Trình bày định nghĩa tâm lý người và phân tích mối quan hệ giữa não và tâm lý con người? | Câu hỏi ôn tập môn Tâm lý học đại cương | Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn

Trình bày định nghĩa tâm lý người và phân tích mối quan hệ giữa não và tâm lý con người? Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Trình bày định nghĩa tâm lý người và phân tích mối quan hệ giữa não và tâm lý con người?

1.  Định nghĩa tâm lý người

  • Tâm lý là những hiện tượng tinh thần xảy ra trong não, điều khiển hành vi ứng xử và hoạt động của con người.
  • Tâm lý người có chức năng định hướng cho các hoạt động, vai trò của động cơ, nhu cầu, mục đích và mục tiêu của hoạt động.
  • Tâm lý là động lực thôi thúc con người hoạt động hoặc kìm hãm họat động
  • Tâm điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt độn: vai trò của việc lập kế hoạch, xác định quy trình hoạt động
  • Tâm lý điều chỉnh họat động sao cho phù hợp với hoàn cảnh mục tiêu đã xác định.

Tài liệu VietJack

2. Mối quan hệ giữa não và tâm lý con người

-  Xung quanh mối liên hệ giữa tâm lý và não có nhiều quan điểm khác nhau:

  • (Theo Đêcác) Quá trình sinh lí và tâm lí thường song song diễn ra trong não người không phụ thuộc vào nhau, trong đó tâm lí được xem là hiện tượng phụ.
  • (Theo CNDV tầm thường Đức) tư tưởng do não tiết ra giống như mật do gan tiết ra
  • (Theo quan điểm duy vật) tâm lí có cơ sở vật chất là hoạt động của não bộ nhưng tâm lí không song song hay không đồng nhất với sinh lí

- Các nhà tâm lý học khoa học cho rằng: Tâm lý là:

  • Chức năng của não bộ
  • Nhận tác động của thê giới, dưới các dạng xung động thần kinh & những biến đổi lí hóa ở từng nơron, xinap, trung khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ và vỏ não
  • Làm cho não bộ hoạt động theo quy luật thần kinh tạo nên hiện tượng tâm lí này hay tâm lí kia theo phản xạ

➔ Tâm lý là kết quả của hệ thống chức năng những hoạt động phản xạ của não.

➔ Khi nảy sinh trên bão, cùng với quá trình sinh lí não, hiện tượng tâm lý thực hiện chức năng định hướng + điều chỉnh + điều khiển hành vi con người.

➔ Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể

- Mối quan hệ giữa não và tâm lí có nhiều vấn đề cần nghiên cứu:

  • Vấn đề định khu chức năng tâm lí trong não
  • Phản xạ có điều kiện và tâm lí
  • Quy luật hoạt động củ não và tâm lí
  • Hệ thống tín hiệu thức hai và tâm lí

Vấn đề định khu chức năng trong não

  • Trong não có các vùng (miền), mỗi vùng là cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý tương ứng, có thể tham gia vào nhiều hiện tượng tâm lý. Các vùng phục vụ cho một hiện tượng tâm lý tập hợp thành hệ thống chức năng. Hệ thống chức năng này hoạt động một cách cơđộng, tuỳ thuộc vào yêu cầu của chủ thể, vào đặc điểm không gian, thời gian và không có tính bất di bất dịch.
  • Trong não có sự phân công rất chặt chẽ giữa các vùng của vỏ não như: vùng chẩm gọi là vùng thị giác; vùng thái dương gọi là vùng thính giác; vùng đỉnh gọi là vùng vận động; vùng trung gian giữa thái dương và đỉnh là vùng định hướng không gian và thời gian; ở người còn có các vùng chuyên biệt như vùng nói (Brôca), vùng nghe hiểu tiếng nói (Vecnicke), vùng nhìn hiểu chữ viết (Đêjêrin), vùng viết ngôn ngữ.
  • Nguyên tắc phân công kết hợp chặt chẽ với nguyên tắc liên kết rất nhịp nhàng tạo nên hệ thống chức năng cơđộng trong từng chức năng tâm lý.
  • Các hệ thống chức năng được thực hiện bằng nhiều tế bào não từ các vùng, các khối của toàn bộ não tham gia: khối năng lượng đảm bảo trương lực; khối thông tin đảm bảo việc thu nhận, xử lý và giữ gìn thông tin; khối điều khiển đảm bảo việc chương trình hoá, điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra. Các khối này liên kết chặt chẽ với nhau cùng tham gia thực hiện hoạt động tâm lý.

Phản xạ có điều kiện và tâm lý

  • Phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý.
  • Các thói quen, tập tục, hành vi, hành động, hoạt động đều có cơ sở sinh lý thần kinh là phản xạ có điều kiện.

