Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý người? | Câu hỏi ôn tập môn Tâm lý học đại cương | Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn

Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý người? Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý người?

- Tâm lý của con người là kinh nghiệm xã hội – lịch sử chuyển thành kinh nghiệm của bản thân, thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo.

- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Hoạt động và giao tiếp, mối quan hệ giữa chúng là quy luật tổng quát hình thành và biểu lộ tâm lí người.

1) Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân.

a) Khái niệm.

- Theo tâm lý học: Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa người với người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.

b) Vai trò của giao tiếp

- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội.

  • Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn.
  • Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.
  • Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.
  • Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.

- Ví dụ: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có nhiều lông, không đi thẳng mà đi bằng 4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống ở trong hang và có những hành động, cách cư xử giống như tập tính của chó sói.

- Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi.

  • Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của bản thân.
  • Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người.
  • Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.
  • Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra và quy định. Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một quy định cụ thể, khoa học… không học tập tiếp xúc với mọi người thì sẽ không có nghề nghiệp theo đúng nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì mới thành đạt trong cuộc sống.
  • Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với nhau. Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng của con người là tiếng nói và ngôn ngữ.
  • Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra.
  • Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau.

- Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và mọi người để được thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ, chăm sóc và được vui chơi,

- Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.

  • Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
  • Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội.
  • Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.
  • Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội tiến bộ, con người tiến bộ.
  • Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
  • Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức.

-  Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.

  • Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người khác để xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau.
  • Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.
  • Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác.
  • Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình.
  • Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội.
  • Khi một cá nhân đã tự ý thức đươc thì khi ra xã hội họ thựờng nhìn nhận và so sánh mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm nào, để nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém.
  • Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được xã hội chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không.
  • Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những cử chỉ và hành động của bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành động của con vật mà đã nuôi bản thân con người đó.

-  Ví dụ:

  • Khi tham gia vào các hoạt động xã hội thì cá nhân nhận thức mình nên làm những gì và không nên làm những việc gì như: nên giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, tham gia vào các hoạt động tình nguyện, không được tham gia các tệ nạn xã hội, chỉ đươc phép tuyên truyền mọi người về tác hại của chúng đối với bản thân, gia đình và xã hội.
  • Hoặc khi tham dự một đám tang thì mọi người ý thức được rằng phải ăn mặc lịch sự, không nên cười đùa. Bên cạnh đó phải tỏ lòng thương tiết đối với người đã khuất và gia đình họ.

 Kết luận

  • Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân.
  • Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.
  • “Sự phát triển của một các nhân phụ thuộc vào sự phát triển của các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp và gián tiếp”.

Xem thêm câu hỏi ôn tập khác 

Câu 1: Trình bày đối tượng, nhiệm vụ và nêu các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm lý học?

Câu 2: Trình bày định nghĩa tâm  người  phân tích mối quan hệ giữa não   tâm lý con người?

Câu 3: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể?"

Câu 4: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người  bản chất xã hội  lịch sử?"

Câu 5: Trình bày định nghĩa về hoạt động   giải tại sao tâm  của người lại được hình thành thông qua hoạt động?

Câu 6: Hãy trình bày định nghĩa về giao tiếp và phân loại các hình thức giao tiếp  bản của con người. Lợi ích  các nguy  trong việc giao tiếp qua mạng xã hội?

Câu 8: Trình bày định nghĩa cảm giác  các quy luật  bản của cảm giác. Cho  dụ minh họa với từng quy luật?

Câi 9: Trình bày định nghĩa tri giác  các quy luật  bản của tri giác? Cho     dụ minh họa với từng quy luật?

Câu 10: Trình bày định nghĩa tư duy  các đặc điểm  bản của tư duy? Phân  tích vai trò của tư duy với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?

Câu 11: Trình bày định nghĩa tưởng tượng và các đặc điểm cơ bản của tưởng tượng? Phân tích vai trò của tưởng tượng với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?

Câu 12: Trình bày định nghĩa trí nhớ  các quá trình  bản của trí nhớ. Làm thế nào để ghi nhớ và lưu giữ tài liệu một cách hiệu quả?

Câu 13: Trình bày định nghĩa và đặc điểm của tình cảm? Phân tích các quy luật  bản của tình cảm? Nêu việc vận dụng từng quy luật trong định nghĩa đời sống?

Câu 14: Trình bày định nghĩa ý chí? Phân tích các phẩm chất cơ bản của ý chí? Cho  dụ minh họa với từng phẩm chất?

Câu 15: Trình bày đặc điểm của hai loại hành động tự động hóa là thói quen và kỹ xảo? Nêu các quy luật cơ bản hình thành kỹ xảo và việc vận dụng từng quy luật trong thực tiễn đời sống?

Câu 16: Trình bày khái niệm về nhân cách và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh tâm lý mới nhất

Việc làm cộng tác viên tư vấn tâm lý học đường

Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!