Trình bày khái niệm về nhân cách và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách?
1. Khái niệm nhân cách
- Khái niệm nhân cách: bao hàm phần xã hội, tâm lí của cá nhân với tư cách thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ người – người của hoạt động có ý thức và giao lưu
- Khái niệm nhân cách theo tâm lí học: Là sự tổng hòa không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lí – xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
a) Giáo dục
- Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách.
- Vai trò của giáo dục trong sự hình thành và phát triển nhân cách:
- Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách vì giáo dục là quá trình tá động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội – một mô hình nhân cách phát triển, đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống
- Thông qua giáo dục, thế hệ trước/ truyền lại cho thế hệ sau nền văn hóa xã hội – lịch sử/ để tạo nên nhân cách của mình
- Giáo dục đưa con người, thế hệ trẻ vào “vùng phát triển gần”, vươn tới những cái mà thế hệ trẻ sẽ có, tạo cho thế hệ trẻ sự phát triển nhanh, mạnh, hướng về tương lai
- Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành nhân cách như các yếu tố thể chất, yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội, đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố trên sinh ra.
- Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch về một mặt nào đó so với các chuẩn mực do tác động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo hướng mong muốn của xã hội.
b) Hoạt động
- Là phương thức tồn tại của con người/ là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa, nhân cách được bộc lộ và hình thành
- Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách. Cũng thông qua hoạt động con người xuất tâm lực lượng bản chất và xã hội, tạo nên sự đại diện nhân cách của mình ở người khác trong xã hội
- Sự hình thành và phát triển nhân cách phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định.
- Muốn hình thành nhân cách, con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác, đặc biệt chú ý tới vai trò của hoạt động. lựa chọn và tham gia và các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và hiệu quả đối với việc phát triển và hình thành nhân cách.
c) Giao tiếp
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người.
- Nhờ giao tiếp, con người giao nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội tổng hòa các quan hệ xã hội làm thành bản chất con người đồng thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, xã hội.
- Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ xã hội mà con nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu bản thân mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là một nhân cáhc để hình thành một thái độ giá trị - cảm xúc nhất định đối với bản thân.
- Qua giao tiếp, con người hình thành năng lực tự ý thức.
d) Tập thể
- Tập thể là một nhóm người, một bộ phận xã hội được thống nhất lại theo những mục đích chung, phục tùng các mục đích xã hội.
- Nhóm và tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách:
- Diễn ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú và các mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân và cá nhân, cá nhân và nhóm, nhóm và nhóm.
- Mỗi cá nhân tác động đến cộng đồng, tới xã hội, tới cá nhân khác cũng thông qua tổ chức nhóm và tập thể mà nó là thành viên; và ngược lại.
- Trong giáo dục thường vận dụng nguyên tắc giáo dục bằng tập thể và trong tập thể.
e) Ngoài ra còn có bẩm sinh, di truyền
Xem thêm câu hỏi ôn tập khác
Câu 1: Trình bày đối tượng, nhiệm vụ và nêu các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm lý học?
Câu 2: Trình bày định nghĩa tâm lý người và phân tích mối quan hệ giữa não và tâm lý con người?
Câu 3: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể?"
Câu 4: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử?"
Câu 5: Trình bày định nghĩa về hoạt động và lý giải tại sao tâm lý của người lại được hình thành thông qua hoạt động?
Câu 6: Hãy trình bày định nghĩa về giao tiếp và phân loại các hình thức giao tiếp cơ bản của con người. Lợi ích và các nguy cơ trong việc giao tiếp qua mạng xã hội?
Câu 7: Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý người?
Câu 8: Trình bày định nghĩa cảm giác và các quy luật cơ bản của cảm giác. Cho ví dụ minh họa với từng quy luật?
Câi 9: Trình bày định nghĩa tri giác và các quy luật cơ bản của tri giác? Cho ví dụ minh họa với từng quy luật?
Câu 10: Trình bày định nghĩa tư duy và các đặc điểm cơ bản của tư duy? Phân tích vai trò của tư duy với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?
Câu 11: Trình bày định nghĩa tưởng tượng và các đặc điểm cơ bản của tưởng tượng? Phân tích vai trò của tưởng tượng với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?
Câu 12: Trình bày định nghĩa trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ. Làm thế nào để ghi nhớ và lưu giữ tài liệu một cách hiệu quả?
Câu 13: Trình bày định nghĩa và đặc điểm của tình cảm? Phân tích các quy luật cơ bản của tình cảm? Nêu việc vận dụng từng quy luật trong định nghĩa đời sống?
Câu 14: Trình bày định nghĩa ý chí? Phân tích các phẩm chất cơ bản của ý chí? Cho ví dụ minh họa với từng phẩm chất?
Câu 15: Trình bày đặc điểm của hai loại hành động tự động hóa là thói quen và kỹ xảo? Nêu các quy luật cơ bản hình thành kỹ xảo và việc vận dụng từng quy luật trong thực tiễn đời sống?
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh tâm lý mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm cộng tác viên tư vấn tâm lý học đường
Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?
Được cập nhật 28/03/2024
514 lượt xem