Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kiểm Toán Viên?

Kiểm toán là ngành nghề phát triển rất mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Bởi vai trò đặc thù và những yêu cầu nghề nghiệp khắt khe mà nghề kiểm toán nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Dưới đây là lộ trình thăng tiến của nghề Kiểm toán.

Lộ trình thăng tiến

Lộ trình thăng tiến thông thường của một Kiểm toán viên sẽ trải qua những cấp bậc sau đây:

Thực tập sinh kiểm toán

Là bước đầu tiên trong sự nghiệp kiểm toán, thực tập sinh thường có thời gian làm việc từ 1-2 năm để tích lũy kiến thức, kỹ năng và nắm bắt quy trình kiểm toán cơ bản.

Kiểm toán viên

Sau khoảng 2 - 4 năm kinh nghiệm, Kiểm toán viên có thể đảm nhận công việc kiểm toán trong dự án nhỏ hoặc là thành viên của một nhóm kiểm toán lớn hơn. Họ thường tham gia vào quá trình thu thập dữ liệu, phân tích, và chuẩn bị báo cáo kiểm toán.

Trưởng nhóm kiểm toán

Với kinh nghiệm từ 5 - 8 năm, trưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý một nhóm Kiểm toán viên. Họ đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án kiểm toán, tham gia vào việc lập kế hoạch và phân công công việc, cũng như tương tác với khách hàng.

Phó phòng kiểm toán

Với kinh nghiệm từ 8 - 12 năm, phó phòng kiểm toán đảm nhiệm vai trò quản lý toàn diện của các dự án kiểm toán. Họ giám sát và hướng dẫn các trưởng nhóm và Kiểm toán viên, đảm bảo chất lượng và tuân thủ các quy trình kiểm toán.

Giám đốc kiểm toán

Với kinh nghiệm từ 12 năm trở lên, giám đốc kiểm toán có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động kiểm toán của công ty hoặc bộ phận kiểm toán. Họ thường tham gia vào quản lý chiến lược, phát triển kinh doanh, tạo và duy trì mối quan hệ với khách hàng quan trọng.

Yêu cầu tuyển dụng

Yêu cầu về tính độc lập

Tính độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản mà kiểm toán viên cần phải có. Thông thường lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức tin tưởng vào các đánh giá của kiểm toán viên có tính độc lập và khả năng về chuyên môn nghiệp vụ.

Yêu cầu về năng lực nghiệp vụ

Để hành nghề kiểm toán thì kiểm toán viên cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững chắc, có kinh nghiệm thực tế trong vòng 36 tháng và đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. 

Yêu cầu hiểu biết quy định pháp luật

Ngoài các yếu tố cần thiết thì vị trí kiểm toán viên đòi hỏi phải am hiểu về pháp luật và một số chính sách về tài chính liên quan đến lĩnh vực kiểm toán. 

Yêu cầu về tư chất đạo đức

Đây là yếu tố quan trọng mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có không riêng về kiểm toán. Yêu cầu này nhằm đảm bảo cho công việc kiểm toán được diễn ra theo đúng chuẩn mực. Kiểm toán viên phải làm việc một cách cẩn trọng và tinh thần làm việc thẳng thắn, trung thực để đảm bảo đánh giá các thông tin tài chính Kiểm toán một cách chính xác.

Các trường Đại học đào tạo về ngành Kiểm toán nổi tiếng 

Top 10 Trường đại học đào tạo ngành Kiểm toán tốt nhất Việt Nam:

Có thể thấy, kiểm toán viên là vị trí có lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng. Vì vậy, bạn nên có mục tiêu phát triển sự nghiệp càng sớm càng tốt để nỗ lực trong công việc; đồng thời, không ngừng học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng để đạt những thăng tiến trong sự nghiệp.