40 Câu hỏi trắc nghiệm về THÂN CÂY | Câu hỏi ôn tập môn Thực vật dược | Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm ôn tập Bài 4: Thân cây có đáp án học phần THỰC VẬT DƯỢC được biên soạn tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

BÀI 4: THÂN CÂY (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1. Chọn câu sai khi nói về các phần của thân cây:

A. Góc giữa cành và thân thay đổi với các loài khác nhau.

B. Các lóng ở gần ngọn có thể tiếp tục mọc dài ra ở một số loài.

C. Cành có đủ bộ phận như thân nhưng mọc xiên.

D. Chồi bên giống chồi ngọn nhưng mọc ở nách lá, phát triển cho lá chính thức.

Câu 2. Thân cây là trục nối tiếp với ...., thường mọc ở trên không; mang lá, hoa, quả và dẫn .....đi khắp nơi:

A. Rễ ........nhựa.....

B. Cành.....nhựa.....

C. Cành ....nước.....

D. Rễ.........nước.....

Câu 3. Chọn câu sai khi nói về các phần của thân cây:

A. Chồi bên khi phát triển có thể cho a hoặc hoa.

B. Ở lóng không có sự sinh trưởng.

C. Cành có các bộ phận và hướng mọc như thân chính nhưng nó xuất phát từ chồi bên.

D. Mấu là chỗ lá đính vào thân.

Câu 4. Phát biểu sai khi nói về các phần của thân cây:

A. Mấu là chỗ lá đính vào thân.

B. Lóng là khoảng cách giữa hai mấu kế tiếp nhau.

C. Vùng sinh trưởng còn đặt ở lóng đối với một số loài.

D. Chồi ngọn thân cấu tạo bởi chóp chồi úp lên đỉnh sinh trưởng.

Câu 5. Cành được phát sinh từ:

A. Mấu.

B. Chồi bên.

C. Lóng.

D. Chồi ngọn.

Câu 6. Chọn câu sai khi nói về cây thân cỏ:

A. Cỏ đa niên có phần thân trên mặt đất sống nhiều năm, phần ngầm thay mới mỗi năm.

B. Cỏ một năm có đời sống là một mùa dinh dưỡng.

C. Cỏ hai có một năm phát triển dinh dưỡng, một năm sinh sản.

D. Cây thân cỏ không có cấu tạo cấp 2 liên tục.

Câu 7. Phát biểu sai khi nói về cây thân cỏ:

A. Có cấu tạo cấp 2 liên tục.

B. Cây thân mềm.

C. Sống một hoặc hai năm hoặc nhiều năm.

D. Cây thân cỏ một năm chỉ có một mùa dinh dưỡng.

Câu 8. Chọn chiều cao tương ứng cho các cây gỗ nhỏ :

A. 15 - 25m.

B. Dưới 25m.

C. Dưới 15m.

D. Dưới 7m.

Câu 9. Chọn chiều cao tương ứng cho các cây gỗ vừa:

A. 15 - 25m.

B. 25 - 50m.

C. 7 - 15m.

D. 5 - 10m.

Câu 10. Chọn chiều cao tương ứng cho các cây gỗ to:

A. Trên 15m.

B. Trên 50m.

C. Trên 25m.

D. Trên 10m.

Câu 11. Tiết diện thân dẹt đặc trưng cho họ:

A. Quỳnh

B. Cói

C. Bầu bí

D. Hoa môi

Câu 12. Thân cột được định nghĩa là:

A. Thân hình trụ, thẳng, không phân nhánh, mang lá dọc chiều dài của theo thân.

B. Thân hình trụ, thẳng, không phân nhánh, mang một bó lá ở ngọn.

C. Thân hình trụ, thẳng, phân nhánh hoặc không phân nhánh, mang một bó lá ở ngọn.

D. Thân hình trụ, thẳng, phân nhánh hoặc không phân nhánh, mang lá dọc chiều dài của theo thân.

Câu 13. Thân cột có ở cây:

A. Cau và Tre.

B. Cau.

C. Tre.

D. Lúa.

Câu 14. Thân bìm bịp thuộc dạng:

A. Thân trườn.

B. Thân dây bò.

C. Thân leo.

D. Thân quấn.

Câu 15. Gai xương rồng do bộ phận nào biến đổi thành?

A. Cành.

B. Lá.

C. Tế bào biểu bì.

D. Tất cả đều sai.

Câu 16. Tua cuốn của lạc tiên, nho là do:

A. Cành biến đổi thành.

B. Lá biến đổi thành.

C. Lông che chở biến đổi thành.

D. Tất cả đều sai.

Câu 17. Tiết diện thân hình vuông đặc trưng cho họ:

A. Bầu bí.

B. Hoa môi.

C. Quỳnh.

D. Cói.

Câu 18. Góc giữa cành và thân gần như vuông, ví dụ như cây:

A. Bàng.

B. Liễu.

C. Trắc bách diệp.

D. Tất cả đều sai.

Câu 19. Gai bưởi, gai bồ kết là do:

A. Lá biến đổi thành gai.

B. Cành biến đổi thành gai.

C. Lông che chở biến đổi thành gai.

D. Tất cả đều sai.

Câu 20. Góc giữa cành và thân là một góc tù, ví dụ như cây:

A. Bàng.

B. Liễu.

C. Trắc bách diệp.

D. Tất cả đều sai.

Câu 21. Thiên môn đông, Măng tây có diệp chi, đó là:

A. Lông che chở biến đổi thành lá.

B. Lá biến đổi thành cành.

C. Cành biến đổi thành lá.

D. Tất cả đều sai.

Câu 22. Góc giữa cành và thân rất nhỏ, ví dụ như cây:

