Công việc của Nhân viên Đấu thầu là gì?

Nhân viên đấu thầu (Tendering Officer) làm việc trong các công ty xây dựng, bất động sản, đầu tư, tài chính,... Họ tiếp nhận thông tin dự án từ chủ đầu tư, phân tích, nghiên cứu và sau đó chào giá một cách hợp lý tới những đối tác tiềm năng, đánh giá hồ sơ dự thầu từ các bên liên quan và lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất. Nhân viên đấu thầu thường đại diện cho các bên có nhu cầu xây dựng một dự án nào đó, có thể là một cá nhân hoặc một doanh nghiệp; gọi là bên mời thầu. Nhiệm vụ của họ là lựa chọn được một nhà thầu tiềm năng nhất với chi phí thi công thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

Công việc chính của các Nhân viên đấu thầu 

Các trách nhiệm cụ thể của nhân viên đấu thầu ở các doanh nghiệp khác nhau cũng sẽ không giống nhau và phụ thuộc vào quy mô từng dự án bạn tham gia. Trong những dự án lớn thì sẽ có một đội ngũ các nhân viên đấu thầu cùng làm việc với nhau để giải quyết khối lượng lớn công việc từ chuẩn hồ sơ thầu đến các bước khác trong quy trình. Nhìn chung, công việc của nhân viên đấu thầu sẽ là:

  • Dựa vào định mức thực tế, xây dựng định mức cụ thể
  • Lập hồ sơ dự thầu
  • Phân tích hồ sơ mời thầu để có thể lên phương án chào giá hợp lý
  • Báo giá dự thầu, báo giá phát sinh
  • Triển khai quy trình đấu thầu
  • Cập nhật, thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở dữ liệu đấu thầu
  • Tìm kiếm được loại vật liệu phù hợp để phục vụ cho việc đấu thầu có hiệu quả hơn
  • Thực hiện hợp đồng đấu thầu theo kế hoạch
  • Kết hợp các nhà thầu phụ, nhà cung cấp để có thể triển khai đúng tiến độ và đạt chất lượng cao
  • Chịu trách nhiệm đốc thúc các bộ phận có liên quan thực hiện công việc theo đúng tiến độ
  • Theo dõi và thu hồi bảo lãnh theo đúng thời gian quy định
  • Kiểm tra tổng hợp các hồ sơ văn bản liên quan đến hồ sơ thầu
  • Xử lý các tình huống phát sinh khác khi dự án đang được triển khai
  • Kết hợp với trưởng phòng lập báo giá
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.8 ★
Khoảng lương năm 130 - 169 M
Cơ hội nghề nghiệp
4.1 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Nhân viên Đấu thầu có mức lương bao nhiêu?

130 - 169 triệu /năm
Tổng lương
120 - 156 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 13 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 169 triệu

/năm
130 M
169 M
65 M 299 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Nhân viên Đấu thầu

Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên Đấu thầu, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Nhân viên Đấu thầu
130 - 169 triệu/năm
Nhân viên Đấu thầu

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
6%
2 - 4
47%
5 - 7
33%
8+
14%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên Đấu thầu?

Yêu cầu của tuyển dụng đối với Nhân viên đấu thầu

Nhân viên đấu thầu cần nắm rõ các thông tin liên quan đến phương thức và thủ tục đấu thầu; các quy định của Nhà nước trong tổ chức đấu thầu và triển khai dự án; các bước đánh giá hồ sơ dự thầu; nghiệm thu và bàn giao công trình,... Những người đã có kinh nghiệm làm các công việc liên quan chắc chắn sẽ được ưu tiên trong quá trình tuyển dụng. Ngoài ra, họ cần phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng mềm khác như:

Về kiến thức chuyên môn

  • Kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng thành thạo phần mềm quản lý, phần mềm phân tích, tính toán,...
  • Kỹ năng quản lý và phân công công việc.
  • Khả năng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh).
  • Kỹ năng phân tích tốt.
  • Kiến thức về quy trình đấu thầu: Nhân viên đấu thầu cần hiểu về quy trình, quy định và quyền lực liên quan đến hoạt động đấu thầu. Điều này bao gồm việc nắm vững các quy định pháp luật, quy trình tài chính và quản lý hợp đồng.

  • Kỹ năng phân tích tài liệu: Nhân viên đấu thầu cần có khả năng phân tích tài liệu đấu thầu, bao gồm việc đọc, hiểu và đánh giá các yêu cầu, tiêu chuẩn và điều kiện của hợp đồng.

