Định lý giá trị trung gian – Định lý giá trị trung bình – Định lý Pappus | Giải tích 1

Định lý giá trị trung gian – Định lý giá trị trung bình – Định lý Pappus

Định lý giá trị trung gian – Định lý giá trị trung bình – Định lý Pappus

Trong giải tích 1 ta học các kết quả mang tính định tính khá thú vị sau:

+ Định lý giá trị trung gian (Intermediate value theorem) cho hàm liên tục – Định lý Bolzano-Cauchy, đạo hàm của một hàm khả vi – Định lý Darboux,

+ Định lý giá trị trung bình (Mean value theorem) cho hàm khả vi – Định lý Lagrange, Định lý Cauchy,

+ Định lý giá trị trung bình (Mean value theorem) cho tích phân.

Dưới đây ta lướt qua từng kết quả này.

1. Định lý giá trị trung gian

Ta bắt đầu từ các Định lý giá trị trung gian. Các Định lý này nói về tính liên thông của tập giá trị. Chẳng hạn, dạng đơn giản nhất, nếu hàm liên tục f:0,1R có f(0), f(1) trái dấu nhau thì nó có không điểm. Một cách phát biểu phức tạp, nếu f:0,10,1 là hàm liên tục thì nó có điểm bất động. Một cách hình ảnh, trên một vòng thép bị nung, ở bất kỳ thời điểm nào, luôn có hai điểm đối xứng qua tâm có cùng nhiệt độ.

Tiếp đến Định lý trung gian cho đạo hàm của hàm khả vi một biến, Định lý Darboux. Cụ thể, cho f:0,1Rkhả vi trong (0, 1) và có đạo hàm phải f+'(0) và đạo hàm trái f-'(1). Giả sử f+'(0) f-'(1)<0 thì f'(x) có không điểm trong (0, 1)

Nếu đạo hàm f' là hàm liên tục trên [0, 1] thì hiển nhiên có điều phải chứng minh. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng có điều này, chẳng hạn hàm

f(x)=x2sin(1x) khi x khác 00 khi x=0

có đạo hàm

f'(x)=2x sin1x-cos1xkhi x khác 00 khi x=0

là hàm không liên tục.

Vậy một cách tổng quát ta cần chứng minh Định lý Darboux như nào khi không có tính liên tục của đạo hàm?

Câu trả lời: ta dùng Định lý Fermat. Cụ thể giả sử f+'(0)> và f'-(1)<0 thì hàm f không thể đạt GTLN tại hai đầu mút, nó chỉ có thể đạt GTLN trong (0, 1). Do đó theo Fermat tại điểm hàm đạt GTLN đạo hàm có giá trị bằng 0. Tương tự với trường hợp còn lại.

Định lý Darboux cho phép ta xây dựng hàm khả tích và không có nguyên hàm, chẳng hạn

f:[-1, 1]R, f(x)=sgn(x) hàm du

Định lý Fermat cũng giúp ta chứng minh các Định lý Rolle, Định lý Lagrange, Định lý Cauchy – các Định lý trung bình cho hàm khả vi. Một cách hình ảnh, để đi từ A đến B ta có thể đi vòng vèo, nhưng chắc chắn có lúc nào đó vec-tơ vận tốc tức thời cùng phương, cùng hướng với véc-tơ AB.

2. Định lý giá trị trung bình

Từ Định lý Cauchy ta có thể dẫn đến Quy tắc L’Hopital. Từ Định lý Lagrange ta có thể dẫn đến khai triển Taylor dạng Lagrange. Ngoài ra ta cũng có thể dẫn đến Định lý trung bình cho tích phân xác định của hàm liên tục. Ta thường gọi đây là Định lý trung bình thứ nhất.

Định lý trung bình thứ hai khá phức tạp.

Quay trở lại Định lý trung bình thứ nhất, từ đây ta có thể dẫn đến Định lý Pappus.

+ Cho mặt tròn xoay có đường sinh

f: [a, b][0, ]

Có diện tích xung quanh

S=2πabf(x)1+f'(x)2dx

Áp dụng Định lý trung bình thứ nhất cho: f(x) và g(x)=1+f'(x)2 có điểm ca, b sao cho

S=2πf(c)ab1+f'(x)2dx

Chú ý rằng

L=ab1+f'(x)2dx

chính là độ dài của đường sinh.

3. Định lý Pappus

Như vậy ta có Định lý Pappus: diện tích mặt tròn xoay được cho bởi

S=2πLdL=ab1+f'(x)2dx  độ dài đường sinhd=f(c)=1Labf(x)1+f'(x)2dx 

là khoảng cách từ trọng tâm của đường sinh đến trục xoay.

+ (Định lý Pappus) cho vật tròn xoay cũng có đường sinh như trên có thể tích

V=πabf2(x) dx

Lại áp dụng Định lý trung bình thứ nhất cho f(x) và g(x) = f(x) có điểm c'a, b sao cho

V=πf(c')abf(x)dx

Như vậy ta có Định lý Pappus: thể tích của vật tròn xoay được cho bởi:

V=2πSd'

S=abf(x)dx là diện tích miền nằm giữa trục xoay và đường sinh,

Một cách tổng quát ta cũng có Định lý Pappus cho mặt hay vật có trục đối xứng. Chẳng hạn hình xuyến:

+ mặt xuyến được tạo bởi việc quay một vòng tròn quanh một trục không đi qua vòng tròn có diện tích

 4π2rd

với r là bán kính của vòng tròn, d là khoảng cách từ tâm vòng tròn đến trục xoay;

+ thể tích hình xuyến được tạo bởi việc xoay một mặt tròn quanh một trục không đi qua mặt tròn có thể tích

 2π2r2d

với r là bán kính mặt tròn, d là khoảng cách từ tâm mặt tròn đến trục xoay.

Xem thêm:

Giáo trình học phần Giải tích 1

Bài giảng học phàn Giải tích 1

Đề cương ôn tập học phần Giải tích 1

Công thức và câu hỏi trắc nghiệm: Giới hạn hàm số

Công thức và câu hỏi trắc nghiệm: Đạo hàm và vi phân

Công thức và câu hỏi trắc nghiệm: Nguyên hàm - Tích phân

Công thức và câu hỏi trắc nghiệm: Chuỗi số

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh kỹ thuật

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm gia sư toán

Mức lương của thực tập sinh kỹ thuật là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!