Headhunter như thế nào?
Headhunter không chỉ là những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp mà họ còn là chuyên gia trong lĩnh vực mà họ được thuê. Những chuyên viên tuyển dụng (Headhunter) trong các công ty Headhunt sẽ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Họ nhạy bén nắm bắt thị trường tuyển dụng, có khả năng phân tích và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho cả doanh nghiệp cũng như ứng viên trong quá trình từ khâu cầu nối gắn kết đến khi phỏng vấn thành công, thậm chí ngay cả những khó khăn vướng mắc sau khi ứng viên đã đi làm.
Vị trí Headhunter có những ưu điểm gì?
Tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm hơn
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, bất cứ ai cũng có thể lên mạng tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, khi làm việc với Headhunter bạn có thể tiếp cận được với rất nhiều cơ hội việc làm “ẩn”. Headhunt được các công ty thuê trả tiền để tìm kiếm ứng viên phù hợp vào các vị trí trống mà họ không muốn mất nhiều thời gian, chi phí quảng cáo hay do một vài lý do tế nhị. Vậy nên, trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không tiếp cận được với những công việc đó, trừ khi bạn tìm tới công ty săn đầu người. Họ sẽ “mách” cho bạn công ty nào đang có vị trí trống phù hợp với bạn.
Tạo hồ sơ chuyên nghiệp hơn
Một lý do khác mà bạn nên chọn Headhunter đó chính là họ biết tạo ra bản CV mà nhà tuyển dụng muốn xem. Một Headhunter giỏi có thể biến CV của bạn thành một phiên bản tốt hơn. Thực tế, có rất nhiều ứng viên chuyên môn và trình độ giỏi nhưng lại không biết cách trình bày CV một cách rõ ràng mạch lạc chứ chưa nói đến tạo ra một CV xin việc ấn tượng, đặc biệt là các ứng viên ở khối ngành kỹ thuật.
Thông qua đơn vị Headhunter, ứng viên có thể hoàn toàn yên tâm có một bộ hồ sơ xin việc chuyên nghiệp. Không phải Headhunter “khai khống” hồ sơ của bạn. Nhưng vì họ là những người có bề dày kinh nghiệm trong việc tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ nên họ sẽ tư vấn cho bạn những gì nên hay không nên thể hiện trong một CV xin việc để có thể gây ấn tượng, thu hút được nhà tuyển dụng hơn.
Miễn phí dịch vụ
Các Headhunter được trả tiền dịch vụ bởi các công ty thuê để tìm kiếm ứng viên phù hợp vào các vị trí trống. Chính vì thế mà ứng viên không phải trả bất kỳ một khoản phí nào. Vậy nên, người tìm việc hoàn toàn yên tâm gửi hồ cho Headhunter tin cậy để giúp mình tìm kiếm một công việc phù hợp nhất với mong muốn và trình độ của bản thân.
Cuối cùng, Headhunter – Họ là những người có cơ hội làm việc và tìm hiểu rất kỹ về công ty khách hàng để có thể tuyển được ứng viên phù hợp nhất. Vậy nên, khi nộp hồ sơ xin việc thông qua một headhunter, ứng viên sẽ được cung cấp nhiều thông tin chính xác và hữu ích về công ty cũng như vị trí tuyển dụng mà không dễ dàng tìm kiếm trên mạng.
Cân bằng công việc và cuộc sống
Headhunter kiếm được một mức lương khá khá. Các nhà quản lý nhân sự không cần phải kiếm công việc thứ hai để bổ sung thu nhập. Điều này có nghĩa là những cá nhân này có thể dành buổi tối, cuối tuần và ngày lễ với bạn bè và gia đình. Sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống tương đương với việc làm việc trong một tuần làm việc tiêu chuẩn và có đủ thời gian dành cho gia đình trong khi làm những việc bạn thích và có đủ vốn để làm những việc này. Hầu hết các nhà quản lý nhân sự, bất kể họ làm việc trong ngành nào, đều có được sự cân bằng lành mạnh và thu nhập vừa đủ. Sự cân bằng này dẫn đến giảm mức độ căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.