  • Kỹ năng tư duy logic: Nhân viên đấu thầu cần có khả năng tư duy logic để phân tích và giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến quy trình đấu thầu.

  • Kỹ năng đàm phán: Nhân viên đấu thầu cần có khả năng đàm phán để đạt được điều kiện và giá trị tốt nhất cho tổ chức trong quá trình đấu thầu.

Về kỹ năng cơ bản

  • Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên đấu thầu cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan, bao gồm việc trao đổi thông tin, đàm phán và giải quyết tranh chấp. Kỹ năng giao tiếp cả trong tiếng Việt và tiếng Anh là một lợi thế.

  • Kỹ năng quản lý thời gian: Nhân viên đấu thầu cần có khả năng quản lý thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ đấu thầu theo đúng tiến độ.

  • Kiến thức về lĩnh vực liên quan: Nhân viên đấu thầu cần hiểu về lĩnh vực hoặc ngành mà họ đang làm việc để có thể áp dụng kiến thức đấu thầu vào bối cảnh cụ thể.

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên đấu thầu

Mức lương bình quân của Nhân viên đấu thầu có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Thực tập sinh

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh. Nhân viên đấu thầu cần có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học trở lên các chuyên ngành liên quan đến xây dựng như quản lý thi công, cơ điện, kinh tế xây dựng. Bạn sẽ học cách làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và xây dựng kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Từ 2 - 5 năm: Nhân viên đấu thầu

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 3 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí nhân viên đấu thầu. Nhân viên đấu thầu cần nắm rõ các thông tin liên quan đến phương thức và thủ tục đấu thầu; các quy định của Nhà nước trong tổ chức đấu thầu và triển khai dự án; các bước đánh giá hồ sơ dự thầu; nghiệm thu và bàn giao công trình,... Những người đã có kinh nghiệm làm các công việc liên quan chắc chắn sẽ được ưu tiên trong quá trình tuyển dụng. Ngoài ra, họ cần phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng mềm như sau: 

  • Kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng thành thạo phần mềm quản lý, phần mềm phân tích, tính toán,...
  • Kỹ năng quản lý và phân công công việc.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Khả năng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh).
  • Kỹ năng phân tích tốt.
  • Năng động, chuyên nghiệp.

Từ 5 - 10 năm: Trưởng/phó phòng 

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí trưởng/phó phòng, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Vị trí trưởng phòng đấu thầu chính là người chịu trách nhiệm toàn bộ công việc liên quan đến đấu thầu của toàn bộ công ty theo trách nhiệm được giao. Trưởng phòng đấu thầu sẽ là người quản lý một đội nhóm nhất định và triển khai, thực hiện các công việc đấu thầu dự án, mang lại những dự án quan trọng và có lợi nhuận cao cho công ty. Để có thể đảm nhận được vị trí trưởng phòng đấu thầu thì các ứng viên cần thỏa mãn được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của công việc vị trí này.

Đầu tiên, ứng viên cần tốt nghiệp cử nhân đại học trở lên chuyên ngành xây dựng, kỹ thuật xây dựng hay các chuyên ngành liên quan khác của các trường như trường Đại học Xây dựng, Đại học Thủy Lợi,... Điều này nhằm đảm bảo bạn được đào tạo một cách chuyên nghiệp về lĩnh vực cũng như nghề nghiệp này. là một cơ sở để quyết định và có khả năng chắc chắn được việc bạn có khả năng đảm nhận vai trò trưởng phòng đấu thầu.Tiếp đó, các ứng viên cần phải có kiến thức một cách chi tiết và có thể bao quát được nhiều vấn đề liên quan đến quản lý các hợp đồng thi công và việc tổ chức triển khai đấu thầu. Am hiểu về luật xây dựng cũng như luật được áp dụng trong việc đấu thầu hiện hành. Nếu trưởng phòng đấu thầu mà không có những kiến thức về vấn đề này thì sẽ rất khó để quản lý được nhân viên cũng như thực hiện được công việc một cách hiệu quả.Thêm vào đó, ứng viên cũng cần phải có kinh nghiệm trong quản lý các dự án đấu thầu cũng như có ít nhất 5 năm kinh nghiệm với vị trí tương đương. Kinh nghiệm làm việc chính là yếu tố quan trọng với các ứng viên để có khả năng cao nắm bắt được các cơ hội việc làm ở vị trí trưởng phòng đấu thầu.