Các quy luật hoạt động của não và tâm lý

a) Quy luật hệ thống định hình

  • Khi muốn phản ánh sự vật một cách trọn vẹn hoặc phản ánh các sự vật, hiện tượng liên quan với nhau hay một hoàn cảnh phức tạp thì các vùng trong não phải phối hợp với nhau, tập hợp các kích thích thành nhóm, thành bộ, tập hợp các mối liên hệ thần kinh tạm thời thành hệ thống chức năng.
  • Hoạt động định hình là các hoạt động phản xạ có điều kiện kế tiếp nhau theo một thứ tự nhất định. Một khi có một hoạt động định hình trong não thì một phản xạ này xảy ra kéo theo các phản xạ khác cũng xảy ra.

b) Quy luật lan toả vào tập trung

  • Khi trên vỏ não có một điểm (vùng) hưng phấn hoặc ức chế nào đó thì quá trình hưng phấn và ứng chế đó sẽ không dừng lại ở điểm ấy, nó sẽ lan toả ra xung quanh. Sau đó, trong những điều kiện bình thường chúng tập trung vào một nơi nhất định. Hai quá trình lan toả và tập trung xảy ra kế tiếp nhau trong một trung khu thần kinh.

c) Quy luật cảm ứng qua lại

- Hai quá trình thần kinh cơ bản ảnh hưởng tới nhau theo quy luật một quá trình thần kinh này tạo ra một quá trình thần kinh kia hay nói cách khác một quá trình thần kinh này gây ra một ảnh hưởng nhất định đến quá trình thần kinh kia.

- Quy luật cảm ứng qua lại có 4 dạng biểu hiện cơ bản:

  • Cảm ứng qua lại đồng thời là hưng phấn ởđiểm này gây ra ức chếởđiểm kia hay ngược lại.
  • Cảm ứng qua lại tiếp diễn là trường hợp ở một điểm có hưng phấn chuyển sang ức chếở chính điểm đó hay ngược lại.
  • Cảm ứng dương tính là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn hay ngược lại ức chế làm cho hưng phấn mạnh hơn.
  • Cảm ứng âm tính là hiện tượng ức chế làm giảm hưng phấn, hưng phấn làm giảm ức chế.

d) Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích

  • Trong trạng thái tỉnh táo, khoẻ mạnh bình thường của vở não độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích: kích thích mạnh thì phản ứng lớn và ngược lại.

Hệ thống tín hiệu thứ 2

  • Hệ thống tín hiệu thứ 2 chỉ có ở người. Đó là hệ thống tín hiệu về tín hiệu thứ nhất, tín hiệu của tín hiệu. Những tín hiệu này do tiếng nói và chữ viết (ngôn ngữ) tạo ra.
  • Hệ thống tín hiệu thứ 2 là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, ý thức, tình cảm.

 

Xem thêm câu hỏi ôn tập khác 

Câu 1: Trình bày đối tượng, nhiệm vụ và nêu các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm lý học?

Câu 3: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể?"

Câu 4: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người  bản chất xã hội  lịch sử?"

Câu 5: Trình bày định nghĩa về hoạt động   giải tại sao tâm  của người lại được hình thành thông qua hoạt động?

Câu 6: Hãy trình bày định nghĩa về giao tiếp và phân loại các hình thức giao tiếp  bản của con người. Lợi ích  các nguy  trong việc giao tiếp qua mạng xã hội?

Câu 7: Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý người?

Câu 8: Trình bày định nghĩa cảm giác  các quy luật  bản của cảm giác. Cho  dụ minh họa với từng quy luật?

Câu 9: Trình bày định nghĩa tri giác  các quy luật  bản của tri giác? Cho     dụ minh họa với từng quy luật?

Câu 10: Trình bày định nghĩa tư duy  các đặc điểm  bản của tư duy? Phân  tích vai trò của tư duy với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?

Câu 11: Trình bày định nghĩa tưởng tượng và các đặc điểm cơ bản của tưởng tượng? Phân tích vai trò của tưởng tượng với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?

Câu 12: Trình bày định nghĩa trí nhớ  các quá trình  bản của trí nhớ. Làm thế nào để ghi nhớ và lưu giữ tài liệu một cách hiệu quả?

Câu 13: Trình bày định nghĩa và đặc điểm của tình cảm? Phân tích các quy luật  bản của tình cảm? Nêu việc vận dụng từng quy luật trong định nghĩa đời sống?

Câu 14: Trình bày định nghĩa ý chí? Phân tích các phẩm chất cơ bản của ý chí? Cho  dụ minh họa với từng phẩm chất?

Câu 15: Trình bày đặc điểm của hai loại hành động tự động hóa là thói quen và kỹ xảo? Nêu các quy luật cơ bản hình thành kỹ xảo và việc vận dụng từng quy luật trong thực tiễn đời sống?

Câu 16: Trình bày khái niệm về nhân cách và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách?

 

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh tâm lý mới nhất

Việc làm cộng tác viên tư vấn tâm lý học đường

Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!