Những khó khăn của Headhunter thường gặp
Bên cạnh những cơ hội được mở mang kiến thức, phát triển các kỹ năng,... Headhunter có thể gặp phải nhiều thách thức trong quá trình làm việc. Trong đó có những khó khăn nổi bật sau:
Thời gian tuyển dụng dài
Đôi khi Headhunter phải mất từ 6 tháng đến 1 năm để xử lý một hợp đồng giao dịch. Nguyên nhân có thể đến từ hai phía ứng viên và nhà tuyển dụng. Thời gian tuyển dụng kéo dài khiến nguy cơ vuột mất ứng viên tăng cao. Hệ quả là headhunter lại phải tìm kiếm ứng viên khác. Nếu vòng lặp trên tái diễn nhiều lần dễ gây ra sự chán nản cho headhunter. Bởi vậy, chỉ những Headhunter thực sự kiên nhẫn mới gặt hái được thành công.
Nhiều áp lực
Công việc của thợ săn đầu người mang tính chất tương tự như bán hàng. Và Headhunter cũng là một nhân viên kinh doanh. Vì vậy, bạn sẽ phải đối mặt với áp lực từ KPI cho đến những áp lực khi phải làm việc cùng khách hàng, ứng viên.
Đôi khi, vài ba tháng bạn chưa kiếm được hợp đồng nào hay chưa tuyển dụng thành công vị trí nào là điều rất bình thường. Với những Fresh headhunter còn ít kinh nghiệm thì còn khó kiếm hợp đồng hơn.
Phải am hiểu nhiều kiến thức
Không giống như nhân viên HR nội bộ, các Headhunter phải tuyển dụng cho rất nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Do đó, để trở thành một thợ săn đầu người chuyên nghiệp, bạn cần liên tục trau dồi các kiến thức chuyên ngành và cả những đặc điểm, khó khăn của từng vị trí công việc.
Khó đánh giá năng lực của ứng viên
Rất nhiều ứng viên chưa hiểu được thế mạnh của họ và cũng không thể chắc chắn bản thân có phù hợp với công việc hay không. Lúc này, nhiệm vụ của một headhunter là phải đánh giá năng lực của ứng viên.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác năng lực của ứng viên không hề đơn giản. Bạn sẽ phải thực hiện các buổi phỏng vấn, phải áp dụng những kỹ thuật nhất định và phải có kinh nghiệm lâu năm trong nghề mới làm tốt được.
Khó khăn trong việc tìm kiếm và kết nối với ứng viên cấp cao
Các ứng viên cấp cao thường có nhiều Headhunter săn đón. Họ cũng ít khi chủ động tìm việc. Có nhiều ứng viên cấp cao lại không đồng ý đến công ty tuyển dụng phỏng vấn mà yêu cầu gặp ở địa điểm khác.
Chính vì vậy, các Headhunter luôn phải tìm ra giải pháp hiệu quả để tiếp cận những ứng viên này. Khi đã tìm được thì lại phải khéo léo để thuyết phục họ tham gia phỏng vấn.
Ngoại ngữ
Hầu hết các công ty Headhunter đều yêu cầu ứng viên có khả năng tiếng anh tốt khi tuyển dụng (khoảng 6.5 IELTS).
Review vị trí Headhunter
Theo một nhân viên headhunter tại một công ty chia sẻ rằng: “Thu nhập có thể rất cao nếu đạt target thì ít nhất cũng khoảng 10 triệu/ tháng, vượt target thì có anh chị riêng phần bonus có thể lên tới 1 tỷ/ năm. Tôi được gặp nhiều ứng viên giỏi, senior và học hỏi được nhiều. Khi ở vị trí Level CEO, CFO kiến thức, kinh nghiệm, cách nói chuyện của ứng viên sẽ rất khác. Tôi biết nhiều thông tin về thị trường lao động hơn.”
“Tuy nhiên, bên cạnh dó có nhiều áp lực, như rất nhiều số số và số. Làm Headhunter là nghề phải chịu target như sales, thường mức target này bằng khoảng 4-10 lần mức lương của consultant, tùy công ty. Làm Headhunter mà số bị di hằng ngày, hằng tuần và hằng tháng, không những số mà còn những KPIs khác như con tố CV gửi đi, số interview, số meeting với khách hàng.”
Theo Ông Nguyễn Đức Chính: “Headhunter thành công là người có thể xử lý công việc dưới áp lực cao. Đó là người có thể xử lý khủng hoảng tại phút 99 khi ứng viên đột ngột từ chối offer letter. Là những chiến binh luôn “say no’ với “bỏ cuộc” trong cuộc chiến kiên trì với đối tác khách hàng để chọn được nhân sự phù hợp, hay là những người thậm chí có thể bình tĩnh giải quyết khi “gặp khách hàng thiếu chữ tín” khiến bao nỗ lực, công sức của họ bị ném qua cửa sổ.”
Đánh giá, chia sẻ về Headhunter
Các Headhunter chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.