Từ 10 - 12 năm: Giám đốc đấu thầu

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí giám đốc đấu thầu. Giám đốc đấu thầu là người Chủ trì, đầu mối tổ chức và điều phối hoạt động đấu thầu: Phân tích khối lượng và chi phí các gói thầu trước khi lập hồ sơ mời thầu; Lập kế hoạch đấu thầu, theo dõi và tổng hợp các nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình đấu thầu các gói thầu dự án; Chủ trì tổ chức phát hành hồ sơ mời thầu; Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu, chủ trì liên hệ và trao đổi thông tin với các nhà thầu về các gói thầu.

Đánh giá, chia sẻ về Nhân viên Đấu thầu

Các Nhân viên Đấu thầu chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Nhân viên Đấu thầu

Bạn sử dụng chiến lược nào để đảm bảo hàng hóa và dịch vụ mua đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của công ty?
1900.com.vn
Nhân viên Đấu thầu
Q: Bạn sử dụng chiến lược nào để đảm bảo hàng hóa và dịch vụ mua đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của công ty?
20/11/2023
1 câu trả lời

Nhân viên thu mua chịu trách nhiệm nghiên cứu và mua sắm các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của công ty và nằm trong ngân sách. Câu hỏi này giúp người phỏng vấn đánh giá kiến ​​thức của bạn về quy trình mua sắm cũng như khả năng xác định và lựa chọn hàng hóa và dịch vụ có chất lượng. Nó cũng cung cấp cho họ ý tưởng về các chiến lược bạn sử dụng để đảm bảo rằng công ty đang nhận được giá trị tốt nhất cho số tiền bỏ ra.

Cách trả lời:

Khi trả lời câu hỏi này, bạn muốn nhấn mạnh các chiến lược và quy trình mà bạn sử dụng để đảm bảo chất lượng. Bạn có thể đề cập đến những việc như nghiên cứu nhà cung cấp, yêu cầu mẫu sản phẩm hoặc dịch vụ, thực hiện các chuyến tham quan thực tế, đọc đánh giá từ khách hàng khác, đàm phán hợp đồng và sử dụng công nghệ như công cụ phân tích để đảm bảo rằng bạn đang nhận được giá trị tốt nhất cho số tiền mình bỏ ra. . Ngoài ra, bạn nên nêu bật bất kỳ chứng chỉ hoặc bằng cấp nào mà bạn có sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình mua sắm.

Ví dụ: “Tôi sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để đảm bảo rằng hàng hóa và dịch vụ được mua đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của công ty. Tôi luôn bắt đầu bằng việc nghiên cứu kỹ lưỡng các nhà cung cấp, bao gồm cả việc yêu cầu mẫu sản phẩm hoặc dịch vụ nếu cần thiết. Ngoài ra, tôi thường tiến hành các chuyến thăm quan hiện trường khi có thể để hiểu rõ hơn về hoạt động của họ. Tôi cũng đọc các bài đánh giá từ những khách hàng khác và sử dụng công nghệ như công cụ phân tích để đảm bảo rằng tôi nhận được giá trị tốt nhất cho số tiền mình bỏ ra. Ngoài ra, tôi còn có các chứng chỉ về quản lý chuỗi cung ứng và đàm phán hợp đồng, giúp ích cho tôi trong quá trình mua sắm.”

Mô tả kinh nghiệm của bạn khi đàm phán hợp đồng với nhà cung cấp.
1900.com.vn
Nhân viên Đấu thầu
Q: Mô tả kinh nghiệm của bạn khi đàm phán hợp đồng với nhà cung cấp.
20/11/2023
1 câu trả lời

Đàm phán hợp đồng với các nhà cung cấp có thể là một công việc khó khăn. Để thành công, bạn phải hiểu rõ nhu cầu của công ty và nhà cung cấp, cũng như khả năng thỏa hiệp và tìm ra điểm trung gian. Người phỏng vấn muốn biết rằng bạn có những kỹ năng cần thiết để đạt được thỏa thuận tốt nhất cho công ty hay không.

Cách trả lời:

Bắt đầu bằng cách nói về quá trình bạn sử dụng để đàm phán hợp đồng. Mô tả cách bạn nghiên cứu các nhà cung cấp, dịch vụ của họ và xu hướng của ngành để đảm bảo rằng bạn có được thỏa thuận tốt nhất có thể. Nói về cách bạn xác định các lĩnh vực có thể thỏa hiệp và đưa ra các giải pháp sáng tạo cho mọi điểm vướng mắc tiềm ẩn. Cuối cùng, hãy nhấn mạnh khả năng của bạn trong việc xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp trong khi vẫn mang lại lợi ích lớn cho công ty.

