Trình bày định nghĩa tư duy và các đặc điểm cơ bản của tư duy. Phân tích vai trò của tư duy với hoạt động nhận thức và đời sống của con người? | Câu hỏi ôn tập môn Tâm lý học đại cương | Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn

Trình bày định nghĩa tư duy và các đặc điểm cơ bản của tư duy. Phân tích vai trò của tư duy với hoạt động nhận thức và đời sống của con người? Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Trình bày định nghĩa tư duy và các đặc điểm cơ bản của tư duy. Phân tích vai trò của tư duy với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?

1. Định nghĩa tư duy

Tư duy là một quá trình tâm lí/ phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khác quan mà trước đó ta chưa biết.

2. Đặc điểm cơ bản của tư duy

a) Tính “có vấn đề” của tư duy

Không phải hoàn cảnh nào cũng gây được tư duy của con ngưoiừ. Muốn kích thích được tư duy phải đồng thời có hai điều kiện sau đây:

  • Phải gặp hoàn cảnh có vấn đề (hoàn cảnh có chứa đựng một mục đích mới, một vấn đề mới, một cách thức giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp hoạt động cũ dù còn cần thiết nhưng không đủ sức giải quyết vấn đề mới đó). Muốn giải quyết vấn đề mới, đạt được mục đích mới, phải tìm ra cách thức giải quyết mới, phải tư duy.
  • Hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân, tức là cá nhân phải xác định được cái gì đã biết, đã cho và cái gì còn chưa biết, đồng thời phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó. Những dữ kiện quen thuộc hoặc nằm ngoài tầm hiểu biết của cá nhân thì tư duy không thể xuất hiện.

Ví Dụ: Đặt câu hỏi “Chủ nghĩa siêu thực trong thơ là gì?” với một học sinh lớp Một

b) Tính gián tiếp của tư duy

  • Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng và quy luật giữa chúng nhờ sử dụng công cụ, phương tiện và các kết quả nhận thức của loài người và kinh nghiệm của mỗi cá nhân
  • Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chỗ nó được biểu hiện trong ngôn ngữ. Con người luôn dùng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ đặc điểm gián tiếp này mà tư duy đã mở rộng những khả năng nhận thức của con người.

c) Tính trừu tượng và khái niệm của tư duy

  • Tư duy phản ánh cái bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật hợp thành một nhóm, một laọi, một phạm trù khái quát, đồng thời trừu xuất khỏi những sự vật đó những cái cụ thể, khác biệt.
  • Tư duy đồng thời mang tính chất trừu tượng và khái quát. VD: khi nói đến cái bảng, người ta sẽ nghĩ bao gồm tới mọi cái bảng chứ không phải một cái bảng riêng biệt, cụ thể nào.
  • Nhờ có tính trừu tượng và khái quát, tư dy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ hiện tại mà còn cả những nhiệm vụ mai sa của con người
  • Nhờ có tính khái quát, tư duy trong khi giải quyết một nhiệm vụ cụ thể vẫn được xếp vào một phàm trù, một nhóm, vẫn nêu thành quy tắc, phương pháp cần sử dụng trong những trường hợp tương tự. 

d) Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ

  • Tư duy trừu tượng, gián tiếp, khái quát không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, nó phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện cho mình.
  • Nếu không có ngôn ngữ thì bản thân quá trình tư duy không diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận. Ngôn ngữ cố định lai các kêté quả của tư duy và nhờ đó làm khác quan hóa chúng cho người khác và cho cả bản thân chủ thể tư duy.
  • Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duy. Ngôn ngữ chỉ là phương tiện của tư duy. Ví dụ:

e) Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính

  • Tư duy pảhi dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm và cơ sở trực quan sinh động.
  • Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy và hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạngcác khái niệm quy luật.
  • Ngược lại , tư duy và sản phẩm của nó cũng ảnh hưởng đến quá trình nhận thức cảm tính

Ví dụ: Trong giáo dục, phải coi trọng việc phát triẻn tư duy cho học sinh, nếu không thì không thể giúp hs hiểu biết cải tạo xã hội và bản thân đựơc. Muốn thúc đẩy hs tư duy thì phải đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề, giúp hs suy nghĩ, kích thích tính tích cực nhận thức của học sinh. Phát triển tư duy phải tiến hành song song và thông qua truyền thụ tri thức. Mọi tri thức đều mang tính khái quát, không tư duy thì không thể tiếp thu và vận dụng được tri thức. Phát triển tư duy phải gắn với trau dồi ngôn ngữ cho hs, không có ngôn ngữ thì không có phương tiện để tư duy. Phát triển tư duy pảhi gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, tính nhạy cảm, năng lực quan sát và trí nhớ của học sinh. Thiếu những tài liệu cảm tính, hs ko có gì để tư duy.

