí? Cho  dụ minh họa với từng phẩm chất?

Câu 15: Trình bày đặc điểm của hai loại hành động tự động hóa là thói quen và kỹ xảo? Nêu các quy luật cơ bản hình thành kỹ xảo và việc vận dụng từng quy luật trong thực tiễn đời sống?

Câu 16: Trình bày khái niệm về nhân cách và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách?

 

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!