Ví dụ: “Tôi có nhiều kinh nghiệm đàm phán hợp đồng với nhà cung cấp. Khi có vấn đề phát sinh, tôi luôn dành thời gian để xác định nguyên nhân gốc rễ và làm việc với nhà cung cấp để đưa ra giải pháp làm hài lòng cả hai bên. Tôi cũng rất quen thuộc với các chiến thuật được sử dụng để đàm phán thành công, chẳng hạn như đưa ra các ưu đãi hoặc giảm giá. Nếu cần, tôi cũng đã làm việc với nhóm pháp lý để giải quyết vấn đề với nhà cung cấp khi cần thiết. Ngoài ra, tôi đảm bảo áp dụng các biện pháp để ngăn chặn những vấn đề tương tự xảy ra trong tương lai. Điều này có thể bao gồm những việc như đăng ký thường xuyên với nhà cung cấp hoặc cung cấp trước cho họ các thông số kỹ thuật chi tiết hơn.”

Bạn xử lý tình huống nhà cung cấp không đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng của họ như thế nào?
1900.com.vn
Nhân viên Đấu thầu
Q: Bạn xử lý tình huống nhà cung cấp không đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng của họ như thế nào?
20/11/2023
1 câu trả lời

Câu hỏi này nói lên những kỹ năng giải quyết vấn đề mà bạn cần có với tư cách là nhân viên thu mua. Người phỏng vấn đang tìm hiểu cách bạn xử lý tình huống khi nhà cung cấp không đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng của họ. Bạn sẽ xác định vấn đề và làm việc với nhà cung cấp như thế nào để giải quyết nó? Bạn có chiến lược đàm phán với nhà cung cấp hoặc khiến họ thực hiện nghĩa vụ của mình không? Bạn có kinh nghiệm giải quyết vấn đề với nhà cung cấp hoặc nhóm pháp lý không? Đây là tất cả những kỹ năng bạn cần có với tư cách là nhân viên thu mua.

Cách trả lời:

Bắt đầu bằng cách giải thích các bước bạn sẽ thực hiện để xác định và giải quyết mọi vấn đề với nhà cung cấp. Nói về cách bạn làm việc với họ để giải quyết vấn đề cũng như bất kỳ chiến lược hoặc chiến thuật nào để đàm phán với nhà cung cấp. Nếu bạn có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề với nhóm pháp lý hoặc các bộ phận khác, đây cũng là cơ hội tốt để đề cập đến điều đó. Cuối cùng, hãy giải thích những biện pháp bạn sẽ áp dụng để đảm bảo rằng những vấn đề tương tự sẽ không tái diễn trong tương lai.

Ví dụ: “Khi một nhà cung cấp không đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng, trước tiên tôi xác định vấn đề và sau đó làm việc với họ để cố gắng giải quyết. Tôi có kinh nghiệm đàm phán với các nhà cung cấp và có thể sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để thu hẹp mọi khoảng cách về hiểu biết hoặc kỳ vọng. Nếu cần, tôi cũng sẵn lòng chuyển vấn đề lên nhóm pháp lý hoặc các phòng ban khác. Ngoài ra, tôi luôn áp dụng các biện pháp để đảm bảo rằng những vấn đề tương tự không tái diễn trong tương lai bằng cách triển khai hệ thống giám sát tốt hơn hoặc sửa đổi hợp đồng.”

Giải thích hiểu biết của bạn về các loại quy trình mua sắm khác nhau (ví dụ: đấu thầu cạnh tranh, đấu giá ngược, v.v.).
1900.com.vn
Nhân viên Đấu thầu
Q: Giải thích hiểu biết của bạn về các loại quy trình mua sắm khác nhau (ví dụ: đấu thầu cạnh tranh, đấu giá ngược, v.v.).
20/11/2023
1 câu trả lời

Nhân viên mua sắm có trách nhiệm tìm kiếm nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp tốt nhất cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, vì vậy họ cần có hiểu biết sâu sắc về các loại quy trình mua sắm khác nhau. Người phỏng vấn muốn biết rằng bạn có kiến ​​thức chuyên sâu về các chiến lược khác nhau hiện có và có thể giải thích chúng một cách rõ ràng. Câu hỏi này cũng cho phép bạn thể hiện kiến ​​thức của mình về các chiến lược khác nhau và cách thực hiện chúng một cách hiệu quả.