3. Vai trò của tư duy đối với đời sống nhận thức của con người.

  • Là cơ sở, nền tảng của hoạt động nhận thức
  • Có tư duy, tức có nhận thức lý tính thì con người mới có thể nhận biết đầy đủ, khách quan về thế giới đó.

Ví dụ: Trong trò chơi đoán đồ vật trong một chiếc túi, người chơi dùng tay cảm nhận và đoán tên thì hoàn toàn có thể đoán sai tên của đồ vật đó do đó mới chỉ là mức độ nhận thức cảm tính. Nghĩa là nhận biết được những thuộc tính bề ngoài và riêng lẻ của sự vật - hiện tượng.

Mở rộng giới hạn của nhận thức, đưa nhận thức lên một mức độ cao hơn do nắm bắt được quy luật vận động của tự nhiên, xh và con người

Dựa trên những dữ kiện đã biết, chủ thể tư duy huy động vốn tri thức phong phú đã có (kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp) thêm vào đó là những tri thức sẽ được tích lũy dần trong quá trình tìm hiểu, học tập

Nhận thức dần được mở rộng, phong phú hơn so với kinh nghiệm vốn có ban đầu.

Ví Dụ: Clip về bóng đèn điện - Edison

Tài liệu VietJack

  • Việc đi sâu vào bản chất của một sự vật, hiện tượng, phân tích những mối quan hệ có tính quy luật có thể sẽ gợi mở ra nhiều nhu cầu tích lũy tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Nhận thức lý tính trong đó có tư duy giúp con người nhận thức được sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan một cách đầy đủ, khái quát hơn nhận thức cảm tính
  • Tư duy không chỉ phản ảnh thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng mà đi sâu vào bản chất , các đặc tính chung của những sự vật, hiện tượng đó. 

Ví dụ:

  • Một đứa trẻ sinh ra, nếu không thể nhận biết được thế giới khách quan thì nó không thể có những hiểu biết về thế giới khách quan đó ⇨ không có nhận thức.
  • Ở một độ tuổi nhất định, nhận thức sơ khai ban đầu là những nhận biết riêng lẻ về sự vật, hiện tượng, có thể bắt đầu từ những tiếp xúc của các giác quan.
  • Càng ngày, đứa trẻ càng tích lũy được những vốn sống, những kinh nghiệm, quá trình nhận thức cũng từ đó mà chuyển lên mức độ cao hơn

Để phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng, Tư duy phải sử dụng những công cụ và phương tiện khác

⇨ Ngôn ngữ (tính gián tiếp của tư duy)

⇨ Nhận thức phải ở mức độ khái quát hơn, tiến đến một mức độ cao hơn. Ngoài ra, ngôn ngữ cũng là một trong những khía cạnh làm cho con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác.

Hoạt động tư duy giúp tạo ra những hoạt động nhận thức mới:

⇨ Tư duy giúp cho nhận thức có thể nhận biết được đâu là sự vật, hiện tượng đã có, đâu là những sự vật hiện tượng mới chưa được khám phá

⇨ Cơ sở cho việc tìm tòi, phát hiện ra những điều mới mẻ của thế giới khách quan.

+ Nhờ vào tính trừu tượng và khái quát của tư duy (phản ánh bản chất chung cho nhiều sự vật, hiện tượng được tập hợp thành nhóm, thành loại)

Tư duy có thể nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách bao quát

Giúp cho con người có thể đặt ra những vấn đề mới, những nhiệm vụ sẽ được giải quyết trong tương lai

Ví dụ: Quá trình phát triển và ứng dụng của một chiếc máy bay

b) Tư duy giúp con người giải quyết những nhiệm vụ của hiện tại và cả tương lai:

Trải qua quá trình đầu tiên là tích lũy tri thức, dần dần tự thân mỗi cá nhân sẽ nắm bắt được quy luật , bản chất của tự nhiên, xã hội và con người nên có xu hướng dự đoán hoặc biết trước trong tương lai.

⇨ Tư duy và những kết quả của nó ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối khả năng nhận thức cảm tính, làm cho khả năng cảm giác của con người tinh vi, nhạy bén hơn ngay cả đối với những hiện tượng, sự kiện của tương lai

⇨ Đề xuất ra hướng giải quyết, thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội.

