Trình bày định nghĩa và đặc điểm của tình cảm. Phân tích các quy luật cơ bản của tình cảm. Nêu việc vận dụng từng quy luật trong định nghĩa đời sống?
1. Định nghĩa tình cảm
- Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ
- Tình cảm phản ánh hiện thực khách quan cơ bản nhất của con người và mang tính chất chủ thể sâu sắc. (Tuy nhiên, tình cảm khác nhận thức ở một số khía cạnh như nội dung phản ánh, phạm vi phản ánh, phương thức phản ánh; tình cảm khác với xúc cảm)
2. Đặc điểm của tình cảm
a) Tính nhận thức
- Khi có tình cảm nào đó, con người phải nhận thức được đối tượng và nguyên nhân gây nên tâm lí, những biểu hiện tình cảm của mình.
- Ba yếu tố: Nhận thức, rung động và thể hiện tình cảm, cảm xúc
b) Tính xã hội
- Tình cảm thực hiện chức năng tỏ thái độ của con người
- Tình cảm mang tính xã hội chứ không phải là những phản ứng sinh lí đơn thuần
- Vì tính xã hội hình thành trong môi trường xã hội nên gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội là những môi trường chính thức tác động trực tiếp tới tình cảm của mỗi người. Chính những môi trường này hình thành nên tình cảm mang tính xã hội. Bên cạnh đó, môi trường sống, hoàn cảnh kinh tế... cũng là tác động hình thành tình cảm.
Ví dụ: hai đứa bé sống và chơi thân từ nhỏ, nhưng khi bước vào tuổi trưởng thành hoàn cảnh gia đình mỗi khác, tình cảm mà nó nhận được cũng khác. Một người nhận được sự quan tâm của gia đình, bạn bè, mọi người mặc dù họ nghèo thì tình cảm của nó cũng rất cởi mở, hòa đồng, và luôn luôn muốn trở thành có ích. Ngược lại, người kia có gia đình khá giả nhưng lại không nhận được sự quan tâm của mọi người nên nó muốn khẳng định mình vì vậy sa vào các tệ nạn xã hội.
→ Qua ví dụ trên cho thấy sự ảnh hưởng của xã hội đến tư tưởng và tình cảm của con người. Vì tính xã hội hình thành trong môi trường xã hội nên gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội là những môi trường chính thức tác động trực tiếp tới tình cảm của mỗi người. Chính những môi trường này hình thành nên tình cảm mang tính xã hội. Bên cạnh đó, môi trường sống, hoàn cảnh kinh tế...cũng là tác động hình thành tình cảm.
c) Tính khái quát
- Tình cảm có được là do tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại Ví dụ: Tổng hợp hóa là tổng hợp những chuỗi sự việc lại với nhau, 1 chuổi phản xạ tronng tình cảm cha-con thì nó có tính khái quát. Lúc mới sinh ra người con chưa có tình cảm với người cha, do có sự chăm sóc của người cha khi nó khóc, lúc đau ốm ... Sau một thời gian chăm sóc người con cảm nhận được những tình cảm của người cha. Và mỗi khi nó bị ốm hay khóc thì nó luôn nhớ tới cha và tình cảm của người con ngày càng sâu sắc hơn .
d) Tính ổn định
- Tình cảm thuộc tâm lí, là những kết cấu tâm lí ổn định, tiềm tàng của nhân cách, khó hình thành, khó mất đi
Ví dụ: Mình là sinh viên, đi học có điểm thi thấp và bị thi lại trong khi bạn bè mình điểm rất cao thì dù trước mặt bạn có thể cười gượng nhưng vẫn không thể che dấu nỗi buồn trong hành động, trong lời nói của mình. Hay, khi mình nhận được tin mình đã rớt đại học.Vẫn biết đó là sự thật nhưng rất khó để chấp nhận cho dù phải cố cười trước mặt mọi người.
e)Tính chân thực
- Tình cảm phản ánh chân thực nội tâm và thái độ, ngay cả khi cố che giấy bằng những động tác giả ngụy trang
f) Tính hai mặt (đối cực)
- Gắn liền với sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu, tình cảm mang tính đối cực: yêu ghét; buồn vui;…
3. Các quy luật cơ bản của tình cảm
a) Quy luật thích ứng
- Nếu một tình cảm nào đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì đến một lúc nào đó có hiện tượng thích ứng, mang tính “chai dạn” của tình cảm
Ví Dụ: Ứng dụng trong dạy học: luôn đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi phong cách giảng dạy để tránh sự nhàm chán của học sinh, luôn đổi mới bản thân. Thay đổi đa dạng linh họat để thích ứng với đời sống vạn biến.
b) Quy luật cảm ứng/ tương phản
- Trong quá trình hình thành và biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hoặc sự suy yếu đi của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó.
