1. Khối D gồm những tổ hợp môn nào?
Khối D là khối gồm nhiều tổ hợp môn khác nhau. Các ngành học khối D sẽ dựa vào từng tổ hợp môn để đăng ký xét tuyển. Sau đây là một số các tổ hợp môn của khối D.
Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
Đọc thêm: Khối D01 là tổ hợp môn gì? Các ngành khối D01
2. Các ngành nghề tuyển sinh khối D
Có rất nhiều ngành tuyển sinh khối D nhưng có 4 nhóm ngành chính có thể kể đến như: nhóm ngành kinh tế, nhóm ngành xã hội, nhóm ngành ngôn ngữ và nhóm ngành sư phạm.
Nhóm ngành Kinh tế - Luật
Ngành Kinh tế là ngành học nghiên cứu sâu rộng về các hoạt động trao đổi, giao thương và buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh doanh và doanh nghiệp. Ngành Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Cả 2 ngành có mối quan hệ bổ trợ cho nhau, mang tính xây dựng, cùng phát triển. Đây là một trong những nhóm ngành nổi tiếng tuyển sinh khối D là nhóm ngành kinh tế - Luật gồm nhiều chuyên ngành như:
Các ngành về kinh tế
- Kinh doanh quốc tế
- Quản trị kinh doanh
- Kế toán
- Kiểm toán
- …
Các ngành về Luật:
- Luật dân sự
- Luật tài chính ngân hàng
- Luật kinh doanh
- …
Học nhóm ngành Kinh tế - Luật có thể mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực liên quan đến kinh tế và pháp luật. Dưới đây là một số lĩnh vực mà bạn có thể xem xét khi ra trường:
- Luật doanh nghiệp: có thể làm việc trong các văn phòng luật chuyên về doanh nghiệp, tư vấn về lập và thực hiện hợp đồng, quản lý rủi ro pháp lý cho các công ty.
- Tư vấn tài chính và đầu tư: Với khối lượng kiến thức về kinh tế và luật, bạn có thể làm việc trong lĩnh vực tư vấn tài chính và đầu tư, hỗ trợ các cá nhân và tổ chức trong việc quản lý tài sản, đầu tư và tuân thủ quy định pháp luật tài chính.
- Quản lý rủi ro pháp lý: Công việc này liên quan đến việc đánh giá và quản lý rủi ro pháp lý cho các tổ chức kinh doanh, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và giảm thiểu các vấn đề pháp lý tiềm ẩn. Ngoài ra, có thể làm công việc tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của các ngân hàng và công ty bảo hiểm, bao gồm việc xây dựng chính sách, đánh giá rủi ro và giải quyết tranh chấp.
- Quản lý dự án: có thể tham gia vào quản lý dự án trong các tổ chức, bao gồm việc đánh giá khả năng tài chính, quản lý hợp đồng và giải quyết các vấn đề pháp lý trong quá trình triển khai dự án.
Mức lương khởi điểm danh cho sinh viên ngành Kinh tế mới ra trường cũng khoảng 8 triệu đồng/tháng và sẽ tăng dần theo năng lực và kinh nghiệm làm việc. Mức lương cao nhất có thể lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng với các vị trí như Giám đốc Tài chính (khoảng 50 - 100 triệu đồng/tháng),... Ngành Luật cũng vậy, thu nhập trung bình ở các vị trí luật sư tại các công ty luật sẽ khoảng 4-6 triệu đồng cho sinh viên mới ra trường. Khi có kinh nghiệm trên 3 năm, mức lương sẽ rơi vào khoảng 10 triệu đồng/ tháng. Khi có trên 5 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ lên đến 15 triệu hoặc hơn tùy vào năng lực.
Những ngành nghề này là những ngành khá ổn định và lý tưởng cho dân học ban D. Các nghề này thích hợp với những bạn khối D có tư duy toán học nhạy bén, ngoại ngữ tốt, năng động... Bởi những tố chất này sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của các bạn sau này.
>> Tìm hiểu thêm về việc làm cho nhóm ngành Kinh tế - Luật:
Việc làm Giám đốc kinh doanh kinh doanh mới nhất
Việc làm Luật sư mới nhất
Nhóm ngành xã hội
Khối xã hội là các môn học nghiên cứu về con người trong mối quan hệ với thế giới xung quanh. Nghĩa là tìm hiểu về những khía cạnh của thế giới được định hình bởi con người. Có thể nói rằng nhóm ngành xã hội là một trong những nhóm có nhiều người đam mê và theo đuổi bởi sự đa dạng, nhiều khía cạnh thú vị của nó. Nhóm ngành xã hội bao gồm các ngành như:
- Marketing.