Ví Dụ: Nhiều dự án, công trình nghiên cứu khoa học có nội dung dự đoán xu hướng và đưa ra cách giải quyết cho tương lai

-  Vai trò của tư duy đối với đời sống con người

  • Trong thực tế đời sống, để giải quyết bất kì một nhiệm vụ gì, người trưởng thành rất ít khi sử dụng một kiểu tư duy thuần túy, mà họ thường kết hợp nhiều loại tư duy với nhau trong đó có một loại tư duy giữ vai trò chủ đạo
  • Trong công việc học tập của sinh viên
  • Khi sinh viên nghe giảng hoặc tự học, sinh viên cần tư duy, suy luận để tiếp thu và nhận thức về các tri thức được học. Tùy vào khả năng của mỗi người mà hiệu quả tiếp thu đạt được sẽ cao, thấp khác nhau. Tuy nhiên, mỗi cá nhân đều nên tự nâng cao khả năng tư duy cho mình.

- Trong quá trình học tập cũng như trong sinh hoạt đời sống

  • Cá nhân cần phâỉ rèn luyện tư duy phản biện (critical thinking).
  • Tư duy phản biện giúp cá nhân phát triển năng lực bản thân (nắm bắt vấn đề, phản biện vấn đề, tiếp thu tri thức, sáng tạo…)

- Tư duy trong đời sống của một cá nhân (Theo nhà tâm lý học Piaget)

  • Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi: Đây là giai đoạn đứa trẻ bắt đầu xây dựng nhận thức về thế giới xung quanh nó bằng sự phối hợp các kinh nghiệm của tri giác (như thính giác, thị giác, xúc giác…).
  • Giai đoạn từ 2 - 7 tuổi: Đây là giai đoạn đứa trẻ bắt đầu miêu tả thế giới xung quanh bằng ngôn từ và bằng hình ảnh, lý giải hiện tượng xung quanh bằng những hoạt động gần gũi với mình.
  • Giai đoạn 7 - 11 tuổi: Ở giai đoạn này, đứa trẻ có thể thực hiện những thao tác và có những lý giải logic thay thế cho trực giác thông thường.
  • Giai đoạn 11 – 15 tuổi: Đây là giai đoạn mà cá nhân có thể nhận thức về thế giới bằng những kinh nghiệm đã được tạo lập một cách chi tiết và logic. Để giải quyết vấn đề, trong giai đoạn này, cá nhân đã có một tư duy có hệ thống, đặt ra và phát triển được những giả thuyết về những điều có thể xảy ra trong tương lai và sau đó kiểm chứng giả thuyết bằng những lý do mang tính suy luận.

- Tư duy cải tạo lại thông tin của nhạn thức cảm tính làm co chúng có ý nghĩa hơn cho hoạt động của con người, vận dụng những cái đã biết để ra giải pháp giải quyết những cái tương tự nhưng chưa chưa biết, do đó tiết kiệm công sức con người. 

Xem thêm câu hỏi ôn tập khác 

Câu 1: Trình bày đối tượng, nhiệm vụ và nêu các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm lý học?

Câu 2: Trình bày định nghĩa tâm  người  phân tích mối quan hệ giữa não   tâm lý con người?

Câu 3: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể?"

Câu 4: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người  bản chất xã hội  lịch sử?"

Câu 5: Trình bày định nghĩa về hoạt động   giải tại sao tâm  của người lại được hình thành thông qua hoạt động?

Câu 6: Hãy trình bày định nghĩa về giao tiếp và phân loại các hình thức giao tiếp  bản của con người. Lợi ích  các nguy  trong việc giao tiếp qua mạng xã hội?

Câu 7: Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý người?

Câu 8: Trình bày định nghĩa cảm giác  các quy luật  bản của cảm giác. Cho  dụ minh họa với từng quy luật?

Câu 9: Trình bày định nghĩa tri giác  các quy luật  bản của tri giác? Cho     dụ minh họa với từng quy luật?

Câu 11: Trình bày định nghĩa tưởng tượng và các đặc điểm cơ bản của tưởng tượng? Phân tích vai trò của tưởng tượng với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?

Câu 12: Trình bày định nghĩa trí nhớ  các quá trình  bản của trí nhớ. Làm thế nào để ghi nhớ và lưu giữ tài liệu một cách hiệu quả?

Câu 13: Trình bày định nghĩa và đặc điểm của tình cảm? Phân tích các quy luật  bản của tình cảm? Nêu việc vận dụng từng quy luật trong định nghĩa đời sống?

Câu 14: Trình bày định nghĩa ý chí? Phân tích các phẩm chất cơ bản của ý chí? Cho  dụ minh họa với từng phẩm chất?

Câu 15: Trình bày đặc điểm của hai loại hành động tự động hóa là thói quen và kỹ xảo? Nêu các quy luật cơ bản hình thành kỹ xảo và việc vận dụng từng quy luật trong thực tiễn đời sống?

Câu 16: Trình bày khái niệm về nhân cách và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh tâm lý mới nhất

Việc làm cộng tác viên tư vấn tâm lý học đường

Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!