Ví Dụ: “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay” ; “Ôn nghèo kể khổ” Ứng dụng trong dạy học:
- giáo viên xây dựng thang điểm chấm chung, tránh tình trạng chấm điểm cảm tính, nhìn tên chấm điểm
- Có cái nhìn khách quan và công bằng trong đánh giá học sinh Ứng dụng trong đời sống người – người:
- Không vội đánh giá con người sau một vài lần gặp mặt, dễ bị cảm xúc đánh lừa
- Cần tham khảo ý kiến người khác khi đánh giá về một người.
c) Quy luật pha trộn
- Trong đời sống tình cảm của một con người cụ thể, nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau có thể cùng xảy ra một lúc, nhưng không loại trừ nhau, chúng pha trộn vào nhau
Ví Dụ: Ứng dụng
- Thấy rõ tính chất phức tạp, mâu thuẫn trong tình cảm con người để thông cảm, chía sẻ, hiểu nhau hơn và điều chỉnh hành vi của nhau
- Cẩn thận khi suy xét đánh giá người khác bởi những biểu hiện đối lập nhau “Không có hạnh phúc nào là hoàn toàn hạnh phúc. Không có đau khổ nào là hoàn toàn đau khổ” (mark)
d) Quy luật di chuyển
- Trong cuộc sống hàng ngày có lúc tình cảm thể hiện quá “linh động”, có khi ta không kịp làm chủ tình cảm của mình. Đó là biểu hiện của quy luật di chuyển tình cảm từ đối tượng này sang đối tượng khác có liên quan với đối tượng gây nên tình cảm trước đó. Biểu hiện: giận cá chém thớt, vơ đũa cả nắm
Ví Dụ: Ứng dụng:
- Kiềm chế cảm xúc tránh hiện tượng vơ đũa cả nắm
- Tránh thiên vị trong đánh giá “yêu nên tốt, ghét nên xấu” định kiến “Cần có một cái đầu lạnh và một trái tim nóng”
e) Quy luật lây lan
- Trong mối quan hệ tình cảm giữa con người với nhau có hiện tượng vui lây, buồn lây hoặc đồng cảm, cảm thông giữa nguời này với người khác.
- Tuy nhiên việc lây lan tình cảm từ chủ thể này sang chủ thể khác không phải là con đường chủy yếu đề hình thành tình cảm.
Ví Dụ: Ứng dụng trong dạy học: xây dựng tập thể hòa đồng, thân ái, niềm vui chia đổi – nỗi buồn xẻ nửa, hạn chế cái xấu, khen thưởng xử phạt công minh, phát triển cái tốt
Ứng dụng trong đời sống con người: Lắng nghe thấu hiểu, đặt mình vào vị trí của người để thấu hiểu.
f) Quy luật về sự hình thành tình cảm
- Xúc cảm là cơ sở của tình cảm.
- Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát hóa những xúc cảm cùng loại.
- Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm, nhưng khi đã hình thành thì tình cảm lại thể hiện qua các xúc cảm đa dạng và chi phối các xúc cảm
Ví Dụ: “năng mưa thì giếng năng đầy, anh năng đi lại mẹ thầy năng thương”, “mưa dầm thấm đất” Ứng dụng:
- Muốn hình thành tình cảm cho học sinh phải đi từ xúc cảm đồng loại
- Xây dựng tình yêu tổ quốc phải xuất phát từ tình yêu gia đình yêu mái nhà, yêu từng con người trong gia đình, yêu làng xóm…”Lòng yêu nhà, yêu quê hương đất nước trở nên lòng yêu tổ quốc”
- Động hình hóa là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ được hình thành từ trước.
Xem thêm câu hỏi ôn tập khác
Câu 1: Trình bày đối tượng, nhiệm vụ và nêu các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm lý học?
Câu 2: Trình bày định nghĩa tâm lý người và phân tích mối quan hệ giữa não và tâm lý con người?
Câu 3: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể?"
Câu 4: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử?"
Câu 5: Trình bày định nghĩa về hoạt động và lý giải tại sao tâm lý của người lại được hình thành thông qua hoạt động?
Câu 6: Hãy trình bày định nghĩa về giao tiếp và phân loại các hình thức giao tiếp cơ bản của con người. Lợi ích và các nguy cơ trong việc giao tiếp qua mạng xã hội?
Câu 7: Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý người?
Câu 8: Trình bày định nghĩa cảm giác và các quy luật cơ bản của cảm giác. Cho ví dụ minh họa với từng quy luật?
Câu 9: Trình bày định nghĩa tri giác và các quy luật cơ bản của tri giác? Cho ví dụ minh họa với từng quy luật?
Câu 10: Trình bày định nghĩa tư duy và các đặc điểm cơ bản của tư duy? Phân tích vai trò của tư duy với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?
Câu 11: Trình bày định nghĩa tưởng tượng và các đặc điểm cơ bản của tưởng tượng? Phân tích vai trò của tưởng tượng với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?
Câu 12: Trình bày định nghĩa trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ. Làm thế nào để ghi nhớ và lưu giữ tài liệu một cách hiệu quả?
Câu 14: Trình bày định nghĩa ý chí? Phân tích các phẩm chất cơ bản của ý chí? Cho ví dụ minh họa với từng phẩm chất?
Câu 15: Trình bày đặc điểm của hai loại hành động tự động hóa là thói quen và kỹ xảo? Nêu các quy luật cơ bản hình thành kỹ xảo và việc vận dụng từng quy luật trong thực tiễn đời sống?
Câu 16: Trình bày khái niệm về nhân cách và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách?
Được cập nhật 28/03/2024
1.6k lượt xem