- Báo chí
- Du lịch
- Quan hệ quốc tế
- Truyền thông quốc tế
- Quảng cáo
- Triết học
- Xã hội học
- Địa lý học
- …
Vậy học khối ngành Xã hội ra trường có thể làm những gì? Câu trả lời chính là vô cùng nhiều, thậm chí có những nghề còn trở thành "trend" trong những năm gần đây. Có thể kể đến một số những công việc như:
- Quan hệ công chúng và truyền thông: làm việc trong các công ty truyền thông, tổ chức quảng cáo, công ty PR hoặc các tổ chức phi chính phủ để quản lý thông tin, xây dựng hình ảnh công ty và tương tác với công chúng.
- Công tác xã hội: công việc trong các tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận để hỗ trợ và tư vấn cho những người gặp khó khăn, bao gồm việc giúp đỡ những người vô gia cư, trẻ em mồ côi, người cao tuổi, người tàn tật và các nhóm xã hội khác.
- Quản lý nguồn nhân lực: Bạn có thể làm việc trong các công ty, tổ chức hoặc các bộ phận nhân sự để quản lý và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất và quản lý các chính sách nhân sự.
- Nghệ thuật và văn hóa: làm việc trong các tổ chức nghệ thuật, nhà hát, trung tâm văn hóa hoặc tổ chức phi chính phủ để quản lý, phát triển và thúc đẩy các hoạt động nghệ thuật và văn hóa. Bạn có thể thỏa sức đam mê sáng tạo nghệ thuật.
Có thể nói mức lương của ngành xã hội học nhìn chung sẽ như sau:
- Các chuyên viên xã hội học, nhà nhân loại học và các vị trí liên quan có mức lương từ 6.3 – 15.1 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên tổ chức sự kiện mức lương dao động từ 5 – 25 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng dao động khoảng 4 – 30 triệu đồng/tháng.
Những người theo học khối D có thế mạnh về ngôn ngữ và khả năng viết lách tốt nên theo nhóm ngành xã hội. Bởi khả năng viết lách tốt hay những thế mạnh về ngôn ngữ sẽ bổ trợ không những trong quá trình học mà còn cho cả công việc của bạn trong tương lai.
>> Tìm hiểu thêm về việc làm cho nhóm ngành Xã hội:
Việc làm Chuyên viên tổ chức sự kiện mới nhất
Việc làm Quản lý nhân sự mới nhất
Nhóm ngành ngôn ngữ – Khối quốc tế học
Nhóm ngành ngôn ngữ là lĩnh vực nghiên cứu các khía cạnh của ngôn ngữ. Bên cạnh học ngôn ngữ, kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa, người học sẽ được học về lịch sử hình thành của ngôn ngữ đó cũng như kĩ năng phân tích và ứng dụng của ngôn ngữ trên khắp thế giới. Nhóm ngành ngôn ngữ – Khối quốc tế học nhiều chuyên ngành như:
- Ngôn ngữ Pháp
- Ngôn ngữ Anh
- Ngôn ngữ Nga
- Ngôn ngữ Nhật
- …
Sau đây là một số công việc mà bạn có thể cân nhắc khi tốt nghiệp nhóm ngành Ngôn ngữ
- Dịch giả/Phiên dịch viên: Bạn có thể làm việc trong lĩnh vực dịch thuật hoặc phiên dịch, chuyển đổi nội dung từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để giao tiếp và tương tác trong môi trường đa ngôn ngữ.
- Biên tập viên: là những người có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngôn ngữ. Họ sẽ làm việc trong các nhà xuất bản, các tòa soạn hoặc đài phát thanh truyền hình.
- Giảng viên: Với những bạn đam mê với công tác giảng dạy, có thể lựa chọn làm giảng viên tại các trường đào tạo ngành ngôn ngữ học. Với nhu cầu gia học tiếng gia tăng ở Việt Nam, đây là một công việc hoàn toàn có triển vọng.