A. Trắc bách diệp.

B. Bàng.

C. Liễu.

D. Tất cả đều sai.

Câu 23. Tiết diện thân hình tam giác đặc trưng cho họ:

A. Bầu bí.

B. Cói.

C. Hoa môi.

D. Quỳnh.

Câu 24. Thân leo nhờ vòi cuốn có ở:

A. Bìm bìm.

B. Lạc tiên.

C. Rau muống.

D. Bông giấy.

Câu 25. Cành có thể biến đổi thành: (1) Gai, (2) Diệp chi, (3) Tua cuốn:

A. (2).

B. (1).

C. (1), (2).

D. (1), (2), (3).

Câu 26. Tiết diện thân hình ngũ giác đặc trưng cho họ:

A. Hoa môi.

B. Cói.

C. Bầu bí.

D. Quỳnh.

Câu 27. Thân trườn có ở cây:

A. Bông giấy.

B. Bìm bìm.

C. Rau muống.

D. Cau.

Câu 28. Đặc điểm “Thân phù to chứa chất dự trữ, bên ngoài có ít vảy mỏng khô bao bọc” là của:

A. Thân hành đặc.

B. Thân hành vẩy.

C. Thân hành áo.

D. Thân hành.

Câu 29. Phát biểu đúng về thân hành:

A. Thân hành áo có các lá mọng nước úp lên nhau kiểu lợp ngói.

B. Xung quanh thân hành mang những lá biến đổi chứa nhiều chất dự trữ.

C. Thân hành vảy có các vảy ngoài cùng khô, chết, tạo thành một áo che chở các phần bên trong.

D. Thân nằm ngang, rất ngắn, mặt dưới mang rễ.

Câu 30. Thân hành có các lá mọng nước bên ngoài bao bọc hoàn toàn các lá bên trong là:

A. Thân hành đặc.

B. Thân hành vẩy.

C. Thân rễ.

D. Thân hành áo.

Câu 31. Phát biểu đúng về thân rễ:

A. Thường cấu tạo bởi nhiều trục.

B. Từ thân rễ lên một hay nhiều cành khí sinh vào mỗi năm.

C. Sự sinh ra cành khí sinh có hai kiểu: trục đơn và trục kép.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 32. Chọn câu sai về phân loại thân cây địa sinh:

A. Thân địa sinh gồm thân rễ, thân củ, thân hành.

B. Thân rễ có mang chồi gồm chồi ngọn, chồi nách nhưng không có rễ phụ.

C. Thân hành gồm thân hành áo, thân hành vảy, thân hành đặc.

D. Su hào là thân củ.

Câu 33. Thân địa sinh gồm:

A. Thân bò, thân rễ, thân hành.

B. Thân bò, thân củ, thân rễ.

C. Thân rễ, thân củ, thân hành.

D. Thân bò, thân leo, thân rạ.

Câu 34. Chọn câu sai về thân củ:

A. Chứa nhiều chất dự trữ.

B. Là thân địa sinh.

C. Su hào là thân củ.

D. Khoai lang, củ dền là thân củ.

Câu 35. Thân cây xuất hiện cấu tạo cấp 2 là do sự hoạt động của:

A. Libe và gỗ.

B. Tầng phát sinh bần - lục bì, tượng tầng .

C. Các tế bào đều bị hóa gỗ khi cây già.

D. Tầng phát sinh bần - lục bì, tầng sinh vỏ.

Câu 36. Vị trí của Tượng tầng ở thân cấp 2:

A. Ở trong libe 1 và ở ngoài gỗ 1.

B. Ở trong gỗ và ngoài libe.

C. Vị trí cố định, ở trong libe 1 và ở ngoài gỗ 1.

D. Vị trí cố định.

Câu 37. Cấu tạo cấp 1 của thân cây lớp ngọc lan gồm các phần:

A. Tầng lông hút, vỏ cấp 1, trụ giữa.

B. Biểu bì, mô mềm vỏ, bó libe-gỗ.

C. Biểu bì, vỏ cấp 1, trụ giữa.

D. Tầng lông che chở, vỏ cấp 1, trụ giữa.

Câu 38. Ở cấu tạo cấp 1 của thân cây, vùng trung trụ gồm:

A. Bó dẫn, trụ bì, nội bì, tia ruột, tủy.

B. Bó dẫn, trụ bì, tia ruột, tủy.

C. Mô mềm vỏ, trụ bì, nội bì, bó dẫn.

D. Bó dẫn và mô mềm tủy.

Câu 39. Gỗ cấp 1 thân cây hai lá mầm phân hóa theo hướng:

A. Hướng tâm

B. Li tâm

C. Đồng tâm

D. Vòng tâm

Câu 40. Gỗ cấp 1 thân cây hai lá mầm phân hóa theo hướng:

A. Li tâm, gỗ lớn trong – gỗ nhỏ ở ngoài.

B. Hướng tâm, gỗ lớn trong – gỗ nhỏ ở ngoài.

C. Li tâm, gỗ lớn ngoài – gỗ nhỏ ở trong.

D. Hướng tâm, gỗ lớn ngoài – gỗ nhỏ ở trong.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D A B D B A A C A C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A B B D B A B A B B
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
C A B B D C A A B D
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
B B C D B C C B B C

Xem thêm:

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 1: Tế bào thực vật

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 2: Mô thực vật

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 3: Rễ cây

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 5: Lá cây

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 6: Hoa

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 7: Quả

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 8: Hạt 

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 9: Danh pháp và bậc phân loại

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm nhân viên công nghệ sinh học

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm gia sư môn sinh học

Mức lương của gia sư môn sinh học là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!