Cách trả lời:

Bắt đầu bằng cách giải thích các loại quy trình mua sắm khác nhau, chẳng hạn như đấu thầu cạnh tranh, đấu giá ngược và mua trực tiếp. Sau đó cung cấp các ví dụ về từng quy trình và giải thích cách chúng được sử dụng trong môi trường mua sắm. Hãy chắc chắn nhấn mạnh sự hiểu biết của bạn về những ưu điểm và nhược điểm của từng quy trình, để bạn có thể chứng minh rằng bạn có kiến ​​thức toàn diện về các chiến lược khác nhau hiện có. Cuối cùng, hãy thảo luận về cách bạn sẽ lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể dựa trên sự hiểu biết của bạn về các quy trình này.

Ví dụ: “Tôi hiểu các chiến lược và quy trình khác nhau liên quan đến mua sắm, bao gồm đấu thầu cạnh tranh, đấu giá ngược và mua trực tiếp. Đối với đấu thầu cạnh tranh, nhà cung cấp gửi giá thầu cho một sản phẩm hoặc dịch vụ và người mua chọn phương án hiệu quả nhất về mặt chi phí. Đấu giá ngược liên quan đến việc người mua chào giá từ các nhà cung cấp tiềm năng và trao hợp đồng cho người trả giá thấp nhất. Mua hàng trực tiếp là khi người mua đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp mà không cần bất kỳ quy trình đấu thầu nào. Tôi có kinh nghiệm sử dụng từng quy trình này trong môi trường mua sắm và có thể giải thích những ưu điểm và nhược điểm của từng quy trình. Khi lựa chọn nhà cung cấp, tôi sử dụng kiến ​​thức của mình về các quy trình mua sắm khác nhau để xác định chiến lược nào sẽ hiệu quả nhất trong việc tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với mức giá tốt nhất.”

Câu hỏi thường gặp về Nhân viên Đấu thầu

Nhân viên đấu thầu làm việc trong các công ty xây dựng, bất động sản, đầu tư, tài chính,... Họ tiếp nhận thông tin dự án từ chủ đầu tư, phân tích, nghiên cứu và sau đó chào giá một cách hợp lý tới những đối tác tiềm năng, đánh giá hồ sơ dự thầu từ các bên liên quan và lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất. Nhân viên đấu thầu thường đại diện cho các bên có nhu cầu xây dựng một dự án nào đó, có thể là một cá nhân hoặc một doanh nghiệp; gọi là bên mời thầu. Nhiệm vụ của họ là lựa chọn được một nhà thầu tiềm năng nhất với chi phí thi công thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

Mức lương hiện tại của nhân viên đấu thầu dao động từ 10 - 13 triệu/tháng.

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc nhân viên đấu thầu phổ biến:

  • Tại sao bạn muốn trở thành một nhân viên đấu thầu?
  • Kể tên một tình huống khó xử về đạo đức mà bạn phải đối mặt trong công việc cuối cùng của mình. Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?
  • Tại sao bạn chọn doanh nghiệp của chúng tôi?
  • Bạn đã từng làm việc tại doanh nghiệp nào trước đây chưa?
  • Cá nhân bạn đã học chuyên ngành này ở đâu và tại sao?
  • Nếu thấy đồng nghiệp có hành động không đúng chuẩn mực, bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào?
  • Làm thế nào bạn sẽ duy trì động lực trong công việc cũng như trong cuộc sống?
  • Bạn có thể mô tả khoảng thời gian hoặc kinh nghiệm mà bạn đã có không?
  • Bạn nghĩ nhân viên đấu thầu giỏi sở hữu những đặc điểm nào?

Vị trí nhân viên đấu thầu yêu cầu ngành học cụ thể. Để làm tốt ở vị trí này, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức ngành kinh tế, bao gồm:

  • Kiến thức về giao tiếp, chuyên môn
  • Kiến thức về tâm lý 
  • Kiến thức về nghiệp vụ liên quan.

Muốn làm nhân viên đấu thầu, bạn phải có bằng cấp phù hợp và dĩ nhiên, những người tốt nghiệp ngành Đấu thầu là phù hợp nhất. Các công ty, doanh nghiệp hiện nay yêu cầu nhân viên đấu thầu có bằng cao đẳng trở lên, đúng chuyên ngành.

Bài viết xem nhiều