- Nghiên cứu viên: ngành ngôn ngữ có chức năng nghiên cứu ngôn ngữ ở nhiều phương diện khác nhau như ngôn ngữ học dân tộc thiểu số, ngôn ngữ học vùng miền, ngôn ngữ học vị thành niên,...
Mức lương ngành Ngôn ngữ Anh của sinh viên mới ra trường dao động trung bình khoảng 9-15 triệu đồng/ tháng. Tùy thuộc vào khả năng và kinh nghiệm làm việc mà mức lương này sẽ được nâng đến khoảng 24 triệu đồng, thậm chí cao hơn nếu bạn đủ năng lực và có nhiều kinh nghiệm. Mức lương trung bình của các chuyên gia ngôn ngữ Trung tại Việt Nam dao động từ 8 triệu đến 20 triệu đồng/tháng, tùy vào kinh nghiệm và năng lực của từng người.
Nhóm ngành ngôn ngữ là một trong các ngành đại học mà các bạn học khối D yêu thích ngôn ngữ nên lựa chọn. Bởi nhóm ngành này có triển vọng việc làm khá tốt. Ngoại ngữ không chỉ đơn thuần là một ngôn ngữ để giao tiếp mà còn là công cụ để giúp bạn có việc làm ổn định với mức lương mong muốn. Ngoại ngữ là bàn đạp để bạn có thể nắm bắt các cơ hội việc làm trong các công ty nước ngoài.
>> Tìm hiểu thêm về việc làm cho nhóm ngành Ngôn ngữ:
Việc làm Giáo viên tiếng Trung mới nhất
Việc làm Biên tập viên mới nhất
Nhóm ngành sư phạm
Sư phạm là ngành khoa học về giáo dục và giảng dạy trong trường học. Nói cách khác, ngành sư phạm sẽ đào tạo các thầy cô giáo và đội ngũ cán bộ cho các cơ sở giáo dục. Làm việc trong ngành sư phạm đồng nghĩa với việc tham gia vào sự nghiệp trồng người, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội. Các nhóm ngành sư phạm cũng tuyển sinh các học sinh theo học khối D bao gồm:
- Quản lý giáo dục
- Giáo dục chính trị
- Sư phạm Ngữ văn
- Sư phạm Toán
- Sư phạm Lý
- Sư phạm Hóa
- Tâm lý học
- Thông tin – thư viện
- Sư phạm tiểu học
- Sư phạm mầm non.
- …
Nhóm ngành Sư phạm luôn là một trong những ngành học được lựa chọn nhiều nhất bởi triển vọng nghề nghiệp trong tương lai vô cùng rộng mở và đa dạng. Vậy học Sư phạm có thể làm những công việc gì
- Giáo viên/ Giảng viên: Trở thành giáo viên tại các cơ sở giáo dục là mong muốn của nhiều sinh viên học ngành Sư phạm. Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm có thể lựa chọn làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập hoặc đơn vị tư nhân.
- Cán bộ tại cơ quan giáo dục: có thể trở thành cán bộ tại các cơ quan giáo dục tại Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mức lương của cán bộ tại các cơ quan quản lý giáo dục được tính theo bậc lương công chức, viên chức Nhà nước.
Sau đây là mức lương cơ bản của giáo viên viên chức làm việc tại các trường học công lập:
- Giáo viên mầm non: Mức lương khoảng từ 3 – 5 triệu đồng
- Giáo viên tiểu học: Mức lương từ 3 – 6 triệu đồng
- Giáo viên THCS, THPT: Mức lương ở mức 3 – 7 triệu đồng
- Giảng viên trung cấp, cao đẳng, đại học: Mức lương từ 6 – 10 triệu đồng
Ngoài ra, giáo viên cũng có thể mở thêm các lớp dạy bên ngoài, dạy online kiếm thêm thu nhập.
Những bạn chọn nhóm ngành này thường là những bạn thích sự ổn định, an toàn và phần lớn các bạn chọn nhóm ngành sư phạm là các bạn nữ. Đây cũng là một nhóm ngành được xã hội tôn trọng và trân quý.
