Điều kiện và Lộ trình trở thành một Gia sư Tiếng Việt?

Gia sư tiếng Việt không chỉ là việc làm thêm phổ biến dành cho các bạn sinh viên. Đây cũng có thể là sự lựa chọn của nhiều người khác nữa. Bên cạnh những bạn mới tốt nghiệp nghề giáo nhưng không đứng lớp, vẫn còn rất nhiều người có kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm lựa chọn công việc gia sư này.

Lộ trình thăng tiến của Gia sư 

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Gia sư cá nhân 

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí gia sư cá nhân. Nhiệm vụ chính là giảng dạy ở quy mô nhỏ chỉ từ 1 học sinh. Bạn sẽ học các kỹ năng và kiến thức mà một gia sư cần có. 

Từ 2 - 3 năm: Gia sư nhóm nhỏ 

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 3 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Gia sư nhóm nhỏ. Với mức độ dạy đông hơn là một nhóm các bạn học sinh từ 2-3 bạn. Bạn sẽ cần quản lý và giảng dạy nhiều hơn, cùng với đó mức thu nhập cũng cao hơn. 

Từ 3 - 5 năm: Trợ giảng 

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Trợ giảng, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là hỗ trợ giảng dạy cho giảng viên, quá trình này bạn sẽ học hỏi được rất nhiều thứ nếu muốn theo đuổi sự nghiệp giảng dạy thì bắt đầu với công việc trợ giảng là một xuất phát rất tốt. 

Yêu cầu tuyển dụng gia sư 

Làm gia sư tiếng Việt là công việc nhẹ nhàng, thu nhập cao đối với các bạn sinh viên. Tuy nhiên, để trở thành một gia sư được học sinh, phụ huynh yêu quý và hơn nữa để trở thành một gia sư giỏi thì đòi hỏi nhiều tố chất. Rất may, những tố chất đối với một gia sư đều có thể rèn luyện và bổ sung trong quá trình đi dạy. Dưới đây là những tố chất và kỹ năng cần quan tâm đối với một gia sư: 

Có kiến thức vững chắc với môn học giảng dạy

Chắc chắn rằng điều kiện cần để có thể trở thành một gia sư là bạn phải vững kiến thức mà mình muốn dạy. Tùy theo việc bạn nắm chắc kiến thức đến đâu mà bạn nên lựa chọn lớp gia sư phù hợp với việc đó. Nếu bạn mới thi đại học xong và đạt điểm cao trong kỳ thi đại học, bạn có thể lựa chọn trở thành gia sư ôn thi đại học. Nếu bạn giỏi ngoại ngữ và có kinh nghiệm học ngoại ngữ, bạn có thể đi dạy tiếng Anh, tiếng Nhật. Nếu bạn nắm vững kiến thức cấp 2, bạn có thể đi dạy gia sư cho các em cấp 2. Lưu ý rằng việc làm gia sư cho phép bạn sử dụng tài liệu để dạy học cho học viên nên quan trọng nhất là bạn nắm được bản chất kiến thức để truyền đạt chứ không nhất thiết phải nhớ tất cả các kiến thức.

Rèn luyện kỹ năng truyền đạt 

Có kiến thức rồi thì phải có khả năng truyền đạt, nếu không sẽ không có cách nào giúp học sinh hiểu bài cả. Bạn cần rèn luyện cách diễn đạt và truyền đạt vấn đề sáng sủa, mạch lạc và có logic. Có nhiều sách vở và video giúp các bạn gia sư rèn luyện kỹ năng truyền đạt. Thông thương, chúng ta có thể chọn cách diễn đạt diễn dịch hoặc chọn cách quy nạp cho một vấn đề cần truyền đạt. Dù chọn cách nào thì mục tiêu cao nhất là giúp học viên của mình hiểu rõ vấn đề mà mình đang truyền đạt.

Chuẩn bị giáo án cẩn thận 

Để có thể giảng dạy được thì bên cạnh kiến thức và khả năng truyền đạt bạn cần có một giáo án cụ thể. Mức độ chi tiết của giáo án tùy thuộc vào môn dạy và mục tiêu dạy học của bạn. Dù đơn giản hay phức tạp thì giáo án cũng phải chỉ ra một buổi dạy sẽ được tổ chức như thế nào và kiến thức nào sẽ được truyền đạt trong buổi dạy. Bạn có thể xem thêm bài viết Một buổi dạy gia sư diễn ra như thế nào? Để có kế hoạch tổ chức một buổi dạy của mình phù hợp.

Tư cách đạo đức tốt

Tất nhiên rồi, việc làm gia sư cũng là làm thầy là người truyền đạt con chữ. Nếu chúng ta không có tư cách đạo đức tốt thì không thể làm gương cho học viên và giúp học viên tiến bộ. Không bậc phụ huynh nào muốn con em mình tiếp xúc với một người có tư cách đạo đức không tốt chứ chưa nói đến việc dạy dỗ, truyền đạt kiến thức. Vì vậy, hãy luôn giữ cho mình một tư cách đạo đức tốt. Tư cách đạo đức tốt thể hiện ra ngoài là sự lễ phép, nhã nhặn, lịch thiệp. Ở bên trong, tư cách đạo đức tốt là những suy nghĩ tốt đẹp, trong sáng, hướng thiện. Rèn luyện và giữ gìn tư cách đạo đức tốt là việc làm thường xuyên và cần thiết dù cho bạn có làm bất cứ công việc nào đi nữa. 

Rèn luyện tính kiên nhẫn

Trong cuộc đời gia sư bạn có thể gặp những học sinh giỏi, nhanh nhẹn và ngoan ngoãn. Tuy nhiên số học sinh học kém, nghịch ngợm và lười biếng sẽ còn nhiều hơn. Vì vậy, tính kiên nhẫn là một trong những phẩm chất quan trọng để công việc gia sư của bạn có thể tiến triển tốt. Kiên nhẫn có nghĩa là bạn không ngại làm đi làm lại một công việc đến khi công việc đạt được kết quả tốt nhất có thể hoặc bạn không ngại một công việc kéo dài và có phần gian khổ. Dù thế nào đi nữa, kiên nhẫn là một đức tính tốt mà bất kỳ công việc nào cũng cần đến.

Thấu hiểu tâm lý học sinh

Yếu tố cuối cùng để trở thành một gia sư tuyệt vời là có thể thấu hiểu tâm lý học sinh. Thấu hiểu tâm lý học sinh giúp bạn tìm ra những nút thắt và mở nút thắt để giúp các em tiến bộ. Bạn có thể tìm đọc một số tài liệu về tâm lý từng lứa tuổi hoặc có thể vận dụng kinh nghiệm về khoảng thời gian bạn đã từng trải qua để thấu hiểu tâm lý học sinh của mình. Việc thấu hiểu tâm lý giúp bạn chia sẻ được các vấn đề ngoài học tập với các em và trở thành một người bạn với các em, nơi các em sẵn sàng chia sẻ và tâm sự các vấn đề cá nhân của các em.

Học gì để có thể trở thành gia sư 

Trợ giảng hay Quản lý lớp học là công việc thường có tại các trung tâm tư nhân, khi mà mỗi buổi học thường chỉ xảy ra khoảng 2-2,5h/buổi, giáo viên đến lớp chủ yếu chỉ chú tâm đến vấn đề giảng dạy nên vai trò của trợ giảng trong trường hợp này chính là quản lý lớp học về sĩ số, điểm danh học viên vắng mặt, lý do vắng mặt để báo cáo với trung tâm hoặc phụ huynh học sinh (nếu cần), nội quy, kỷ luật lớp học, quản lý giờ giấc và sắp xếp lịch học…

Trợ giảng nên học ở các trường đào tạo về sư phạm hay giáo dục sẽ có chuyên môn tốt để hoàn thành các công việc được giao. Công việc trợ giảng không chỉ yêu cầu trình độ cao mà còn cần phải đi kèm với kiến thức và kỹ năng về sư phạm, quản lý lớp học,… để xây dựng buổi học thú vị, cuốn hút hơn cũng như theo dõi lớp học một cách sát sao nhất.

Một số kỹ năng cần có của một trợ giảng sẽ bao gồm: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, thuyết trình, giải thích, kỹ năng quan sát và đánh giá, biết quản lý thời gian, sắp xếp công việc,... Ngoài ra, các kỹ năng như PowerPoint, Word là không thể thiếu bởi trợ giảng là người tổng hợp tài liệu cũng như tạo slide bài giảng cho giảng viên.

Các trường đào tạo ngành Sư phạm - Giáo dục tốt nhất Việt Nam hiện nay?

Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành Sư phạm - Giáo dục trên cả nước là:

Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, chia thành chuyên ngành của từng môn học riêng hoặc đào tạo chung. Tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm trợ giảng thì hãy ưu tiên chọn chuyên ngành mà mình giỏi nhất.

Lộ trình sự nghiệp

Gia sư Tiếng Việt

0 - 1 năm kinh nghiệm
26 - 39 triệu /năm
42 việc làm
Tìm hiểu thêm