Internet và dịch vụ World Wide Web? | Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương | Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng

Giới thiệu về Internet và dịch vụ World Wide Web? Tóm tắt lý thuyết môn học Tin học đại cương giúp bạn khái quát kiến thức môn học, ôn tập và đạt điểm cao.

Internet và dịch vụ World Wide Web? 

Hiện nay nhu cầu khai thác thông tin trên mạng Internet ngày càng tăng. Vì vậy trong chương này sẽ giới thiệu những khái niệm cơ bản về Internet, các dịch vụ trên Internet và cách sử dụng trình duyệt Internet Explorer để khai thác thông tin trên Internet.

1. GIỚI THIỆU INTERNET

1.1 Internet đã bắt đầu như thế nào?

Năm 1965, Bộ quốc phòng Mỹ đã xây dựng một hệ thống mạng máy tính phục vụ cho việc nghiên cứu quân sự. Mạng này có tên là ARPAnet, hệ thống này được thiết kế với khả năng chịu đựng được những sự cố nghiêm trọng như thiên tai, chiến tranh,…mà vẫn hoạt động bình thường. Đây chính là tiền thân của mạng Internet sau này. Tại thời điểm này, chỉ có những nhà khoa học, cơ quan của chính phủ Mỹ mới có quyền truy cập vào hệ thống ARPAnet.

Vào cuối những năm 1980, hiệp hội khoa học Mỹ đã có những nỗ lực để cho phép các nhà khoa học, các trường cao đẳng và các trường đại học có thể tham gia sử dụng hệ thống mạng ARPAnet để chia sẻ những thông tin, dữ liệu khoa học của họ. Tuy nhiên việc sử dụng Internet lúc đó rất khó khăn, đòi hỏi người dùng có kỹ năng máy tính cao.

Mạng Internet có thể chỉ dừng lại ở đấy nếu như không có sự ra đời của World Wide Web, được phát minh bởi Tim Berners-Lee trong thời gian làm việc tại CERN (Tổ chức nghiên cứu nguyên tử của Châu Âu đặt tại Thụy Sĩ). Ông Tim đã tìm ra cách thức để máy tính ở các vị trí, địa điểm khác nhau có thể hiển thị những văn bản có liên kết đến các tập tin văn bản khác. Kết quả nghiên cứu của ông Tim đó là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (Hyper Text Markup Language).

1.2 Thông tin gì được cho phép đưa lên Internet?

Internet là một mạng diện rộng mà trong đó có nhiều cá nhân, tổ chức, quốc gia cùng tham gia. Thông tin đưa lên mạng Internet có xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau, và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Từ những thông tin phục vụ cho giáo dục, y tế, quốc phòng, du lịch cho đến những thông tin có thể có hại cho các tổ chức, các quốc gia, hoặc các nền văn hóa.

Vì mỗi quốc gia có hệ thống pháp lý riêng của họ và những hệ thống pháp lý này đôi khi lại trái ngược nhau nên thông tin được đưa lên mạng Internet hầu như không thể kiểm soát được. Chẳng hạn tòa án Canada muốn kết tội một công dân nước họ vì tội tuyên truyền, ủng hộ chủ nghĩa phát xít mới nhưng họ không thể đưa anh ta ra tòa được vì thông tin anh ta đưa lên mạng được lưu trữ ở Mỹ. Mà theo luật pháp Mỹ thì điều này lại được cho phép.

1.3 Nguyên lý hoạt động của Internet

Để hiểu nguyên lý hoạt động của Internet theo cách đơn giản nhất, ta có thể hình dung thông tin gởi và nhận từ các máy tính giống như việc gởi thư qua hệ thống bưu điện. Khi muốn gởi thư, người ta thường đến một trạm bưu điện gần nhất để bỏ thư vào thùng.

Tại đây thư của chúng ta và của nhiều người khác nữa sẽ được phân loại theo địa chỉ rồi tiếp tục được gởi lên tuyến cao hơn. Qui trình cứ tiếp tục như thế cho đến khi thư của chúng ta tới được địa chỉ của người nhận.

Tương tự như vậy, khi nhận và gởi thông tin trên Internet, thông tin cần phải được xác định địa chỉ duy nhất. Địa chỉ Internet của các tư liệu được quản lý bằng bộ định vị tài nguyên đồng dạng URL (Uniform Resouce Locator). Mỗi trang Web khi được đưa lên Internet sẽ có ít nhất một địa chỉ URL tham chiếu đến nó.

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Xem thêm 

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương

Phần I: NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ TIN HỌC

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Thông tin và xử lý thông tin 

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Cấu trúc tổng quát của máy tính điện tử 

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Hệ điều hành 

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Quản lý dữ liệu bằng Windows Explorer 

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Sử dụng tiếng việt trong Windows 

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Bảo vệ sữ liệu và phòng chống Virus

Phần III: XỬ LÝ BẢNG TÍNH VỚI MICROSOFT EXCEL

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Giới thiệu Microsoft Excel 

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Các thao tác cơ bản 

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Một số hàm trong Excel 

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Thao tác trên cơ sở dữ liệu 

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Tạo biểu đồ trong Excel 

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Định dạng và in ấn trong Excel 

Phần IV: TRÌNH DIỄN VỚI MICROSOFT POWER POINT

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Giới thiệu Microsoft PowerPoint 

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Cập nhập và định dạng 

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Làm việc với các trình diễn 

Phần V: SỬ DỤNG DỊCH VỤ WEB VÀ EMAIL

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Internet và dịch vụ World Wide Web 

Tóm tắt lý thuyết Tin học đại cương: Dịch vụ thư điện tử

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh kỹ sư tự động hóa

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh kỹ thuật

Mức lương của thực tập sinh kỹ thuật là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!