>> Tìm hiểu thêm về việc làm cho nhóm ngành Sư phạm:
Việc làm Giáo viên mầm non mới nhất
Việc làm Giáo viên Tiểu học mới nhất
Đọc thêm: Top 13 ngành nghề khối D01 hot nhất hiện nay
3. Các trường đào tạo khối D uy tín trên cả nước
Có rất nhiều trường đại học uy tín đào tạo ngành nghề khối D trên cả nước. Bạn có thể tìm hiểu kỹ và tham khảo các thông tin cụ thể trên trang web mỗi trường để lựa chọn ngành nghề và môi trường học tập với bản thân. Sau đây là một số trường đại học đào tạo uy tín cho các ngành nghề khối D.
Các trường đại học thuộc phía Bắc
- Đại học Ngoại Ngữ
- Đại học Hà Nội
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Đại học Ngoại Thương
- Học viện Ngoại Giao
- Đại học Sư phạm
- Đại học Luật
- Học viện Ngân Hàng
- Học viện Báo chí & Tuyên truyền
- Học viện Hành chính Quốc gia
- Đại học Thương Mại
Các trường đại học thuộc phía Nam
- Đại học Kinh tế Luật
- Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn
- Đại học Quốc tế
- Đại học Luật
- Học viện Hàng không Việt Nam
- Đại học Tài chính Marketing
- Đại học Lao động Xã hội
- Đại học Công nghiệp
- Đại học An ninh Nhân dân
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật
4. Cơ hội việc làm cho khối D
Khối D với sự kết hợp giữa 3 môn Toán - Ngữ Văn - Ngoại ngữ có thể xem là một sự kết hợp khéo léo và đồng đều. Cũng từ tính đồng đều này đã tạo nên điều kiện thuận lợi cho "dân khối D", giúp các bạn có những cơ hội việc làm cao. Sau đây là một số những công việc phổ biến mà "dân khối D" thường làm:
- Kinh tế: Việc giao lưu, hội nhập quốc tế là điều thường thấy trong ngành này. Có thêm một ngôn ngữ thứ 2 chính là một lợi thế vô cùng lớn đối với các bạn khối D. Điều này giúp các bạn có thêm nhiều cơ hội và trải nghiệm hơn.
- Biên phiên dịch: nghề có triển vọng bởi mức thu nhập cao ngất ngưởng cũng là một sự lựa chọn của nhiều bạn học khối D. Khả năng ngoại ngữ kết hợp với sự nhạy bén, linh hoạt giúp các bạn trụ vững trong nghề. Bạn có thể làm biên phiên dịch viên tại nhiều nơi như văn phòng công chứng, hội thảo quốc tế, hội nghị cấp cao. Các nghề biên phiên dịch khá đa dạng, ngoài Tiếng Anh còn nhiều ngôn ngữ khác như phiên dịch tiếng Hàn, tiếng Trung,...
- Giáo viên, giảng viên: Ở Việt Nam hiện tại, nghề giáo viên đang rơi vào tình trạng thiếu nhân lực. Vậy nên việc tìm kiếm và mở rộng ngành trở thành vấn đề đáng chú ý. Ngành nghề này có thể giảng dạy ở nhiều nơi như trường trung học, tiểu học, các trường đại học hoặc các trung tâm đào tạo hoặc mở lớp dạy thêm cũng có mức thu nhập ổn định.
- Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên: không chỉ cần có nền tảng kiến thức vững vàng hay trình độ chuyên môn cao mà còn cần có tố chất riêng. Nếu bạn có năng lực thật sự, bạn sẽ luôn có rất nhiều cơ hội từ các nhà tuyển dụng trong ngành này.
- Marketing: không còn xa lạ ở thời hiện đại, bất kỳ công ty hoặc doanh nghiệp lớn hay nhỏ nào cũng đều cần Marketing để quảng bá các sản phẩm, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng cũng như nâng cao nhận diện thương hiệu cho khách hàng. Marketing có nhiều vị trí phổ biến khác nhau như người làm ra các chiến dịch quảng cáo, nhân viên kỹ thuật, thiết kế hình ảnh hay thực hiện các kế hoạch quảng bá.
>> Tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm cho khối D:
Việc làm Nhân viên kinh doanh mới nhất
Việc làm Phiên dịch viên mới nhất
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn nắm rõ khối D gồm những tổ hợp nào? ngành nghề nào? Học ở đâu uy tín? Hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp phụ huynh, học sinh có những định hướng phù hợp với học sinh. Để cập nhập các thông tin khác, đừng quên truy cập 1900 - tin tức việc làm nhé!
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn: