Trình bày đối tượng, nhiệm vụ và nêu các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm lý học?
1. Đối tượng của tâm lý học
- Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động não con người sinh ra, gọi chung là hoạt động tâm lí.
- Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của họat động tâm lí.
2. Nhiệm vụ của tâm học
- Nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lí, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lí, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lí, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí:
- Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí cả về mặt số lượng và chất lượng
- Phát hiện ra các quy luật hình thành và phát triển tâm lí
- Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí.
3. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của tâm lý học
Phương pháp quan sát
|
+ Phương pháp cho phép chúng ta thu thập được các tài liệu cụ thể, khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con người
+ Nhược điểm: mất thời gian, tốn nhiều công sức
+ Yêu cầu: Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát
- Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
- Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống
- Ghi chép tài liệu quan sát khách quant rung thực
|
Phương pháp thực nghiệm
|
- Là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan.
- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành dưới điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên người, người làm thực nghiệm tự tạo ra những điều kiện làm nảy sinh hay phát triển một nội dung tâm lí cần nghiên cứu
+ Phương pháp thực nghiệm tự nhiên: tiến hành trong điều kiện bình thường của cuộc sống hoạt động. Nhà nghiên cứu chủ động gây ra biểu hiện và diễn biến tâm lí bằng cách khống chế một số nhân tố không cần thiết, làm nổi bật yếu tố cần thiết có khả năng giúp cho việc khai thác tìm hiểu nội dung cần thực nghiệm. Gồm hai loại: thực nghiệm nhận định và thực nghiệm hình thành
|
Phương pháp test trắc nghiệm
|
- Là phép thử để đo lường tâm lí đã được chuẩn hóa trên một số lượng người đủ tiêu chuẩn.
- Gồm 4 phần: Văn bản test – Hướng dẫn quy trình tiến hành – Hướng dẫn đánh giá – Bản chuẩn hóa
- Ưu điệm:
- Có khả năng làm cho hiện tượng tâm lí cần đo trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài test
- Có khả năng tiến hành đơn giản
- Có khả năng lượng hóa, chuẩn hóa chỉ tiêu tâm lí cần đo
+ Nhược điểm:
- Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hóa
- Chủ yếu cho ta biết kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể
|
Phương pháp đàm thoại
|
- Là cách đặt ra các câu hỏi cho đối tượng và dựa vào trả lời của họ để trao đổi, hỏi thêm, nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu
- Muốn đàm thoại tốt cần:
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu
- Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng đàm thoại với một số đặc điểm của họ
- Có một kế hoạch trước để lái hướng câu chuyện
- Rất nên linh hoạt trong việc lái hướng câu chuyện nhưng vẫn phải giữ đc logic của nó vừa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu
|
Phương pháp điều tra
|
- Là dùng một số câu hỏi nhất loạt đăt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ
- Điều tra thăm dò chung hoặc điều tra đi sâu vào một khía cạnh
- Dùng phương pháp này trong một thời gian ngắn thu thập được một số ý kiến của rất nhiều người nhưng là ý kiến chủ quan
- Cần soạn kĩ bản hướng dẫn điều tra viên.
|
Phương pháp phân tích sản phẩm
|
- Là phương pháp dựa vào các sản phẩm, kết quả của hoạt động do con người làm ra để nghiên cứu các chức năng tâm lí của người đó bởi trong sản phẩm do con người làm ra có chứa đựng dấu vết tâm lý, ý thức, nhân cách của con người.
- Các kết quả, sản phẩm phải đc xem xét trong mối liên hệ với những điều kiện tiến hành hoạt động
|
Phương pháp nghiên cứu tiểu sử
|
Xuất phát từ chỗ có thể nhận ra các đặc điểm tâm lí cá nhân thông qua việc phân tích tiểu sử cuộc sống của cá nhân, góp phần cung cấp một số tài liệu chuẩn đoán tâm lí
|
Xem thêm câu hỏi ôn tập khác
Câu 2: Trình bày định nghĩa tâm lý người và phân tích mối quan hệ giữa não và tâm lý con người?
Câu 3: Hãy chứng minh ý kiến: "Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể"
Câu 4: Hãy chứng minh ý kiến: "Tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử?"
Câu 5: Trình bày định nghĩa về hoạt động và lý giải tại sao tâm lý của người lại được hình thành thông qua hoạt động?
Câu 6: Hãy trình bày định nghĩa về giao tiếp và phân loại các hình thức giao tiếp cơ bản của con người. Lợi ích và các nguy cơ trong việc giao tiếp qua mạng xã hội?
Câu 7: Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý người?
Câu 8: Trình bày định nghĩa cảm giác và các quy luật cơ bản của cảm giác. Cho ví dụ minh họa với từng quy luật?
Câu 9: Trình bày định nghĩa tri giác và các quy luật cơ bản của tri giác? Cho ví dụ minh họa với từng quy luật?
Câu 10: Trình bày định nghĩa tư duy và các đặc điểm cơ bản của tư duy? Phân tích vai trò của tư duy với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?
Câu 11: Trình bày định nghĩa tưởng tượng và các đặc điểm cơ bản của tưởng tượng? Phân tích vai trò của tưởng tượng với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?
Câu 12: Trình bày định nghĩa trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ. Làm thế nào để ghi nhớ và lưu giữ tài liệu một cách hiệu quả?
Câu 13: Trình bày định nghĩa và đặc điểm của tình cảm? Phân tích các quy luật cơ bản của tình cảm? Nêu việc vận dụng từng quy luật trong định nghĩa đời sống?
Câu 14: Trình bày định nghĩa ý chí? Phân tích các phẩm chất cơ bản của ý chí? Cho ví dụ minh họa với từng phẩm chất?
Câu 15: Trình bày đặc điểm của hai loại hành động tự động hóa là thói quen và kỹ xảo? Nêu các quy luật cơ bản hình thành kỹ xảo và việc vận dụng từng quy luật trong thực tiễn đời sống?
Câu 16: Trình bày khái niệm về nhân cách và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách?
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh tâm lý mới nhất
Việc làm cộng tác viên tư vấn tâm lý học đường
Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?
Được cập nhật 28/03/2024
484 lượt xem